Xem thêm
Điều trị triệu chứng đau do bệnh ở thực quản, dạ dày, tá tràng.
Điều trị triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Cách dùng – liều dùng của thuốc Moxydar
Đường dùng : Dùng đường uống.
Cách dùng : Hòa tan một viên thuốc trong nửa ly nước.
Liều dùng:
ngày. Điều trị triệu chứng đau do bệnh ở thực quản, dạ dày, tá tràng: Một viên khi có cơn đau, không quá 4 lần mỗi
Điều trị triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:
Trong giai đoạn tấn công: 1 viên x 3 lần mỗi ngày sau 3 bữa ăn và 1 viên bổ sung khi đau, uống trong 4 đến 6 tuần.
Trong điều trị duy trì: 1 viên khi có cơn đau.
Không dùng thuốc Moxydar trong trường hợp sau
Cozaar 100mg
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Cozaar 100mg được chỉ định...
345.000₫
Liên quan đến magnesi : suy thận nặng.
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Moxydar
Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo :
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sỹ.
Không dùng thuốc quá hạn ghi trên hộp thuốc.
Để xa tầm tay trẻ em.
Thận trọng khi dùng thuốc:
Trên bệnh nhân suy thận và thẩm phân dài hạn, cần lưu ý đến hàm lượng nhôm (nguy cơ bệnh lý não).
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Không có các nghiên cứu khả dụng về tính sinh quái thai trên động vật.
Trên lâm sàng, cho đến nay không thấy bất kỳ tác dụng gây dị dạng độc thai cụ thể nào. Do vậy, chỉ nên xem xét sử dụng thuốc kháng acid trong thai kỳ nếu thấy cần thiết.
Cần lưu ý đến sự hiện diện của các ion nhôm và magnesi có thể ảnh hưởng đến sự vận chuyển trong ruột :
Các muối nhôm là nguyên nhân gây táo bón, có thể làm tăng thêm triệu chứng táo bón điển hình trong thai kỳ; ở liều cao chúng có thể gây cạn kiệt phosphor (trừ phosphate nhôm). Sự hấp thu ion nhôm có thể xem là ở mức tối thiểu và không có nguy cơ gây quá liều trong cơ thể nếu liều dùng được hạn chế trong mỗi ngày và trong thời gian điều trị, nhưng nguy cơ sẽ thành hiện thực nếu không tôn trọng những biện pháp đề phòng nói trên và nhất là trong trường hợp mẹ bị suy thận: nguy cơ ngộ độc nhôm ở thai nhi và trẻ sơ sinh.
Muối magnesi có thể gây tiêu chảy; dùng liều cao và kéo dài sẽ có nguy cơ tăng magnesi – máu.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Moxydar
Rối loạn vận chuyển ruột (tiêu chảy và táo bón).
Liên quan đến nhôm: mất phosphor trong trường hợp sử dụng kéo dài hoặc liều dùng cao.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Các phối hợp cần thận trọng khi dùng
Để phòng xa, nên uống thuốc kháng acid cách xa một số thuốc khác. Nếu có thể, nên uống thuốc này cách xa hơn 2 giờ với :
+ Kayexalat
Giảm khả năng gắn kết resin vào kali, với nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa trên bệnh nhân suy thận.
+ Thuốc kháng sinh chống lao (ethambutol, isoniazide),
+ Kháng sinh họ cyclin,
+ Kháng sinh họ lincosamide,
+ Kháng sinh họ fluoroquinolone,
+ Thuốc kháng histamine H2,
+ Atenolol, metoprolol, propranolol,
+ Chloroquin,
+ Diflunisal,
+ Digitalis,
+ Digoxin,
+ Diphosphonat,
+ Sắt (muối),
+ Fluorua natri,
+ Glucocorticoid,
+ Indomectacin,
+ Ketoconazole,
PRACYXOM
+ Lansoprazole,
+ Thuốc an thần kinh phenothiazine,
+ Penicillamin
Giảm hấp thu những thuốc kể trên ở đường tiêu hóa khi được uống cùng lúc với thuốc này.
Các phối hợp cần lưu ý:
+ Salicylat : Tăng bài tiết salycilat ở thận do kiềm hóa nước tiểu.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Có thể kê toa thuốc kháng acid cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có.
Quá liều và cách xử trí
Không có báo cáo về dùng quá liều.
Hạn dùng và bảo quản Moxydar
Điều kiện bảo quản thuốc: Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C.
Hạn dùng của thuốc: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nguồn gốc, xuất xứ Moxydar
Nhà sản xuất : Laboratoires GRIMBERG SA –
ZA des Boutries, rue Vermont – 78704 Conflans Sainte Honorine Cedex – PHÁP.
Dược lực học
MOXYDAR® kết hợp ba thành phần khoáng chất có tác dụng kháng acid với một thành phần có nguồn gốc từ thực vật có tính kháng acid nhẹ và có tính đệm giữa 1.1 và 1 để chuẩn bị hình thành hỗn dịch.
MOXYDAR® có các đặc tính như sau :
Tính kháng acid chủ yếu do tính đệm trên 1 quãng pH rộng với 3 vùng pH chủ yếu: 3.5, 2.0 – 1.5, 1.0.
Khả năng hấp thụ các muối mật và lysolécithines. Khả năng này có tác dụng trong môi trường kiềm (đường ruột).
Tác dụng chống loét.
Dược động học
Không có dữ liệu.
Chưa có đánh giá nào.