Công dụng | Điều trị tâm thần phân liệt |
Đối tượng sử dụng | Người lớn từ 18 tuổi trở lên |
Mang thai & Cho con bú | Không được dùng |
Cách dùng | Uống trong bữa ăn |
Hoạt chất | Quetiapine |
Danh mục | Thuốc chống loạn thần |
Thuốc kê đơn | Có |
Xuất xứ | Việt Nam |
Quy cách | Hộp 5 vỉ x 10 viên |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Thương hiệu | S.P.M |
Mã SKU | SP01137 |
Hạn dùng | 36 tháng kể từ ngày sản xuất |
Số đăng ký | VD-28334-17 |
Thuốc Omnivastin điều trị tâm thần phân liệt, các cơn hưng cảm liên quan đế rối loạn lưỡng cực. Ngăn ngừa sự tái phát rối loạn lưỡng cực ở các bệnh nhân có trầm cảm và/hoặc hưng cảm đã đáp ứng với Quetiapin.
Nhà thuốc Bạch Mai cam kết
Thuốc Omnivastin là thuốc dùng theo đơn, được chỉ định điều trị tâm thần phân liệt, điều trị và ngăn ngừa các cơn hưng cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực.
THÀNH PHẦN CẤU TẠO:
Mỗi viên nén bao phim chứa:
– Hoạt chất : Quetiapin ( dưới dạng quetiapin fumarat )…100,00 mg
– Tá dược ; vừa đủ 1 viên nén bao phim (Avicel M101, lactose monohydrat, Calci dibasicphotphat, Natri starch glycolat, Kolidon, HPMC 606, HPMC 615, Magnesi stearat, Aerosil, Dioxit titan, PEG 6000, Ponceau 4R).
DẠNG BÀO CHẾ
Viên nén bao phim dùng đường uống. Viên nén bao phim màu hồng, hình trụ tròn, cạnh và thành viên lành lặn.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 5 vỉ x vỉ 10 viên.
– Điều trị tâm thần phân liệt
– Điều trị rối loạn lưỡng cực
– Điều trị các cơn hưng cảm nặng và vừa trong rối loạn lưỡng cực.
– Các cơn trầm cảm lớn trong rối loạn lưỡng cực
– Ngăn ngừa sự tái phát rối loạn lưỡng cực ở các bệnh nhân mà các cơn trầm cảm, hưng cảm hoặc phối hợp trầm cảm và hưng cảm đã đáp ứng với trị liệu quetiapin.
Có các chế độ liều dùng khác nhau cho mỗi chỉ định. Do đó phải đảm bảo bệnh nhân được thông tin rõ ràng về liêu dùng thích hợp cho tình trạng của mình.
Người lớn
Để điều trị tâm thần phân liệt:
Để điều trị tâm thần phân liệt, quetiapin nên được dùng 2 lần/ngày. Tổng liều hàng ngày trong 4 ngày đầu điều trị là 50 mg (ngày 1), 100 mg (ngày 2), 200 mg (ngày 3) và 300 mg (ngày 4). Từ ngày thứ 4 trở đi, liều được điều chỉnh đến khoảng liều hiệu quả thường dùng 300 – 450 mg mỗi ngày. Tùy thuộc vào các đáp ứng lâm sàng và sự dung nạp của từng bệnh nhân, liều Có thể được điều chỉnh trong khoảng 150 – 750 mg mỗi ngày…
Để điều trị các cơn hàng cảm nặng và vừa trong rối loạn lưỡng cực:
Để điều trị các cơn hàng cảm trong rối loạn lưỡng cực, quetiapin nên được dùng 2 lần/ngày. Tổng liều hàng ngày trong 4 ngày đầu điều trị là 100 mg (ngày 1), 200 mg (ngày 2), 300 mg (ngày 3) và 400 mg (ngày 4). Sự điều chỉnh liều cao hơn đến 800 mg mỗi ngày đến ngày 6 không tăng cao hơn 200 mg mỗi ngày. Liêu có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và sự dung nạp của từng bệnh nhân, trong khoảng 200 – 800 mg mỗi ngày. Liều hiệu quả thường dùng trong khoảng 400 – 800 mg mỗi ngày.
Để điều trị các cơn trầm cảm lớn trong rối loạn lưỡng cực:
Quetiapin nên được dùng 1 lần/ngày lúc đi ngủ. Tổng liều hàng ngày trong 4 ngày đầu điều trị là 50 mg (ngày 1), 100 mg (ngày 20, 200 mg (ngày 3) và 300 mg (ngày 4). Liều hàng ngày được khuyến cáo là 300 mg.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, không ghi nhận nhóm sử dụng liều 600 mg có lợi ích hơn nhóm sử dụng liều 300 mg. Một số bệnh nhân cá biệt có thể có thêm lợi ích khi sử dụng liều 600 mg. Liều cao hơn 300mg nên được bắt đầu bởi các thầy thuốc có kinh nghiệm trong điều trị rối loạn lưỡng cực.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy có thể xem xét giảm liều cho một số bệnh nhân cá biệt xuống còn tối thiểu 200 mg khi có quan ngại về dung nạp thuốc. Sử dụng thuốc trong điều trị các cơn trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực nên được khởi đầu bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị rối loạn lưỡng cực.
Ở các bệnh nhân riêng biệt, có vấn đề liên quan đến sự dung nạp, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng, giảm liều đến mức tối thiểu 200 mg có thể được xem xét.
Ngăn ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực:
Trong điều trị dự phòng tái phát các đơn hàng cảm, trầm cảm hoặc phối hợp trầm cảm và hưng cảm, bệnh nhân đã đáp ứng với quetiapin trong điều trị cấp tính rối loạn lưỡng cực nên tiếp tục sử dụng cùng liều đang dùng trước khi đi ngủ. Có thể điều chỉnh liều tùy đáp ứng và dung nạp của từng bệnh nhân trong mức 300 mg-800 mg/ngày. Điều quan trọng là nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong điều trị duy trì.
Người cao tuổi
Cũng như các thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm khác, cần thận trọng khi sử dụng quetiapin ở người cao tuổi, đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu điều trị. Tốc độ điều chỉnh liều quetiapin có thể cần phải chậm hơn và tống liều điều trị mỗi ngày thấp hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi. Độ thanh thải trung bình quetiapine trong huyết tương giảm 30-50% ở bệnh nhân cao tuổi so với ở bệnh nhân trẻ tuổi.
Hiệu quả ở các bệnh nhân trên 65 tuổi bị các cơn trầm cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực chưa được đánh giá.
Các bệnh nhân bị suy thận
Điều chỉnh liều không cần thiết ở bệnh nhân suy thận.
Bệnh nhân bị suy gan
Quetiapin được chuyển hóa mạnh bởi gan. Vì thế, quetiapin nên được dùng thận trọng các bệnh nhân được biết suy gan, đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu điều trị. Các bệnh nhân được biết bị suy gan nên bắt đầu với liều 25 mg mỗi ngày. Liều nên nên được tăng hàng ngày với sự tăng 25 – 50 mg mỗi ngày đến liều hiệu quả, tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và sự dung nạp của từng bệnh nhân.
Bệnh nhân trẻ em
Quetiapin không được khuyến cáo dùng ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, do thiếu dữ liệu để hỗ trợ cho việc sử dụng ở nhóm tuổi này.
Quetiapin có thể được dùng chung hay không chung với thức ăn.”
Nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Dùng đồng thời các thuốc ức chế cytochrom P450 3A4 như các thuốc ức chế protease HIV, các thuốc kháng nấm azol, erythromycin, clarithromycin và nefazodon.
Vì quetiapin có một số chỉ định, tóm tắt an toàn phải được xem xét theo chẩn đoán và liều được dùng ở từng bệnh nhân.
Bệnh nhân trẻ em
Không khuyến cáo sử dụng quetiapin cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi do thiếu dữ liệu hỗ trợ cho việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân ở độ tuổi này. Các thử nghiệm lâm sàng với quetiapin cho thấy ngoài các dữ liệu an toàn đối với người lớn đã được xác định (xem phần “Tác dụng không mong muốn”), một số các biến cố ngoại ý xảy ra ở trẻ em và trẻ vị thành niên với tần suất cao hơn so với ở người lớn (tăng cảm giác thèm ăn, tăng nồng độ prolactin huyết thanh, nôn, viêm mũi và ngất) hoặc có các biến chứng khác nhau ở trẻ em và thanh thiếu niên ( các triệu chứng ngoại tháp và tính dễ kích thích) và một biến cố ngoại ý (tăng huyết áp) chưa được ghi nhận qua các thử nghiệm trên người lớn trước đây. Các thay đổi về xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng được ghi nhận ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Ngoài ra, các ảnh hưởng về an toàn dài hạn của trị liệu bằng quetiapin đối với sự tăng trưởng và trưởng thành chưa được nghiên cứu vượt quá 26 tuần. Chưa rõ ảnh hưởng dài hạn đối với sự phát triển nhận thức và hành vi.
Trong các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng với giả dược sử dụng quetiapin cho bệnh nhân trẻ em và trẻ vị thành niên, quetiapine liên quan đến tăng tần suất triệu chứng ngoại tháp (EPS) so với giả dược ở bệnh nhân điều trị tâm thần phân liệt và cơn hưng cảm do rối loạn lưỡng cực
Tụ tử/có ý nghĩ tự tử hoặc tình trạng lâm sàng xấu đi
Trầm cảm liên quan đến tăng nguy cơ có ý nghĩ tự tử, tự hủy hoại và tự tử (các biến cố liên quan đến tự tử). Nguy cơ này tồn tại kéo dài cho đến khi bệnh thuyên giảm đáng kể. Do có thể chưa có cải thiện trong vài tuần đầu điều trị hoặc lâu hơn, bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận cho đến khi bệnh được cải thiện đáng kể. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy nguy cơ tự tử có thể gia tăng ở giai đoạn sớm trong quá trình hồi phục bệnh.
Ngoài ra, bác sĩ trị liệu nên xem xét nguy cơ có thể xảy ra các biến cố liên quan đến tự từ sau khi ngưng đột ngột điều trị quetiapine, do các yếu tố nguy cơ đã được biết của bệnh đang điều trị.
