Xem thêm
Các triệu chứng dạ dày-ruột kết hợp với khó tiêu chức năng (viêm dạ dày mạn tính) (ợ nóng, buồn nôn/nôn).
Cách dùng – liều dùng của thuốc Gasmotin 5mg tab B/30
Đối với người lớn, liều dùng hàng ngày thường là 15 mg mosapride citrat dang khan, chia làm 3 lần uống trước hoặc sau bữa ăn.
Sử dụng ở các đối tượng đặc biệt
Sử dụng ở người cao tuổi
Vì chức năng sinh lý của thận và gan thường suy giảm ở bệnh nhân cao tuổi, nên phải cẩn thận khi dùng thuốc này bằng cách theo dõi tình trạng của bệnh nhân. Nếu thấy có bất kỳ phản ứng phụ nào, nên áp dụng các biện pháp thích hợp như giảm liều (ví dụ giảm còn 7,5 mg/ngày).
Sử dụng ở trẻ em
Độ an toàn của thuốc này trên trẻ em chưa được chứng minh không có kinh nghiệm lâm sàng.
Không dùng thuốc Gasmotin 5mg tab B/30 trong trường hợp sau
Gentri-Sone 10g
Gentri-Sone 10g là thuốc gì ?
Thuốc Gentri-Sone 10g của Shinpoong Daewoo, thành...
14.150₫
(Gasmotin chống chỉ định ở những bệnh nhân sau.)
Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với mosapride hay với bất kỳ thành phần nào của tá dược.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Gasmotin 5mg tab B/30
Lưu ý quan trọng
Nếu không thấy sự cải thiện nào về triệu chứng dạ dày-ruột sau một thời gian dùng thuốc (thường là 2 tuần) thì không nên dùng thuốc này một cách vô ích trong một thời gian dài.
Thận trọng khi dùng
Khi cấp phát thuốc: Đối với thuốc đựng trong vì bấm (vỉ PTP), nên hướng dẫn bệnh nhân lấy thuốc ra khỏi vị trước khi dùng. [Đã ghi nhận là nếu nuốt lớp bao PTP, các góc sắc nhọn có thể chọc thủng niêm mạc thực quản, gây biến chứng nặng như viêm trung thất.]
Thận trọng khác
Khi cho loài gặm nhấm uống mosapride citrat với liều gấp 100 đến 330 lần liều được khuyến nghị lâm sàng (tức 30 đến 100 mg/kg/ngày) trong một thời gian dài (104 tuần ở chuột cống, 92 tuần ở chuột nhất), đã quan sát thấy tăng tỷ lệ u tuyến tế bào gan và u tuyển tế bào nàng giáp.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Gasmotin 5mg tab B/30
Trong các thử nghiệm lâm sàng, các phản ứng phụ được ghi nhận ở 40 trên 998 trường hợp (4,0%). Các phản ứng phụ chủ yếu là tiêu chảy phân lỏng (1,8%), khô miệng (0,5%), khó ở (0,3%), v… Các trị số xét nghiệm cận lâm sàng bất thường được nhận thấy ở 30 trên 792 trường hợp (3,8%), chủ yếu là tăng bạch cầu ái toan (1,1%). tăng triglycerid (1,0%), AST (GOT), ALT (GPT), ALP và gammaGTP (mỗi loại 0,4% ) (ở thời điểm thuốc được phê duyệt).
(1) Các phản ứng phụ có ý nghĩa lâm sàng
Viêm gan tối cấp, rối loạn chức năng gan và vàng da (mỗi loại dưới 0,1%).
Vì viêm gan tối cấp, rối loạn chức năng gan nghiêm trọng đi kèm với tăng rõ rệt nồng độ AST (GOT), ALT (GPT) và gammaGTP, vv… và vàng da có thể xảy ra và một số trường hợp gây tử vong, nên cần theo kỹ bệnh nhân và nếu thấy có bất cứ bất thường nào phải ngưng dùng thuốc ngay và áp dụng các biện pháp thích hợp.