Các tình trạng về tâm thần khác được chỉ định dùng quetiapin cũng có thể liên quan đến tăng nguy cơ các biến cố liên quan đến tự tử. Ngoài ra, các tình trạng này có thể xảy ra đồng thời với các cơn trầm cảm lớn. Do đó, nên thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân có các rối loạn tâm thần khác giống như khi điều trị cho bệnh nhân có các cơn trầm cảm lớn.
Bệnh nhân có tiền sử các biến cố liên quan đến tự tử, hoặc bệnh nhân có nhiều khả năng có ý nghĩ tự từ trước khi bắt đầu điều trị được ghi nhận có nguy cơ có ý nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự từ cao, và nên được theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị. Một phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng với giả dược thực hiện với các thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân người lớn bị các rối loạn về tâm thần cho thấy ở bệnh nhân dưới 25 tuổi có sự gia tăng nguy cơ hành vi tự tử ở nhóm sử dụng các thuốc chống trầm cảm so với nhóm giả dược.
Giám sát chặt các bệnh nhân và đặc biệt ở những người có nguy cơ cao trong điều trị bằng thuốc, đặc biệt trong điều trị sớm và sau khi thay đổi liều. Các bệnh nhân và những người chăm sóc bệnh nhân) nên được cảnh báo về nhu cầu giám sát đối với bất kỳ điều xấu nào về lâm sàng, hành vi hoặc suy nghĩ tự tử và những thay đổi bất thường về hành vi và để tìm lời khuyên y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng này xuất hiện.
Trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn, có đối chứng với giả dược trên các bệnh nhân bị các cơn trầm cảm lớn trong rối loạn lưỡng cực, sự tăng nguy cơ các biến cố liên quan đến tự tử đã được ghi nhận ở các bệnh nhân người lớn (dưới 25 tuổi) điều trị với quetiapine so với bệnh nhân sử dụng giả dược (3,0% so với 0%, theo thứ tự).
Nguy cơ chuyển hóa
Nguy cơ xấu hơn về tóm tắt chuyển hóa của bệnh nhân đã được quan sát được cung cấp, bao gồm những thay đổi về cân nặng, glucose máu (xem tăng đường huyết) và lipid, đã được thấy trong các nghiên cứu lâm sàng, các thông số chuyển hóa của các bệnh nhân phải được đánh giá vào lúc bắt đầu điều trị và những thay đổi về các thông số này phải được kiểm soát thường xuyên trong suốt khóa điều trị. Việc xấu hơn về các thông số này phải được kiểm soát hợp lý theo lâm sàng.
Các triệu chứng ngoại tháp
Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng với giả dược, quetiapine liên quan đến sự tăng tần xuất các triệu chứng ngoại tháp (EPS) so với giả dược ở bệnh nhân người lớn điều trị con trầm cảm lớn trong rối loạn lưỡng cực.
Sử dụng quetiapin có thể gây chứng bồn chồn, biểu hiện bởi sự khó chịu chủ quan hoặc bồn chồn không yên và cần thay đổi vị trí có thể liên tục kèm theo không thể ngồi hoặc đứng yên. Triệu chứng này xuất hiện chủ yếu trong vài tuần đầu điều trị. Ở bệnh nhân xảy ra các triệu chứng này, có thể bất lợi khi tăng liều.
Rối loạn vận động muộn (tardive dyskinesia)
Nếu có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng rối loạn vận động tự ý muộn nào, nên cân nhắc việc giảm liều hay ngưng thuốc quetiapin. Các triệu chứng rối loạn vận động muộn có thể gia tăng hoặc xâu đi sau khi ngưng trị liệu
Buồn ngủ và chóng mặt.
Điều trị bằng quetiapin có thể gây buồn ngủ và các triệu chứng liên quan, như ngày ngật (xem “Tác dụng ngoại ý”). Trong các nghiên cứu lâm sàng về điều trị bệnh nhân trầm cảm do rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm chủ yếu, buồn ngủ thường xuất hiện trong 3 ngày đầu điều trị và chủ yếu ở mức độ nhẹ đến trung bình. Bệnh nhân trầm cảm do rối loạn lưỡng cực và bệnh nhân có các cơn trầm cảm lớn trong rối loạn trầm cảm chủ yếu bị buồn ngủ trầm trọng có thể cần tái khám thường xuyên hơn, tối thiếu trong vòng hai tuần kể từ khi có triệu chứng buồn ngủ hoặc cho đến khi triệu chứng này được cải thiện và có thể cân cân nhắc việc ngưng điều trị.
Hạ huyết áp thế đứng
Điều trị với quetiapin có thể gây hạ huyết áp thế đứng và chóng mặt (xem phần”Tác dụng không mong muốn”) thường xuất hiện trong giai đoạn chỉnh liều ban đầu giống như đối với buồn ngủ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tổn thương bất ngờ (té ngã) đặc biệt ở đối tượng bệnh nhân cao tuổi. Do đó, nên khuyên bệnh nhân thận trọng cho đến khi quen với các tác dụng có thể xảy ra của thuốc.
Quetiapin nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não hay những tình trạng có thể dẫn đến hạ huyết áp. Quetiapin có thể gây hạ huyết áp thế đứng, đặc biệt trong giai đoạn chỉnh liều ban đầu và vị thế cần giảm liều hoặc chỉnh liều từ từ nếu có tình trạng này xảy ra. Có thể xem xét chế độ chính liêu chậm hơn cho bệnh nhân đang bị bệnh tim mạch.
Co giật
Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, không có sự khác biệt về tần suất cơn co giật giữa các bệnh nhân sử dụng quetiapine và nhóm giả dược (placebo). Tương tự như các thuốc chống loạn thần khác, cần thận trọng khi sử dụng để điều trị cho bệnh nhân có tiền sử co giật.
Hội chứng ác tính do thuốc an thần
Hội chứng ác tính do thuốc an thần có liên quan đến việc điều trị bằng các thuốc chống loạn thần, kể cả quetiapin (xem phần “Tác dụng không mong muốn”). Các biểu hiện lâm sàng bao gồm tăng thân nhiệt quá mức, thay đổi trạng thái tâm thần, co cứng cơ, hệ thần kinh tự chủ không ổn định và tăng creatine phosphokinase. Trong trường hợp này, nên ngưng dùng quetiapin và có biện pháp điều trị thích hợp.
Giảm bạch cầu trung tính năng và mất bạch cầu hạt
Giảm bạch cầu trung tính trầm trọng lượng bạch cầu trung tính < 0,5 x 109/L) hiếm khi được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng về quetiapin. Hầu hết các trường hợp giảm bạch cầu trung tính trầm trọng xảy ra trong vài tháng đầu điều trị với quetiapine. Không có mối liên hệ rõ rệt với liều dùng. Kinh nghiệm sau khi đưa thuốc ra thị trường cho thấy tình trạng giảm bạch cầu và/hoặc giảm bạch cầu trung tính được giải quyết sau khi ngưng trị liệu với quetiapin. Các yếu tố nguy cơ có thể gây ra giảm bạch cầu trung tính bao gồm: lượng bạch cầu thấp trước đó và tiền sử giảm bạch cầu trung tính do thuốc. Nên ngưng chỉ định quetiapin bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính < 1,0 x 109/. Nên theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng và lượng bạch cầu trung tính ở các bệnh nhân này (cho đến khi lượng bạch cầu trung tính vượt quá 1,5 x 109/).
Giảm bạch cầu trung tính nên được xem xét ở các bệnh nhân xuất hiện nhiễm trùng hoặc sốt, đặc biệt khi không có các yếu tố ảnh hưởng rõ, và được kiểm soát hợp lý về lâm sàng. . Các bệnh nhân được khuyên báo cáo ngay lập tức sự xuất hiện của các triệu chứng dấu hiệu phù hợp với mất bạch cầu hạt hoặc nhiễm trùng (như: sốt, yếu, hôn mê, hoặc đau họng) vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình điều trị bằng quetiapin. Các bệnh nhân này nên được đêm WBC và đêm bạch cầu trung tính thuần (ANC) ngay lập tức, đặc biệt khi không có các yếu tố ảnh hưởng.
Các tương tác
– Dùng đồng thời quetiapin với các chất thúc enzym gan mạnh như carbamazepin hoặc phenytoin làm giảm đáng kể nồng độ của quetiapin trong huyết tương, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của quetiapin. Ở các bệnh nhân đang dùng thuốc thúc đẩy enzym gan, chỉ bắt đầu điều trị bằng quetiapin nếu thầy thuốc xem xét rằng lợi ích của quetiapin vượt quá nguy cơ của sự loại bỏ thuốc thúc đẩy enzym gan. Quan trọng là bất kỳ thay đổi nào trong sự thúc đẩy là từ từ, và nếu được yêu cầu, thay thế bằng thuốc không thúc đẩy enzym (như: valproat natri).
Cân nặng
Tăng cân đã được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị với quetiapine, và nên được theo dõi và kiểm soát lâm sàng thích hợp theo hướng dẫn sử dụng thuốc chống loạn thần.
Tăng đường huyết
Đã ghi nhận những trường hợp hiếm gặp tăng glucose huyết và/hay xuất hiện hoặc nặng thêm bệnh đái tháo đường đôi khi liên quan đến nhiễm keto-acid hoặc hôn mê, kể cả vài trường hợp gây tử vong (xem phần “Tác dụng ngoại ý”). Trong vài trường hợp, tăng cân trước đó đã được ghi nhận là yếu tố nguy cơ. Cần có chế độ theo dõi lâm sàng thích hợp theo hướng dẫn sử dụng các thuốc chống loạn thần. Bệnh nhân điều trị với bất kỳ thuốc chống loạn thần nào kể cả quetiapine nên được theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng tăng glucose huyết (như khát nhiều, đa niệu, ăn nhiều và mệt mỏi) và bệnh nhân đái tháo đường hoặc có các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường nên được theo dõi định kỳ để tránh tình trạng kiểm soát glucose xấu đi. Nên theo dõi cân nặng định kỳ.
Lipid
Tăng triglycerides, LDL và cholesterol toàn phần, và giảm HDL cholesterol đã được ghi nhận qua các thử nghiệm lâm sàng với quetiapin (xem phần “Tác dụng không mong muốn”). Các thay đổi về lipid cần phải được xử trí phù hợp theo lâm sàng.
Kéo dài khoảng QT
Trong các thử nghiệm lâm sàng và sử dụng theo Tóm tắt đặc tính sản phẩm, không có mối liên quan giữa quetiapine và sự gia tăng kéo dài khoảng QT tuyệt đối. Sau khi thuốc lưu hành trên thị trường, kéo dài khoảng QT đã được ghi nhận khi sử dụng quetiapin ở liều điều trị (xem phần “Tác dụng không mong muốn”) và trong trường hợp quá liều (xem phân “Quả Liều”). Cũng như các thuốc chống loạn thần khác, cần thận trọng khi chỉ định quetiapin cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch hay có tiền sử gia đình có dấu hiệu kéo dài khoảng QT. Cần thận trọng khi chỉ định quetiapin cùng với các thuốc gây kéo dài khoảng QTc, hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc an thần khác, đặc biệt ở người cao tuổi, ở bệnh nhân có hội chứng kéo dài QT bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tim, hạ kali hay magiê huyết
Bệnh tim kinh niên không biết nguyên nhân và viêm cơ tim
Bệnh tim kinh niên không biết nguyên nhân và viêm cơ tim đã được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng và kinh nghiệm trong quá trình lưu hành thuốc, tuy nhiên, mối liên hệ về nguyên nhân với quetiapin chưa được thiết lập. Điều trị bằng quetiapin nên được đánh giá lại ở các bệnh nhân bị nghi ngờ bệnh tim kinh niên không biết nguyên nhân và viêm cơ tim.
Hội chứng ngừng thuốc
Các triệu chứng cai thuốc cấp tính như buồn nôn, nôn, mất ngủ, nhức đầu, tiêu chảy, chóng mặt và kích thích có thể xảy ra sau khi ngưng đột ngột quetiapine liều cao. Vì vậy, nên ngưng thuốc từ từ trong khoảng thời gian tối thiểu một đến hai tuần. .
Bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ
Quetiapin chưa được phê chuẩn để điều trị bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ.
Trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đối chứng với giả dược, nguy cơ biến chứng mạch máu não xảy ra cao gấp 3 lần trong nhóm bệnh nhân sa sút trí tuệ sử dụng các thuốc chống loạn thần không điển hình. Cơ chế làm tăng nguy cơ này chưa được hiểu rõ. Sự gia tăng nguy cơ về biến chứng mạch máu não cũng không thể loại trừ cho các nhóm thuốc chống loạn thần khác hoặc trên nhóm đối tượng bệnh nhân khác, Seroquel XR nên được dùng thận trọng cho nhóm đối tượng có các yếu tố nguy cơ đột quỵ.
Trong một phân tích gộp (meta-analysis), các thuốc chống loạn thần không điển hình làm tăng nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân cao tuổi bị loạn thần liên quan đến sa sút trí tuệ so với giá dược đã được ghi nhận. Tuy nhiên, trong hai nghiên cứu kéo dài trong thời gian 10 tuần trên cùng nhóm dân số bệnh nhân (n = 710; tuổi trung bình: 83; độ tuổi biến thiên từ 56-99), tần suất từ vong ở nhóm bệnh nhân điều trị với quetiapine là 5,5% so với 3,2% ở nhóm giả dược. Số bệnh nhân tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau trong hai thử nghiệm này phù hợp Với dự đoán, Các dữ liệu này không cho thấy mối liên quan nhân quả giữa trị liệu với quetiapine và tử vong ở bệnh nhân cao tuổi sa sút trí tuệ.
Chứng khó nuốt.
Chứng khó nuốt đã được báo cáo với quetiapin. Quetiapin nên được dùng thận trọng ở các bệnh nhân bị nguy cơ về viêm phổi hít vào.
Táo bón và tắc ruột
Táo bón biểu trưng cho yếu tố nguy cơ tắc ruột. Táo bón và tắc ruột đã được báo cáo với quetiapin. Điều này bao gồm các báo cáo chết người ở các bệnh nhân có nguy cơ cao hơn về tắc ruột, bao gồm những người đang dùng nhiều thuốc điều trị đồng thời mà chúng làm giảm nhu động ruột và/hoặc không thể báo cáo các triệu chứng táo bón. Các bệnh nhân bị tắc ruột phải được xử trí bằng cách giám sát chặt và chăm sóc khẩn cấp.
Thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối (VTE)
Các trường hợp thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối (VTE) đã được báo cáo khi sử dụng các thuốc chống loạn thần. Vì các bệnh nhân điều trị với các thuốc chống loạn thần thường có các yếu tố nguy cơ mắc phải về thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối, cần xác định tất cả các yếu tố nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối trước và trong quá trình điều trị Với quetiapine và tiến hành các biện pháp ngăn ngừa.
Viêm tụy
Viêm tụy đã được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng và kinh nghiệm trong quá trình lưu hành thuốc. Trong số các báo cáo trong quá trình lưu hành thuốc, trong khi không phải tất cả các trường hợp bị thất bại bởi các yếu tố nguy cơ, nhiều bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ được biết liên quan đến viêm tụy như triglycerid tăng, sỏi mật, và uống rượu.
Thông tin bổ sung
Dữ liệu về trị liệu phối hợp quetiapin với divalproex hay lithium trong điều trị các cơn hưng cảm cấp tính từ trung bình đến nặng chưa có nhiều, tuy vậy trị liệu phối hợp này thường được dung nạp tốt (xem phần “Tác dụng không mong muốn” và “Dược lực”). Dữ liệu cho thấy hiệu quả hiệp lực sau 3 tuần trị liệu.
Lactose
Sản phẩm có chứa lactose, bệnh nhân có các rối loạn di truyền hiếm gặp như rối loạn dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase, hoặc bất thường hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.
CÁC DẤU HIỆU CẦN LƯU Ý VÀ KHUYẾN CÁO
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Để xa tầm tay trẻ em.
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ
Tổng hợp tóm tắt an toàn
Các phản ứng ngoại ý của thuốc (ADR) thường gặp nhất với quetiapin là buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, đau đầu, hội chứng ngừng thuốc, tăng triglycerid huyết thanh, tăng cholesterol toàn phần ( phần lớn LDL cholesterol ), giảm HDL cholesterol, tăng cân, giảm hemoglobin và các triệu chứng ngoại tháp.
Bảng liệt kê các phản ứng có hại
Bảng 1: ADRs liên quan đến điều trị bằng quetiapin
Đánh giá các phản ứng có hại theo tần số sau:
Rất thường xuyên: (≥1/10)
Thường xuyên: (≥1/100 đến <1/10)
Không thường xuyên (≥1/1,000 đến <1/100):
Hiếm (≥1/10,000 đến <1/1,000):
Rất hiếm: (<1/10,000)
Không biết: (không thể ước đoán từ dữ liệu có sẵn)
Các phản ứng có hại (ADRs) bởi hệ cơ quan và tần số | ||
Hệ cơ quan | Tần số | ADRs |
Rối loạn hệ máu và bạch huyết | Rất thường xuyên | Giảm hemoglobin22 |
Thường xuyên | Giảm bạch cầu1, 28, đếm bạch cầu trung tính giảm, tăng bạch cầu ái toan27 | |
Không thường xuyên | Giảm tiểu cầu, thiếu máu, đếm tiểu cầu giảm13 | |
Hiếm | Mất bạch cầu hạt26 | |
Không biết | Giảm bạch cầu trung tính1 | |
Rối loạn hệ miễn dịch | Không biết | Quá nhạy cảm (bao gồm các phản ứng dị ứng da) |
Rất hiếm | Phản ứng quá mẫn5 | |
Rối loạn nội tiết | Thường xuyên | Tăng nồng độ prolactin máu15, giảm tổng số T424, giảm T4 tự do24, giảm tổng số T324, tăng TSH24 |
Không biết | Giảm T3 tự do24, nhược giáp21 | |
Rất hiếm | Sự bài tiết hormon chống lợi tiểu không phù hợp | |
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Rất thường xuyên | Tăng triglycerid huyết thanh10,30, tăng cholesterol toàn phần (phần lớn LDL cholesterol)11,30, giảm HDL cholesterol17, 30, tăng cân8, 30 |
Thường xuyên | Tăng cảm giác ngon miệng tăng glucose máu6, 30 | |
Không biết | Hạ natri huyết19, bệnh tiểu đường1, 5 | |
Hiếm | Hội chứng chuyển hóa29 | |
Rất hiếm | Làm nặng thêm bệnh đái tháo đường có trước | |
Rối loạn tâm thần | Thường xuyên | Mơ bất thường và ác mộng, ý định tự từ và hành vi tự tử20 |
Hiếm | Mộng du và các phản ứng liên quan như nói khi ngủ và ngủ liên quan rối loạn ăn uống. | |
Rối loạn hệ thần kinh | Rất thường xuyên | Chóng mặt4, 16, buồn ngủ2, 16, đau đầu, các. triệu chứng ngoại tháp1, 21 |
Thường xuyên | Loạn vận ngôn | |
Không biết | Co giật1, hội chứng các chân luôn vận động, rối loạn vận động muộn1, 5, ngất4, 16 | |
Rối loạn mắt | Thường xuyên | Nhìn mờ |
Rối loạn tim | Thường xuyên | Nhịp tim nhanh4, đánh trống ngực23 |
Không biết | Kéo dài khoảng QT1, 12, 14, nhịp tim chậm32 | |
Rối loạn mạch | Thường xuyên | Hạ huyết áp thế đứng4, 16 |
Hiếm | Thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối1 | |
Rối loạn hấp hấp, ngực và trung thất | Thường xuyên | Khó thở23 |
Không biết | Viêm mũi | |
Rối loạn tiêu hóa | Rất thường xuyên | Khô miệng |
Thường xuyên | Táo bón, khó tiêu, nôn25 | |
Không biết | Khó nuốt7 | |
Hiếm | Viêm tụy1, tắc ruột | |
Rối loạn gan mật | Thường xuyên | Tăng alanin aminotransaminase (ALT)3 huyết thanh, tăng gamma-GT3 |
Không biết | Tăng aspartat transaminase (AST)3 huyết thanh | |
Hiếm | Vàng da5, viêm gan | |
Rối loạn da và mô dưới da | Rất hiếm | Phù5, hội chứng Stevens-Johnson5 |
Không biết | Viêm da hoại tử, ban đỏ đa dạng | |
Rối loạn cơ xương và mô liên kết | Rất hiếm | Tiêu cơ vân |
Rối loạn thận và tiết niệu | Không biết | Bí tiểu |
Hội chứng ngừng thuốc ở bào thai | Không biết | Mang thai, các điều kiện thời kỳ sinh đẻ và thời kỳ mang thai từ tháng thứ 5- tháng thứ 8 |
Rối loạn hệ sinh sản và vú | Không biết | Rối loạn chức năng tình dục |
Hiếm | Cương dương, chứng tiết sữa, sưng vủ, rối loạn kinh nguyệt | |
Rối loạn tổng trạng và nơi dùng thuốc | Rất thường xuyên | Hội chứng ngừng thuốc1, 9 |
Thường xuyên | Suy nhược nhẹ, phù ngoại biên, kích thích, sốt | |
Hiếm | Hội chứng ác tính do thuốc an thần1, hạ thân nhiệt | |
Các kiểm tra | Hiếm | Tăng creatin phosphokinase huyết14 |
(1) Xem mục thận trọng.