(2) Các phản ứng phụ khác
Phân loại |
0,1% đến <5 % |
Không rõ tần suất |
Quá mẫn cảm |
Phù |
Nồi ban, mề đay |
Huyết học |
Tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu |
|
Đường dạ dày – ruột |
Tiêu chảy phân lỏng, khô miệng, đau bụng, buồn nôn/nôn, thay đổi vị giác |
Cảm giác chướng bụng, tê miệng (kể cả lưỡi và môi, v,v…). |
Gan |
Tăng AST (GOT), ALT (GPT), ALP, gamma-GTP và bilirubin |
|
Hệ tim mạch |
Đánh trống ngực |
|
Tâm thần kinh |
Choáng váng/ váng đầu, nhức đầu |
|
Triệu chứng khác |
Khó ở, tăng triglycerid |
Run |
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Thận trọng khi dùng kết hợp (nên thận trọng khi dùng GASMOTIN đồng thời với những thuốc sau đây.)
Thuốc |
Dấu hiệu, Triệu chứng và Điều trị |
Cơ chế và Yếu tố nguy cơ |
Thuốc kháng cholinergic – Atropin sulfat và – butylscopolamin bromid, v.v… |
Có thể làm giảm tác dụng của thuốc này. Do đó, nếu dùng chung với các thuốc kháng cholinergic, nên thận trọng uống các thuốc cách nhau một thời gian. |
Vì tác dụng trợ vận động dạ dày của thuốc này được tạo ra do sự hoạt hóa các dây thần kinh cholinergic, dùng chung với thuốc kháng cholinergic có thể làm giảm tác dụng của thuốc này. |
Tương tác thuốc
Khi dùng chung erythromycin liều 1.200 mg/ngày với thuốc này ở liều 15 mg/ngày, so với khi uống mosapride đơn độc, nồng độ mosapride cao nhất trong máu tăng từ 42,1 ng/mL lên 65,7 ng/mL, thời gian bán hủy kéo dài từ 1,6 giờ lên 2,4 giờ và AUC0-4 tăng từ 62 ng giờ/mL lên 114 ng.giờ/mL/giờ. (Người lớn khỏe mạnh)
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Sử dụng khi có thai, sinh đẻ hoặc cho con bú
(1) Không nên dùng thuốc này cho phụ nữ có thai, phụ nữ có thể đang mang thai, trừ khi lợi ích điều trị dự tính vượt trội hơn các nguy cơ có thể có do điều trị [Độ an toàn của thuốc này trên phụ nữ có thai chưa được chứng minh]
(2) Nên tránh dùng thuốc này cho người mẹ đang nuôi con bú. Nếu nhất thiết phải dùng, người mẹ nên ngưng cho con bú mẹ trong thời gian điều trị. [Thí nghiệm trên động vật (chuột cống) cho thấy thuốc được bài tiết qua sữa mẹ.]
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa được ghi nhận.
Quá liều và cách xử trí
Chưa được ghi nhận.
Hạn dùng và bảo quản Gasmotin 5mg tab B/30
Điều kiện bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30°C.
Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Để xa tầm tay trẻ em.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.
Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
Nguồn gốc, xuất xứ Gasmotin 5mg tab B/30
Sản xuất bởi: Sumitomo Dainippon Pharma Co., Ltd. Suzuka Plant
1450 Yasuzuka-cho, Suzuka, Mie 513-0818, Nhật Bản
Đóng gói bởi: Interthai Pharmaceutical Manufacturing Ltd
1899 Phaholyothin Road, Lydyao, Chatuchack, Bangkok 10900, Thái Lan
Dược lực học
1. Dược lý học lâm sàng
Trong nghiệm pháp tháo rỗng dạ dày ở người lớn khỏe mạnh và bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính8), uống liều duy nhất 5 mg thuốc này làm tăng tháo rỗng dạ dày.
2. Tác dụng trợ vận động dạ dày9)
Thuốc này làm tăng sự vận động dạ dày và tá tràng sau bữa ăn ở chó còn tỉnh.