(2) Buồn ngủ có thể xảy ra, thường trong 2 tuần đầu điều trị và nhìn chung hết với việc dùng tiếp quetiapin.
(3) Tăng không có triệu chứng (thay đổi từ bình thường đến > 3X ULN ở bất kỳ thời điểm nào) transaminase huyết thanh (ALT, AST) hoặc gamma-GT đã được quan sát ở một số bệnh nhân dùng quetiapin. Sự tăng này thường phục hồi khi tiếp tục điều trị bằng quetiapin.
(4) Như với các thuốc chống loạn thần khác có hoạt tính chẹn alpha1 adrenergic, quetiapin thường có thể thúc đẩy hạ huyết áp thế đứng, liên hệ với chóng mặt, nhịp tim nhanh và, ở một số bệnh nhân, ngất, đặc biệt trong chu kỳ điều chỉnh liều ban đầu.
(5) Tính toán tần số các phản ứng có hại này của thuốc chỉ có từ dữ liệu trong lưu hành thuốc.
(6) Glucose máu lúc đói ≥126mg/dL (27.0 mmol/L) hoặc glucose máu lúc nó ≥200mg/dL (≥11.1 mmol/L) vào ít nhất một lần.
(7) Sự tăng tỷ lệ khó nuốt khi sử dụng quetiapin so với giả dược chỉ được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng trên trầm cảm do rối loạn lưỡng cực.
(8) Dựa trên sự tăng thể trọng > 7% so với ban đầu. Xảy ra chủ yếu trong những tuần đầu điều trị ở người lớn.
(9) Các triệu chứng cai thuốc sau thường gặp nhất trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn đơn trị liệu có đôi chúng với giả dược, Có đánh giá triệu chứng cai thuốc mất ngủ, buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt và kích thích. Tần suất của các phản ứng này giảm đáng kể sau khi ngưng thuốc 1 tuần.
(10) Triglycerid ≥200mg/dL (≥2.258 mmol/L) (các bệnh nhân 218 tuổi) hoặc ≥150 mg/dL (≥1.694 mmol/L) (các bệnh nhân <18 tuổi) vào ít nhất một lần. (11) Cholesterol 2240mg/dL (≥6.2064 mmol/L) (các bệnh nhân ≥18 tuổi) or ≥200 mg/dL (≥5.172 mmol/L) (các bệnh nhân <18 tuổi) vào ít nhất một lần xét nghiệm. Tăng LDL cholesterol ≥30 mg/dL (≥0.769 mmol/L) đã được quan sát rất thường xuyên. Trung bình mức tăng ở các bệnh nhân là 41.7 mg/dL (≥1.07 mmol/L).
(12) Xem phần trình bày bên dưới.
(13) Tiểu cầu ≤100 x 109/L vào ít nhất một lần.
(14) Dựa trên các báo cáo về biến cố ngoại ý qua các thử nghiệm lâm sàng, sự tăng creatine phosphokinase máu không liên quan đến hội chứng ác tính do thuốc an thần.
(15) Nồng độ prolactin (bệnh nhân > 18 tuổi): > 20 mcg/L (> 869,56 pmol/L) đối với nam > 30 mcg/L (> 1304,34 pmol/L) đối với nữ ở bất kỳ thời điểm nào.
(16) Có thể dẫn đến té ngã. (17) HDL cholesterol: <40 mg/dL (1.025 mmol/L) ở nam giới; <50 mg/dL (1.282 mmol/L) ở nữ giới vào bất kỳ lúc nào.
(18) Tỷ lệ bệnh nhân có khoảng QT chuyển từ < 450 miligiây sang ≥ 450 miligiây với khoảng tăng ≥ 30 miligiây. Trong các thử nghiệm quetiapine có đối chứng với giả dược, thay đổi trung bình và tỷ lệ bệnh nhân có sự chuyển đổi lên mức có ý nghĩa lâm sàng giữa nhóm quetiapine và nhóm giả dược là tương tự nhau.
(19) Thay đổi từ > 132 mmol/L sang < 132 mmol/L ít nhất một lần.
(20) Các trường hợp có ý nghĩ tự tử và có hành vi tự tử đã được ghi nhận trong quá trình điều trị quetiapin hoặc sau khi vừa kết thúc điều trị (xem phần “thận trọng” và “Dược lực”) (21) Xem phần Dược lực”
(22) Hemoglobin giảm xuống <13 g/dL (8.07 mmol/L) ở nam giới, s12 g/dL (7.45 mmol/L) ở nữ giới vào ít nhất một lần xảy ra ở 11% bệnh nhân dùng quetiapin trong tất cả các thử nghiệm lâm sàng bao gồm sự mở rộng nhãn mở, Đối với các bệnh nhân này, hemoglobin giảm tối đa trung bình vào bất cứ lúc nào là -1,50 g/dL
(23) Các báo cáo này thường xảy ra gồm nhịp tim nhanh, chóng mặt, hạ huyết áp thế đứng, và/hoặc đang bị bệnh tim/hô hấp.
(24) Dựa trên những thay đổi từ mức bình thường sang giá trị quan trọng có ý nghĩa lâm sàng bất cứ thời điểm nào dưới bình thường trong các thử nghiệm. Các thay đổi về T4 tổng, T4 tự do, T3 tống và T3 tự do được xác định là <0.8 x LLN (pmol/L) và thay đổi về TSH là >5 mlU/L bất cứ thời điểm nào.
(25) Dựa trên tỷ lệ nôn tăng ở người cao tuổi (265 tuổi). (26) Dựa trên thay đổi bạch cầu trung tính từ >=1,5 x 109/L ở mức bình thường đến <0.5 x 10°IL ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình điều trị và dựa trên các bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính năng (<0.5 x 109/L) và nhiễm trùng trong tất cả các thử nghiệm lâm sàng quetiapin.
(27) Dựa trên những thay đổi từ mức bình thường sang giá trị quan trọng có ý nghĩa lâm sàng bất cứ thời điểm nào dưới bình thường trong tất cả các thử nghiệm. Thay đổi bạch cầu ái toan được xác định là >1 x 10° tế bào/L ở bất cứ thời điểm nào.
(28) Dựa trên những thay đổi từ mức bình thường sang giá trị quan trọng có ý nghĩa lâm sàng bất cứ thời điểm nào dưới bình thường trong tất cả các thử nghiệm. Thay đổi WBCs được xác định là 3 3 x 109 tế bào/L ở bất cứ thời điểm nào.
(29) Dựa trên báo cáo các phản ứng có hại về hội chứng chuyển hóa từ tất cả các thử nghiệm lâm sàng với quetiapin.
(30) Ở một số bệnh nhân, có sự xấu hơn một trong số các yếu tố chuyển hóa: cân nặng, glucose máu và lipid đã được quan sát trong các nghiên cứu lâm sàng (xem phần Thận trọng”).
(31) Xem phân “ khả năng sinh sản, mang thai và cho con bú”.
(32) Có thể xảy ra vào lúc hoặc gần lúc bắt đầu điều trị và liên quan đến hạ huyết áp và/hoặc ngất. Tần số dựa trên báo cáo các phản ứng có hại về nhịp tim chậm và lên quan đến tất cả các thử nghiệm lâm sàng với quetiapin.
Các trường hợp kéo dài khoảng QT, loạn nhịp thất, chết đột ngột không rõ nguyên nhân, ngừng tim và hiện tượng xoắn đinh (Torsades de Pointes) đã được báo cáo với việc dùng các thuốc an thần và được xem xét các tác dụng theo nhóm.
Bệnh nhân trẻ em
Các phản ứng có hại giống như được mô tả ở người lớn nêu trên nên được xem xét ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Bảng bên dưới ( Bảng 2) tóm tắt các phản ứng có hại xảy ra với tần suất cao hơn ở trẻ em và trẻ vị thành niên (10-17 tuổi) so với ở người lớn hoặc các phản ứng có hại không xảy ra ở người lớn.
Bảng 2: ADRs ở trẻ em và trẻ vị thành niên liên quan đến điều trị bằng quetiapin xảy ra với tần số cao hơn ở người lớn, hoặc không xảy ra ở người lớn
Đánh giá các phản ứng có hại theo tần số sau:
Rất thường xuyên: (≥1/10)
Thường xuyên: (≥1/100 đến <1/10).
Không thường xuyên (≥1/1,000 đến <1/100)
Hiếm (≥1/10,000 đến <1/1,000)
Rất hiếm: (<1/10,000)
Không biết: (không thể ước đoán từ dữ liệu có sẵn
Các phản ứng có hại (ADRs) bởi hệ cơ quan và tần số | ||
Hệ cơ quan | Tần số | ADRs |
Rối loạn nội tiết | Rất thường xuyên | Elevations intăng prolactin1 |
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Rất thường xuyên | Tăng cảm giác ngon miệng |
Rối loạn hệ thần kinh | Rất thường xuyên | Các triệu chứng ngoại tháp3, 4 |
Thường xuyên | Ngất | |
Rối loạn mạch | Rất thường xuyên | Tăng huyết áp2 |
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất | Thường xuyên | Viêm mũi |
Rối loạn tiêu hóa | Rất thường xuyên | Nôn |
Rối loạn tổng trạng và điều kiện tại nơi dùng thuốc | Thường xuyên | Dễ kích thích3 |
(1) Nồng độ prolactin (bệnh nhân < 18 tuổi): > 20 mcg/L (> 869,56 pmol/L) ở nam > 26 mcg/L (> 1130,428 pmol/L) ở nữ ở bất kỳ thời điểm nào. It hơn 1% bệnh nhân có nồng độ prolactin tăng đến > 100 mcg/L.
(2) Dựa trên các thay đổi trên ngưỡng có ý nghĩa lâm sàng (theo các tiêu chí của Viện Sức Khỏe Quốc Gia) hoặc huyết áp tâm thu tăng > 20mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng > 10 mmHg ở bất kỳ thời điểm nào trong hai thử nghiệm lâm sàng cấp tính (3-6 tuần) ở trẻ em và trẻ vị thành niên.
(3) Ghi chú: Tần suất phù hợp với ghi nhận ở người lớn, nhưng triệu chứng kích thích ở trẻ em và trẻ vị thành niên có thể liên quan đến các ý nghĩa lâm sàng khác với ở người lớn.
(4) Xem phần “Dược lực”.
Thông báo cho thầy thuốc những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Quetiapin chủ yếu tác động trên hệ thần kinh trung ương, do đó nên thận trọng khi phối hợp quetiapin với các thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương khác và rượu. Cytochrom P450 (CYP3A4) là enzym chính chịu trách nhiệm chuyển hóa quetiapine. Trong một nghiên cứu tương tác trên người tình nguyện khỏe mạnh, việc sử dụng đồng thời quetiapin (liều 25 mg) với ketoconazol, một thuốc ức chế CYP3A4, làm giá trị AUC của quetiapin tăng gấp 5-8 lần so với bình thường. Vì thế chống chỉ định sử dụng quetiapine đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4. Ngoài ra, quetiapin cũng được khuyến cáo không nên sử dụng nước bưởi trong khi điều trị với quetiapin.
Trong một thử nghiệm đa liều để đánh giá dược động học của quetiapin sử dụng trước và trong quá trình điều trị với carbamazepin (được xem là chất gây thúc đẩy enzym gan), việc sử dụng đồng thời quetiapin với carbamazepin làm tăng đáng kể độ thanh thải của quetiapin. Sư tăng độ thanh thải này làm giảm nồng độ quetiapin toàn thân trung bình 13% (đánh giá qua AUC) so với khi chỉ sử dụng quetiapine đơn thuần, mặc dù ở một số bệnh nhân tác động đó có thể lớn hơn. Do sự tương tác này, nồng độ thuốc trong huyết tương có thể thấp hơn, và vì vậy có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu bằng quetiapin. Sử dụng đồng thời quetiapin với phenytoin (một thuốc gây cảm ứng men gan khác) cũng làm tăng độ thanh thải quetiapine khoảng 450%. Ở các bệnh nhân đang sử dụng thuốc gây thúc đẩy enzym gan, việc khởi đầu trị liệu bằng quetiapin chỉ nên được tiến hành sau khi bác sĩ điều trị cân nhắc lợi ích của quetiapin cao hơn việc ngưng sử dụng thuốc gây thúc đẩy enzym gan. Điều quan trọng là cần ngưng thuốc gây thúc đẩy enzym gan từ từ, hoặc nếu cần thì thay thế bằng các thuốc không gây thúc đẩy enzym gan (như valproat natri) (xem phần “Thận trọng”). Dược động học của quetiapin không thay đổi đáng kể khi sử dụng đồng thời với thuốc chống trầm cảm imipramin (một thuốc ức chế CYP 2D6) hay fluoxetin (một thuốc ức chế CYP 3A4 và CYP 2D6).
Dược động học của quetiapin không thay đổi đáng kể khi sử dụng đồng thời với thuốc chống loạn thần risperidon hay haloperidol. Sử dụng đồng thời với thioridazin làm tăng độ thanh thải quetiapin khoảng 70%.
Dược động học của quetiapin không thay đổi khi sử dụng đồng thời với cimetidin.
Dược động học của lithi không thay đổi khi sử dụng đồng thời với quetiapin.
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, 6 tuần về sự phóng thích kéo dài của lithi và quetiapin đối ngược với sự phóng thích kéo dài của giá dược và quetiapin ở các bệnh nhân người lớn bị thiếu máu cấp tính, một tỉ lệ cao hơn về các biến cố ngoại tháp (đặc biệt là run), buồn ngủ, và tăng cân đã được quan sát ở nhóm bổ sung lithi được so sánh với nhóm bổ sung giả dược.
Dược động học của valproat natri và quetiapin không thay đổi khi sử dụng đồng thời với nhau. Một nghiên cứu hồi cửu ở trẻ em và trẻ vị thành niên đã dùng valproat, quetiapin, hoặc cả hai, cho thấy tỉ lệ cao hơn về giảm bạch cầu và giảm bạch cầu trung tính ở nhóm kết hợp đối ngược lại với nhóm đơn trị liệu.
Các nghiên cứu chính thức về tương tác thuốc với các thuốc tim mạch thường dùng chưa được tiến hành.
Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời quetiapine với các thuốc gây mất cân bằng điện giải hay kéo dài khoảng QT.
Đã ghi nhận kết quả dương tính giá trong các xét nghiệm methadone hoặc các thuốc chống trầm cảm ba vòng bằng phương pháp miễn dịch enzyme trên các bệnh nhân đang sử dụng quetiapine. Nên sử dụng một kỹ thuật sắc kỷ thích hợp để xác nhận lại các kết quả thực hiện bằng phương pháp miễn dịch có nghi ngờ.
Phụ nữ mang thai
Ba tháng thứ nhất của thai kỳ
Số lượng vừa phải dữ liệu được xuất bản về phụ nữ mang thai dùng thuốc (ví dụ: giữa 300-1000 mang thai), bao gồm các báo cáo riêng và một số nghiên cứu quan sát không đưa ra nguy cơ tăng dị tật do điều trị. Tuy nhiên, dựa trên tất cả các dữ liệu có sẵn, không thể đưa ra một kết luận rõ ràng. Các nghiên cứu ở động vật cho thấy độc tính sinh sản. Vì thế, quetiapin chỉ được sử dụng ở phụ nữ mang thai nếu các lợi ích chứng minh vượt trội các nguy cơ tiềm tàng.
Ba tháng thứ ba của thai kỳ
Bào thai tiếp xúc với các thuốc chống loạn thần (bao gồm quetiapin) trong 3 tháng thứ 3 của thai kỳ có nguy cơ bị các phản ứng có hại bao gồm các triệu chứng ngoại tháp và/hoặc ngừng thuốc có thể chuyển nặng và kéo dài sau khi sinh. Có các báo cáo về lo âu, tăng trương cơ, nhược cơ, run, buồn ngủ, ngừng hô hấp, hoặc rối loạn nuôi ăn. Do đó, trẻ mới sinh phải được giám sát cẩn thận.
Phụ nữ cho con bú:
Dựa trên dữ liệu rất hạn chế từ các báo cáo đã xuất bản về sự bài tiết của quetiapin vào trong sữa người, sự bài tiết của quetiapin ở liều điều trị xuất hiện trái ngược nhau. Do thiếu dữ liệu thô, quyết định hoặc ngừng cho con bú hoặc ngừng điều trị bằng quetiapin dựa trên xem xét lợi ích của việc nuôi con bú hoặc lợi ích điều trị cho người mẹ.
Khả năng sinh sản.
Tác dụng của quetiapin đến khả năng sinh sản ở người chưa được đánh giá. Các tác dụng liên quan đến tăng tiết prolactin đã nhìn thấy ở chuột cống, dù điều này không liên quan trực tiếp đến người.
Do tác động chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương, quetiapine có thể ảnh hưởng đến các hoạt động cần tỉnh táo tinh thần. Vì vậy, cần khuyên bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy cho đến khi xác định rõ sự nhạy cảm với thuốc của bản thân.
Triệu chứng
Nhìn chung, các dấu hiệu và triệu chứng được ghi nhận là do tăng tác động dược lý của thuốc, như ngày ngật và an thần, nhịp tim nhanh và hạ huyết áp. Quá liều có thể dẫn đến kéo dài khoảng QT, co giật, động kinh trạng thái, tiêu cơ vân, ngừng hô hấp, bí tiểu, nhầm lẫn, mê sảng, và/hoặc lo âu, hôn mê và chết. Bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch nặng trước đây có thể tăng nguy cơ có các tác động do quá liều (Xem phần “Thận trọng”: Hạ huyết áp thế đứng).
Cách xù trí
Chưa có chất giải độc đặc hiệu cho quetiapin. Trong trường hợp nhiễm độc nặng, cần xem xét đến khả năng do ảnh hưởng của nhiều thuốc, tiến hành các biện pháp săn sóc đặc biệt, bao gồm thiết lập và duy trì đường thở, đảm bảo thông khí và cung cấp oxy đầy đủ, theo dõi và hỗ trợ tim mạch.
Dựa trên ấn phẩm xuất bản, các bệnh nhân bị mê sảng và lo âu và hội chứng kháng cholinergic rõ có thể được điều trị bằng physostigmin, 1-2 mg (theo dõi ECG liên tục). Điều này không được khuyến cáo như điều trị chuẩn, bởi vì tác dụng không thấy tiềm tàng của physostigmin hệ dẫn truyền ở tim. Physostigmin có thể được sử dụng nếu không có khác thường về ECG. Không dùng physostigmin trong trường hợp bị rối loạn sóng não/tim, bất kỳ cấp độ blốc tim hoặc mở QRS nào.
Trong khi chưa có nghiên cứu để hạn chế sự hấp thu khi quá liều, trong trường hợp ngộ độc nặng, có thể chỉ định rửa dạ dày trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc nếu có điều kiện. Có thể cân nhắc sử dụng than hoạt tính.
Trong trường hợp quá liều quetiapin, hạ huyết áp dai dẳng nên được điều trị bằng các biện pháp phù hợp như dịch truyền tĩnh mạch và/hoặc các chất kích thích thần kinh giao cảm. Epinephrin và dopamin phải được tránh, bởi vì kích thích beta có thể làm cho huyết áp hạ nặng hơn trong hoạt động chẹn alpha được thúc đẩy bởi quetiapin..
Cần tiếp tục giám sát và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN: Nơi khô thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°c.