3. Tác dụng tăng cường tháo rỗng dạ dày10)
Thuốc này tăng cường sự tháo rỗng dạ dày chứa chất lỏng (ở chuột nhắt và chuột cống) và chất đặc (ở chuột cống). Tác dụng tăng cường tháo rỗng dạ dày giảm đi sau khi dùng liều lặp lại trong 1 tuần (ở chuột cống).
4. Cơ chế tác động9, 10)
Thuốc này là chất chủ vận thụ thể 5-HT4, chọn lọc. Thuốc được cho là có tác dụng kích thích thụ thể 5-HT4, ở đám rối thần kinh dị dày-ruột, làm tăng phóng thích acetylcholin, dẫn đến tăng cường sự vận động của dạ dày-ruột và sự tháo rỗng dạ dày.
Tính chất lý hóa của hoạt chất
Tên hoạt chất: Mosapride citrat
Tên hóa học: (±)-4-amino-5-chloro-2-ethoxy-N-[[4-(4-fluorobenzyl)-2morpholinyl]methyl] benzamide citrat dihydrat
Công thức phân tử: C21H25CIFN3O3 – C6H8O7 – 2H2O
Trọng lượng phân tử: 650,05
Hệ số phân bố:
9,1×102 (dung môi chloroform/nước, pH 7,0, ở nhiệt độ phòng)
Mô tả:
Mosapride citrat ở dạng bột kết tinh màu trắng đến trắng ngã vàng nhạt.
Nó là chất không mùi và có vị hơi đắng, tan hoàn toàn trong N, N-dimethylformamide, trong pyridin và acid acetic (100), ít tan trong methanol, tan nhẹ trong ethanol (95) và acetic anhydride, và hầu như không tan trong nước và trong diethyl ether.
Dược động học
1. Nồng độ trong huyết tương1
(5 người lớn khỏe mạnh nhịn đói, uống liều duy nhất 5 mg mosapride citrat)
Tmax (giờ) |
Cmax (ng/mL) |
t1/2 (giờ) |
0,8 ± 0,1 |
30,7 ± 2,7 |
2,0 ± 0,2 |
Trung bình ± sai số chuẩn
2. Tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương
99,0% [trong ống nghiệm, huyết thanh người, ở nồng độ 1 μg/mL, phương pháp siêu lọc hoặc thầm phân cân bằng]
3. Chất chuyển hóa chính và đường chuyển hóa
Chất chuyển hóa chính1: hợp chất des-4-fluorobenzyl
Đường chuyển hóa1,3: Mosapride citrat được chuyển hóa chủ yếu gan, nơi nhóm 4-fluorobenzyl bị lấy đi, tiếp theo là sự oxy hóa vòng morpholin ở vị trí 5, và hydroxyl hóa vòng benzen ở vị trí 3.
4. Đường bài tiết và tỷ lệ bài tiết
Đường bài tiết: Trong nước tiểu và phân
Tỷ lệ bài tiết1): Trong nước tiểu thu gom 48 giờ sau khi uống thuốc, 0,1% được bài tiết dưới dạng hợp chất không đội và 7,0% được bài tiết dưới dạng chất chuyển hóa chính (hợp chất des-4-fluorobenzyl).
(Người lớn khỏe mạnh, uống liều duy nhất 5 mg mosapride citrat khi đói)
5. Men chuyển hóa4
Phân họ cytochrome P-450: chủ yếu là CYP3A4.
Các nghiên cứu lâm sàng
Kết quả của các nghiên cứu lâm sàng trên tổng số 435 trường hợp, trong đó có một nghiên cứu mù đôi6), được tóm tắt dưới đây:
Bệnh chính/ triệu chứng |
Tỷ lệ cải thiện |
Viêm dạ dày mạn tính |
Ợ nóng |
74 % (130/176) |
Buồn nôn/ nôn |
77 % (150/196) |
Chưa có đánh giá nào.