HẠN DÙNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
CÔNG TY CỔ PHẦN SPM (SPM CORPORATION)
Lộ 51, Đường số 2, KCN Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, Tp. HCM
Mä ATC: Quetiapin: N05A H04
Cơ chế hoạt động
Quetiapin là thuốc chống loạn thần không điển hình. Quetiapin và chất chuyển hóa có hoạt tỉnh trong huyết tương người, norquetiapin có tác động trên nhiều loại thụ thể dẫn truyền thần kinh. Quetiapin và norquetiapin có ái lực với thụ thể serotonin (5HT2) ở não và với thụ thể dopamin D1 và D2. Sự kết hợp tính đối kháng trên những thụ thể này và tính chọn lọc với thụ thế serotonin (5HT2) ở não cao hơn so với thụ thể dopamin D2 được xem là góp phân vào đặc tỉnh chống loạn thần trên lâm sàng và ít nguy cơ tác dụng phụ trên hệ ngoại tháp (EPS) của quetiapin so với các thuốc chống loạn thần điển hình. Quetiapin và norquetiapin có ái lực không đáng kể với các thụ thể benzodiazepin nhưng có ái lực cao với các thụ thể histaminergic và alpha adrenergic, có ái lực trung với các thụ thể alpha2 adrenergic và có ái lực trung bình đến cao với một số thụ thể muscarinic. Sự ức chế NET ( norepinephrin transporter-dẫn truyền norepinephrin) và hoạt động đối vận một phần ở vị trí 5HT1A bởi norquetiapin có thể góp phần và hiệu quả điều trị của quetiapin như là một thuốc chống trầm cảm.
Các tác động được lực
Quetiapin có hoạt tính trong các thử nghiệm chống loạn thần, chẳng hạn như thử nghiệm né tránh có điều kiện (conditioned avoidance). Quetiapin cũng phong bê tác động của các chất chủ vận dopamine trên các thử nghiệm hành vi hay sinh lý điện, và làm tăng nồng độ các chất chuyển hóa của dopamin, một chi số hóa thần kinh cho biết mức độ phong bế thụ thể D2 Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng dự báo khả năng có triệu chứng ngoại tháp (EPS), quetiapin không giống thuốc chống loạn thần điển hình và có đặc tính không điển hình. Quetiapin không gây tác động quá nhạy cảm với thụ thể dopamin D sau khi dùng lâu dài. Quetiapin chỉ gây tác động giữ nguyên thế (catalepsy) yếu ở các liều hiệu quả ức chế thụ thể dopamin D2. Quetiapine chứng tỏ tình chọn lọc trên vùng rìa não qua tác động ức chế khử cực của các nơrôn ở vùng rìa não giữa (mesolimbic) nhưng không tác động trên các nơrôn thể vận đen (nigrostriatal) sau khi dùng lâu dài. Quetiapin có thể gây loạn trường lực cơ ở mức tối thiếu trên loài khỉ Cebus nhạy cảm với haloperidol hoặc chưa từng dùng thuốc (drugnaive) sau khi dùng thuốc ngay lập tức và lâu dài.
Hiệu quả lâm sàng
Tâm thần phân liệt
Trong 3 thử nghiệm lâm sàng giả dược-đối chứng, các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, dùng các liêu biến đổi của quetiapin, không có sự khác nhau giữa các nhóm điều trị bằng quetiapin và giả dược về tỉ lệ EPS hoặc dùng đồng thời các thuốc kháng cholinergic. Một thử nghiệm giả dược – đối chứng đánh giá các liều cố định của quetiapin trong khoảng 75 – 750 mg/ngày không cho thấy bằng chứng tăng EPS hoặc sử dụng các thuốc kháng cholinergic đồng thời. Hiệu quả dài hạn của quetiapin phóng thích nhanh để phòng ngừa tái phát tâm thần phân liệt chưa được kiểm chứng trong các thử nghiệm mù. Trong các thử nghiệm nhãn mở, ở các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, quetiapin có hiệu quả trong việc duy trì cải thiện. lâm sàng trong quá trình điều trị tiếp tục ở các bệnh nhân, ở họ cho thấy đáp ứng điều trị ban đầu, cho thấy một số hiệu quả dài hạn.
Rối loạn lưỡng cực
Trong 4 thử nghiệm lâm sàng giả dược-đối chiếu, đánh giá liều của quetiapin đến 800 mg/ngày để điều trị các cơn hàng cảm vừa đến nặng, hai cùng đơn trị liệu và khi điều trị kết hợp với lithi hoặc divalproex, không có sự khác nhau giữa các nhóm điều trị bằng quetiapin và giả dược về tỉ lệ EPS hoặc dùng đồng thời các thuốc kháng cholinergic.
Trong điều trị các cơn hàng cảm vừa đến nặng, quetiapin thể hiện hiệu quả vượt trội so với giả dược trong việc làm giảm các triệu chứng hưng cảm ở tuần 3 và tuần thứ 12, trong 2 thử nghiệm đơn trị liệu. Không có dữ liệu từ các nghiên cứu dài hạn để chứng minh hiệu quả của quetiapin trong dự phòng các cơn hàng cảm hoặc trầm cảm tiếp theo. Dữ liệu về quetiapin kết hợp với divalproex hoặc lithi trong các cơn hàng cảm cấp vừa đến nặng bị giới hạn trong 3-6 tuần; tuy nhiên, điều trị kết hợp được dung nạp tốt. Dữ liệu cho thấy tác dụng cộng hợp ở tuần 3. Trong thử nghiệm thứ hai không cho thấy tác dụng cộng hợp ở tuần 6.
Liều trung bình ở tuần cuối cùng của quetiapin trên các bệnh nhân có đáp ứng là khoảng 600 mg/ngày và có khoảng 85% bệnh nhân có đáp ứng sử dụng liều trong khoảng 400-800 mg/ngày.
Trong 4 thử nghiệm lâm sàng kéo dài 8 tuần ở các bệnh nhân bị các cơn trầm cảm vừa đến nặng trong rối loạn lưỡng cực I hoặc II, quetiapin phóng thích ngay 300 mg và 600 mg hiệu quả hơn với các bệnh nhân được điều trị bằng giả dược cho các phương pháp tác động liên quan: cải thiện trung bình MADRS và đáp ứng được xác định khi ít nhất cải thiện 50% tổng điểm MADRS từ mức bình thường. Không có sự khác nhau về mức độ hiệu quả giữa các bệnh nhân 300 mg quetiapin phóng thích nhanh và các bệnh nhân dùng liều 600 mg. Trong giai đoạn tiếp theo của 2 nghiên cứu này, cho thấy rằng điều trị dài hạn, ở các bệnh nhân đã đáp ứng với quetiapin phóng thích nhanh 300 mg hoặc 600 mg, là hiệu quả được so sánh với điều trị bằng giả dược liên quan đến các triệu chứng trầm cảm, nhưng không liên quan đến các triệu chứng hàng cảm.
Trong 2 nghiên cứu dự phòng tái phát, đánh giá quetiapin kết hợp với các thuốc ổn định tâm trạng, ở các bệnh nhân bị các cơ hưng cảm, trầm cảm hoặc hưng cảm-trầm cảm. hỗn hợp, sự kết hợp với quetiapin hiệu quả hơn đối với đơn trị liệu các thuốc ổn định tâm thần trong việc kéo dài thời gian tái phát bất kỳ trạng thái tâm trạng nào ( hưng cảm, hưng cảmtrầm cảm hỗn hợ hoặc trầm cảm). Quetiapin được dùng 2 lần/ngày với tổng liều 400 mg – 800 mg một ngày khi điều trị kết hợp với lithi hoặc valproat.
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên 6 tuần, lithi và quetiapin phóng thích kéo dài so với giá dược và quetiapin phóng thích kéo dài ở các bệnh nhân người lớn bị hưng cảm cấp, sự khác nhau trong việc cải thiện trung bình thang đánh giá hưng cảm mới (MRS ) giữa nhóm bố sung lithi và nhóm bổ sung giả dược là 2,8 điểm và sự khác nhau về % những người đáp ứng (được xác định khi cải thiện 50% từ mức bình thường theo YMRS) là 11% (79% ở nhóm bổ sung lithi so với 68% ở nhóm bổ sung giả dược).
Trong một thử nghiệm dài hạn (điều trị đến 2 năm, trung bình thời gian tiếp xúc với quetiapine là 191 ngày) đánh giá hiệu quả ngăn ngừa tái phát trên bệnh nhân bị các đơn hàng cảm. Cơn trầm cảm hoặc phối hợp, quetiapin tốt hơn giá dược trong việc kéo dài thời gian tải phát bất kỳ biên cô khí sắc nào (hưng cảm, phối hợp hoặc trầm cảm), ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực I. Số lượng bệnh nhân có một biến cố khí sắc theo thứ tự là 91 (22,5%) ở nhóm quetiapin, 208 (51,5%) ở nhóm giả dược và 95 (26,1%) ở nhóm điều trị với lithi. Ở các bệnh nhân đáp ứng với quetiapin, khi so sánh việc tiếp tục trị liệu với quetiapin và việc chuyển sang trị liệu với lithi, kết quả cho thấy chuyển sang trị liệu với lithi dường như không liên quan đến sự tăng thời gian tái phát các thay đổi tâm trạng.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng quetiapin hiệu quả trong điều trị tâm thần phân liệt và hưng cảm khi được dùng 2 lần/ngày, dù quetiapin có thời gian bán thải dược động học khoảng 7 giờ. Điều này được hỗ trợ hơn nữa bởi dữ liệu từ nghiên cứu chụp X quang bức xạ pÔ-di-tron (PET), xác định rằng đối với quetiapin, sự chiếm giữ thụ thể SHTT và D-được duy trì đến 12 giờ. Tính an toàn và hiệu quả của liều cao hơn 800 mg/ngày chưa được đánh giá.
An toàn lâm sàng.
Trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn, có đối chứng với giả dược, trên bệnh nhân tâm thần phân liệt và hưng cảm do rối loạn lưỡng cực, tổng tần suất các triệu chứng ngoại tháp ở nhóm quetiapin tương tự với nhóm giả dược (tâm thần phân liệt: 7,8% ở nhóm quetiapine và 8,0% ở nhóm giả dược; hưng cảm do rối loạn lưỡng cực: 11,2% ở nhóm quetiapine và 11,4% ở nhóm giả dược). Tỷ lệ các triệu chứng ngoại tháp cao hơn ở nhóm bệnh nhân điều trị với quetiapine so với bệnh nhân dùng giả dược trong các thử nghiệm làm sàng ngắn hạn, có đối chứng với giả dược trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu và trầm cảm do rối loạn lưỡng cực. Trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn, có đối chứng với giá dược trên bệnh nhân trầm cảm do rối loạn lưỡng cực, tổng tần suất các triệu chứng ngoại tháp là 8,9% ở nhóm quetiapin so với 3,8% ở nhóm giả dược.
Trong các thử nghiệm lâm sàng đơn trị liệu ngắn hạn, có đối chứng với giả dược trên rối loạn trầm cảm chủ yếu, tống tần suất các triệu chứng ngoại tháp là 5,4% ở nhóm quetiapin và 3,2% ở nhóm giả dược.
Trong các thử nghiệm lâm sàng đơn trị liệu ngắn hạn, có đối chứng với giả dược trên bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn trầm cảm chủ yếu, tổng tần suất các triệu chứng ngoại tháp là 9,0% ở nhóm quetiapin và 2,3% ở nhóm giả dược. Trong trầm cảm do rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm chủ yếu, tần suất từng biến cố ngoại ý riêng lẻ thường thấp và không vượt quá 4% ở bất kỳ nhóm điều trị nào.
Trong các thử nghiệm lâm sàng đơn trị liệu ngắn hạn, có đối chứng với giả dược trên rối loạn lo âu toàn thế, tống tần suất các triệu chứng ngoại tháp là 4,9% ở nhóm quetiapin và 3,2% ở nhóm giả dược. Trong một thử nghiệm lâm sàng đơn trị liệu ngắn hạn, có đối chứng với giả dược trên bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn lo âu toàn thể, tổng tần suất các triệu chứng ngoại tháp là 5,4% ở nhóm quetiapin và 2,2% ở nhóm giả dược.
Trong các nghiên cứu ngắn hạn (từ 3 đến 8 tuần), có đối chứng với giả dược, liều cố định (50 mg/ngày đến 800 mg/ngày), tăng cân trung bình ở bệnh nhân điều trị quetiapine khoảng từ 0,8 kg đối với liều 50 mg mỗi ngày đến 1,4 kg đối với liều 600 mg mỗi ngày (với liều 800 mg mỗi ngày thì tăng cân ít hơn), so với tăng 0,2 kg ở bệnh nhân dùng giả dược. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị với quetiapin tăng 27% thể trong khoảng từ 5,3% đối với liều 50 mg mỗi ngày đến 15,5% đối với liều 400 mg mỗi ngày với liều 600mg và 800 mg mỗi ngày thì tăng cân ít hơn), so với 3,7% ở bệnh nhân dùng giả dược.
Các thử nghiệm nghiệm dài hạn về ngăn ngừa tái phát có giai đoạn nhãn mở (khoảng từ 4 đến 36 tuần), trong giai đoạn này bệnh nhân điều trị với quetiapin, sau đó là một giai đoạn ngừng thuốc ngẫu nhiên, bệnh nhân được phân bố ngẫu nhiên vào nhóm quetiapin hoặc giả dược. Đối với bệnh nhân được phân bố ngẫu nhiên vào nhóm quetiapine, tăng cân trung bình trong giai đoạn nhẫn mở là 2,56 kg và vào tuần 48 của giai đoạn ngẫu nhiên, tăng cân trung bình là 3,22 kg so với khởi đầu giai đoạn nhãn mở. Đối với bệnh nhân phân bố ngẫu nhiên vào nhóm giả dược, tăng cân trung bình trong giai đoạn nhãn mở là 2,39 kg và vào tuần 48 của giai đoạn ngẫu nhiên, tăng cân trung bình là 0,89 kg so với khởi đầu giai đoạn nhãn mở.
Một nghiên cứu ngẫu nhiên, 6 tuần với lithị và quetiapin phóng thích kéo dài so với giá dược và quetiapin phóng thích kéo dài ở các bệnh nhân người lớn bị hưng cảm cáp được chi định kết hợp quetiapin phóng thích kéo dài với lithi dẫn đến các phản ứng có hại nhiều hơn (63% so với 48% ở nhóm quetiapin phóng thích kéo dài kết hợp với giả dược). Các kết quả an toàn cho thấy tỉ lệ cao hơn các triệu chứng ngoại tháp được báo cáo ở 16,8% bệnh nhân ở nhóm bổ sung lithi và 6,6% ở nhóm bổ sung giả dược, phần lớn là run, được báo cáo ở 15,6% bệnh nhân ở nhóm bổ sung lithị và 4,9% ở nhóm bổ sung giả dược tỉ lệ buồn ngủ cao hơn ở nhóm quetiapin phóng thích kéo dài bổ sung lithi (12.7%) được so sánh với nhóm quetiapin phóng thích kéo dài bổ sung giả dược (5,5%). Thêm vào đó, phần trăm cao hơn các bệnh nhân được điều trị ở nhóm bổ sung lithi (8,0%) có tăng cân (27%) lúc kết thúc điều trị được so sánh với các bệnh nhân ở nhóm bổ sung giả dược (4,7%).
Các thử nghiệm nghiệm dài hạn về ngăn ngừa tái phát có giai đoạn nhãn mở (khoảng từ 4 đến 36 tuần), trong giai đoạn này bệnh nhân điều trị với quetiapin, sau đó là một giai đoạn ngừng thuốc ngẫu nhiên, bệnh nhân được phân bố ngẫu nhiên vào nhóm quetiapin hoặc giả dược. Đối với bệnh nhân được phân bố ngẫu nhiên vào nhóm quetiapin, tăng cân trung bình trong giai đoạn nhãn mở là 2,56 kg; và vào tuần 48 của giai đoạn ngẫu nhiên, tăng cân trung bình là 3,22 kg so với khởi đầu giai đoạn nhãn mở. Đối với bệnh nhân phân bố ngẫu nhiên vào nhóm giả dược, tăng cân trung bình trong giai đoạn nhẫn mở là 2,39 kg và vào tuần 48 của giai đoạn ngẫu nhiên, tăng cân trung bình là 0,89 kg so với khởi đầu giai đoạn nhãn mở.
Trong các nghiên cứu có đối chứng với giả dược ở bệnh nhân cao tuổi mắc chứng loạn thần có liên quan đến sa sút trí tuệ, tần suất các biến cố ngoại ý trên mạch máu não tính trên 100 bệnh nhân năm ở nhóm sử dụng quetiapin không cao hơn so với nhóm sử dụng giả dược.
Trong các thử nghiệm đơn trị liệu có đối chứng với giả dược trên bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính ban đầu ≥ 1,5 x 109/L, tần suất xuất hiện ít nhất 1 lần số lượng bạch cầu trung tính < 1,5 x 109/L là 1,72% ở bệnh nhân điều trị với quetiapine so với 0,73% ở bệnh nhân điều trị với giả dược.
Trong tất cả các thử nghiệm lâm sàng (có đối chứng với giả dược, nhãn mở, so sánh với thuốc có hoạt tính; bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính ban đầu ≥ 1,5 x 109/L), tần suất xuất hiện ít nhất 1 lần số lượng bạch cầu trung tính < 0,5 x 109/L là 0,21% ở bệnh nhân điều trị với quetiapin và 0% ở bệnh nhân điều trị với giả dược và tần suất xuất hiện ít nhất 1 lần số lượng bạch cầu trung tính ≥ 0,5-< 1,0 x 109/L là 0,75% ở bệnh nhân điều trị với quetiapin và 0,11% ở bệnh nhân điều trị với giả dược.
Điều trị bằng quetiapin liên quan đến giảm liều hormon tuyến giáp. Tỉ lệ thay đổi về TSH là 3,2% đối với quetiapin so với 2,7% đối với giả dược. Tỉ lệ thay đổi có ý nghĩa lâm sàng tiềm tàng, lẫn nhau của cả T3 hoặc T4 và TSH trong các thử nghiệm này là hiếm, và thay đổi được quan sát về nồng độ hormon tuyến giáp không liên quan đến nhược giáp triệu chứng lâm sàng.
Sự giảm T4 tổng số và T4 tự do tối đa trong 6 tuần đầu điều trị bằng quetiapin, không giảm hơn nữa trong điều trị dài hạn. Khoảng 2/3 các trường hợp, ngừng điều trị bằng quetiapin liên quan đến sự đảo ngược các tác dụng trên T4 tổng số và T4 tự do, không liên quan đến thời gian điều trị.
Đục thủy tinh thể/cuộm mắt
Trong một nghiên cứu lâm sàng đánh giá khả năng gây đục thủy tinh thể của quetiapin (200-800 mg/ngày) so với risperidone (2-8 mg) trên bệnh nhân bị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần dạng phân liệt, đối với bệnh nhân dùng thuốc ít nhất 21 tháng, tỷ lệ bệnh nhân tăng mức độ đục thủy tinh thế ở nhóm quetiapin (4%) không cao hơn so với nhóm risperidon. (10%).
Bệnh nhân trẻ em
Hiệu quả lâm sàng
Hiệu quả và an toàn của quetiapin được đánh giá qua nghiên cứu 3 tuần có đối chứng với giá dược trong điều trị hàng cảm (n= 284 bệnh nhân ở Mỹ, 10-17 tuổi). Khoảng 45% được chẩn đoán thêm bị rối loạn hiếu động thái quá thiếu tập trung (ADHD). Ngoài ra, một nghiên cứu 6 tuần có đối chứng với giả dược trong điều trị tâm thần phân liệt (n = 222 bệnh nhân 13-17 tuổi) đã được thực hiện. Trong cả hai nghiên cứu, bệnh nhân đã biết không có đáp ứng với Seroquel được loại trừ. Trị liệu với quetiapin được khởi đầu với liều 50 mg/ngày và tăng lên 100 mg/ngày vào ngày thứ 2; các liều tiếp theo sau được điều chỉnh đến liều mục tiêu (hưng cảm: 400-600 mg/ngày, tâm thần phân liệt: 400-800 mg/ngày) với mức tăng 100 mg/ngày chia làm 2-3 lần/ngày.
Trong nghiên cứu trên hàng cảm, sự khác nhau về thay đổi trung bình bình phương bé nhất so với ban đầu dựa trên tổng số điểm YMRS (nhóm trị liệu trừ nhóm giả dược) là -5,21 đối với quetiapin 400 mg/ngày và -6,56 đối với Seroquel 600 mg/ngày. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng (cải thiện YMRS > 50%) là 64% đối với Seroquel 400 mg/ngày, 58% đối với 600 mg/ngày và 37% ở nhánh giả dược.
Trong nghiên cứu trên tâm thần phân liệt, sự khác nhau về thay đổi trung bình bình bình phương bé nhất so với ban đầu dựa trên tổng số điểm PANSS (nhóm trị liệu trừ nhóm giả dược) là -8,16 đối với Seroquel 400 mg/ngày và 9,29 đối với Seroquel 800 mg/ngày. Đối với cả hai phác đồ điều thấp (400 mg/ngày) và liều cao (800 mg/ngày), tỷ lệ bệnh nhân đạt được đáp ứng, xác định khi giảm 2 30% tổng điểm PANSS so với ban đầu, ở nhóm Seroquel không cao hơn ở nhóm giả dược. Sử dụng liều cao trong điều trị hàng cảm và tâm thần phân liệt đều cho mức độ đáp ứng thấp hơn.
Trong lần thử nghiệm thứ ba ngắn hạn kiểm soát giả dược đơn trị liệu với quetiapine phát hành kéo dài ở trẻ em và bệnh nhân vị thành niên (10-17 tuổi) với trầm cảm lưỡng cực, hiệu quả chưa được chứng minh.
Chưa có dữ liệu về tác động duy trì hoặc ngăn ngừa tái phát ở nhóm bệnh nhân ở độ tuổi này.
An toàn lâm sàng
Trong một thử nghiệm đơn trị liệu ngắn hạn có đối chứng với giá dược với quetiapin trên bệnh nhân trẻ em bị tâm thần phân liệt, tần suất tổng thể các triệu chứng ngoại tháp là 12,9% đối với quetiapin và 5,3% đối với giả dược trong thử nghiệm tâm thần phân liệt, 3,6% so với 1,1% trong thử nghiệm hưng cảm lưỡng cực và 1,1% so với 0% trong thử nghiệm trầm cảm lưỡng cực. Tỉ lệ tăng cân 2 7% trọng lượng cơ thể bình thường ở nhóm dùng quetiapin so với nhóm dùng giả dược là 17% so với 2,5% trong thử nghiệm tâm thần phân liệt và hưng cảm lưỡng cực, và 12,5% so với 6% trong thử nghiệm trầm cảm lưỡng cực. Tỉ lệ tự tử liên quan đến các biến cố ở nhóm dùng quetiapin so với nhóm dùng giả dược là 1,4% SO Với 1,3% trong thử nghiệm tâm thần phân liệt, 1,0% so với 0% trong thử nghiệm hưng cảm lưỡng cực, và 1,1% so với 0% trong thử nghiệm trầm cảm lưỡng cực
An toàn dài hạn
Một nghiên cứu nhãn mở, 26 tuần, mở rộng theo sau các nghiên cứu cấp tính (n = 380 bệnh nhân), sử dụng Seroquel với liều linh hoạt 400-800 mg/ngày, đã cung cấp thêm các dữ liệu về tính an toàn. Tăng huyết áp đã được ghi nhận ở trẻ em và trẻ vị thành niên và tăng cảm giác thèm ăn, các triệu chứng ngoại tháp và tăng nồng độ prolactin huyết thanh đã được ghi nhận ở trẻ em và trẻ vị thành niên với tần suất cao hơn ở người lớn (xem phần ” thận trọng ” và phần “Tác dụng không mong muốn”). Khi điều chỉnh theo sự tăng trưởng bình thường trong khoảng thời gian dài, sự tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) tối thiểu 0,5 độ lệch chuẩn so với ban đầu được sử dụng để đo sự thay đổi có ý nghĩa lâm sàng 18,3% bệnh nhân điều trị với quetiapine trong tối thiểu 26 tuần đạt tiêu chí này.
Hấp thu
Quetiapin được hấp thu tốt và chuyển hóa mạnh sau khi dùng đường uống. Sinh khả dụng của quetiapin không bị ảnh hưởng đáng kể bởi thức ăn. Nồng độ mol tối đa trạng thái ôn định của chất chuyển hóa norquetiapin là 35% nồng độ được quan sát của quetiapin. Dược động học của quetiapin và norquetiapin là tuyến tính trong khoảng liều được chấp nhận.
Phân bố
Quetiapin liên kết với protein huyết tương khoảng 83%.
Chuyển hóa
Quetiapin được chuyển hóa mạnh bởi gan, với dưới 5% dạng thuốc không đổi được phát hiện trong nước tiểu hoặc phân sau khi dùng quetiapin được đánh dấu phóng xạ. Các kiểm tra in vitro xác định rằng CYP3A4 là enzym ban đầu chịu trách nhiệm cho sự chuyển hóa thông qua cytochrom P450 của quetiapin. Norquetiapin được tạo thành và thải trừ trước hết qua CYP3A4.
Khoảng 73% chất có hoạt tính phóng xạ được bài tiết trong nước tiểu và 21% trong phân.
Quetiapin và một số chất chuyển hóa của nó (bao gồm norquetiapin) được phát hiện là chất ức chế yếu cytochrom P450 1A2, 2C9, 2C19, 2D6 và 3A4 người in vitro. Sự ức chế in vitro CYP chỉ được quan sát ở nồng độ khoảng 5 – 50 lần cao hơn liều chỉ định được quan sát trong khoảng 300 – 800 mg/ngày ở người. Dựa trên các kết quả in vitro này, không chắc rằng việc dùng đồng thời quetiapin với các thuốc khác sẽ gây sự ức chế có ý nghĩa về lâm sàng sự chuyển hóa thông qua cytochrom P450 của các thuốc khác. Từ các nghiên cứu ở động vật cho thấy rằng quetiapin có thể thúc đẩy các enzym cytochrom P450. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu tương tác chuyên biệt ở các bệnh nhân tâm thần, không phát hiện tăng hoạt tính cytochrom P450 sau khi dùng quetiapin.
Thải trừ
Thời gian bản thải thải trừ của quetiapin và norquetiapin lần lượt khoảng 7 và 12 giờ. Tỷ lệ trung bình tính theo nồng độ mol của quetiapin tự do và chất chuyển hóa có hoạt tính trong huyết tương người norquetiapine bài tiết qua nước tiêu là < 5%.
Bệnh nhân đặc biệt
Giới tính
Động học của quetiapin không khác nhau giữa nam giới và nữ giới.
Người cao tuổi
Độ thanh thải trung bình của quetiapin ở người cao tuổi khoảng 30 – 50% thấp hơn ở người lớn 18 – 65 tuổi.
Bệnh nhân bị suy thận
Độ thanh thải huyết tương trung bình của quetiapin bị giảm khoảng 25% ở những người bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút/1.73m), nhưng giá trị độ thanh thải riêng nằm trong giới hạn với những người bình thường.
Bệnh nhân bị suy gan.
Độ thanh thải huyết tương trung bình của quetiapin bị giảm khoảng 25% ở những người được biết bị suy gan (xơ gan do rượu ổn định). Vì quetiapin được chuyển hóa mạnh bởi gan, nồng độ trong huyết tương tăng ở bệnh nhân bị suy gan, Điều chỉnh liều có thể cần thiết ở những bệnh nhân này (xem phần liều dùng).
Bệnh nhân trẻ em
Dữ liệu dược động học từ 9 trẻ tuổi từ 10-12 và 12 trẻ vị thành niên, người đang điều trị ở trạng thái ổn định bằng 400 mg quetiapin 2 lần/ngày. Ở trạng thái ổn định, nồng độ trong huyết tương đã bình thường theo liều của chất gốc ban đầu, quetiapin, ở trẻ em và trẻ vị thành niên (10-17 tuổi) nhìn chung tương tự với ở người lớn, mặc dù Cmax ở trẻ em ở giới hạn trên của Cmax ở người lớn. AUC và Cmax của chất chuyên hóa có hoạt tính, norquetiapine, theo thứ tự khoảng 62% và 49% ở trẻ em (10-12 tuổi), và 28% và 14% theo thứ tự ở trẻ vị thành niên (13-17 tuổi), cao hơn so với ở người lớn.
Trong một loạt các nghiên cứu về độc tính trên gen in vivo và in vitro, không có bằng chứng cho thấy quetiapine gây độc tính trên gen. Trên động vật thí nghiệm với mức độ tiếp xúc với thuốc tương ứng trên lâm sàng, các biểu hiện sau được ghi nhận, tuy vậy vẫn chưa được khẳng định trong các nghiên cứu lâm sàng dài hạn:
Ở chuột cống: có sự lắng đọng sắc tố trong tuyến giáp; ở khỉ chủng Cynomolgus có sự phì đại tế bào nang tuyến giáp, giảm nồng độ I, huyết tương, giảm haemoglobin và giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu; và ở chó CÓ cườm mắt và đục thủy tinh thể (Đối Với đục thủy tinh thể/cườm mắt, xem phần Dược lực”).
Trong nghiên cứu độc tính bào thai ở thỏ, tỉ lệ bào thai cong xương cổ tay/cổ chân tăng. Tác dụng này xảy ra cùng với các tác dụng rõ ở thỏ mẹ như giảm cân, Các tác dụng này là rõ ràng ở thỏ mẹ tiếp với các nồng độ tương tự hoặc thấp hơn nồng độ ở người ở liều điều trị tối đa. Sự liên quan của phát hiện này đối với người chưa được biết.
Trong một nghiên cứu về khả năng sinh sản ở chuột cống, giảm không đáng kể về khả năng sinh sản ở chuột đực và hiện tượng mang thai giả, các chu kỳ của thời kỳ không hoạt động tình dục kéo dài, khoảng thời gian trước giao hợp tăng và tỉ lệ mang thai giảm đã được thấy. Các tác dụng này liên quan đến nồng độ prolactin tăng và không liên quan trực tiếp đến người bởi vì sự khác nhau về chủng loài trong việc kiểm soát hormon sinh sản.
Mục lục
Toggle
Chưa có đánh giá nào.