Xem thêm
– Đau dạ dày cấp và mạn tính.
– Loét dạ dày tá tràng.
– Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
– Chứng ợ nóng khi mang thai (sau 3 tháng đầu của thai kỳ)
– Giảm đau cho đường tiêu hóa trên khi xạ trị.
Thuốc chỉ dùng khi có sự kê đơn của Bác sĩ.
Cách dùng – liều dùng của thuốc Seominex
Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: 1/2 – 1 gói (10 ml) / lần x 4 lần/ngày.
Lắc kỹ trước khi dùng.
Thời gian dùng thuốc phụ thuộc từng trường hợp:
– Đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng: 1-2 giờ sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ
– Ợ nóng: dùng khi cần thiết
– Trào ngược dạ dày thực quản, giảm đau cho đường tiêu hóa trên khi xạ trị: Uống 15 phút trước khi ăn và khi cần thiết.
Có thể giảm liều nếu triệu chứng được kiểm soát.
Nên uống SEOMINEX dưới dạng không pha loãng. Nếu cần thiết có thể nhấp một ngụm nước sau khi uống.
Không dùng quá liều chỉ định.
Không dùng thuốc Seominex trong trường hợp sau
Lakcay 60mg
[su_expand more_text="Xem hướng dẫn sử dụng...
0₫
Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Chống chỉ định các thuốc kháng acid có chứa nhôm hoặc magnesi cho các bệnh nhân có triệu chứng của viêm ruột thừa do thuốc làm tăng mức độ nguy hiểm của chứng rò hoặc thoát vị vì tác dụng phụ gây táo bón hoặc tiêu chảy của hai hoạt chất trên.
Chống chỉ định các thuốc kháng acid chứa nhôm hydroxid với các bệnh nhân bị chứng giảm photphat máu vì muối nhôm tăng giữ phosphat.
Chống chỉ định các thuốc kháng magnesi cho các bệnh nhân bị suy thận nặng do thuốc làm tăng nguy cơ tăng magnesi.
Không sử dụng cho trẻ nhỏ tuổi (trẻ < 6 tuổi) vì nguy cơ nhiễm độc nhôm hoặc nguy cơ tăng magnesi huyết, đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Seominex
Việc sử dụng các thuốc kháng acid có chứa magnesi cho các bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa cần phải được giám sát cẩn thận vì thuốc làm tăng nguy cơ tăng magnesi máu.
Với các bệnh nhân bị suy thận mạn tính, việc dùng thuốc có thể làm tăng nhôm trong máu. Việc dùng kéo dài hoặc liều lớn các thuốc kháng acid có chứa nhôm hydroxid có thể khiến bệnh nhân bị thiếu photpho máu đặc biệt ở các bệnh nhân có chế độ ăn không đủ photpho. Phải kiểm tra nồng độ photpho máu định kỳ một tháng hoặc hai tháng một lần cho các bệnh nhân bị suy thận mạn tính có sử dụng thuốc kháng acid kéo dài.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường do thuốc có chứa sucrose.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Seominex
Tác dụng không mong muốn phân theo hệ thống cơ quan và tần suất gặp:
Rất phổ biến (≥ 1/10) Phổ biến (≥1/100 đến <1/10) Ít gặp (≥ 1/1.000 đến <1/100) Hiếm gặp (≥ 1/ 10.000 đến <1/1000) Rất hiếm (<1/ 10.000). Không biết đến (không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn)
– Tiêu hóa: Hiếm gặp: táo bón, đầy hơi, chướng bụng.
– Liên quan đến đường dùng: Hiếm gặp: ảnh hưởng đến mùi vị hoặc khô miệng.
– Chuyển hóa và dinh dưỡng:
+ Giảm phosphat trong một thời gian dài khi sử dụng liều cao. Triệu chứng bao gồm: buồn nôn, nôn, chán ăn, yếu cơ, đau xương, liệt, run và co thắt.
+ Suy thận và dùng kéo dài với liều cao có thể gây tăng magnesi với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, yếu cơ, và rối loạn nhịp tim.
– Nhiễm độc: Nhiễm độc nhôm đã được báo cáo, đặc biệt là ở những bệnh nhân lọc máu.
– Hệ thần kinh: Nếu vượt quá liều khuyến cáo (lớn hơn 120 mg oxethazain), có thể bị khó chịu trong người.
– Hệ thống miễn dịch: phản ứng quá mẫn (dị ứng, phát ban da) đã được báo cáo.
Thông báo ngay cho bác sỹ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
SEOMINEX có thể làm giảm tốc độ cũng như mức độ hấp thu của nhiều loại thuốc do làm tăng pH dạ dày. Nhôm hydroxid ảnh hưởng đến sự tái hấp thu hoặc hình thành phức chelat đối với một số thuốc đã được báo cáo như tetracyclin, các dẫn xuất quinolon như ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin enoxacin và levothyroxin, acid chenodeoxycholic, natri fluorid. Hạn chế sự hấp thu không đáng kể về mặt lâm sàng của digoxin, captopril, cimetidin, ranitidin, famotidin, theophyllin, propranolol, atenolol, các hợp chất sắt, isoniazid, chlorpromazin và các dẫn xuất coumarin. Vì vậy, không dùng các thuốc khác trước hoặc sau khi uống SEOMINEX một hoặc hai giờ.
Sự hấp thu của metoprolol, acid acetylsalicylic, naproxen và levodopa có thể tăng nhẹ khi dùng đồng thời các thuốc kháng acid. Dùng đồng thời các thuốc kháng acid có chứa nhôm với các đồ uống có tính axit (các loại nước ép trái cây, rượu, …) làm tăng sự hấp thụ nhôm ở ruột.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Thuốc được dùng để điều trị chứng ợ nóng ở phụ nữ mang thai ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ. Không sử dụng thuốc trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú: Không biết được thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Do đó cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng.
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng: khi quá liều, có khả năng nhiễm độc magnesi, đặc trưng bởi các rối loạn thần kinh trung ương, yếu cơ, mất phản xạ, liệt, rối loạn nhịp tim và hôn mê.
Việc sử dụng liều cao trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến ngộ độc magnesi ở bệnh nhân suy thận mạn tính. Khả năng nhiễm độc nhôm cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân này. Triệu chứng là giảm cân, yếu cơ, chứng loạn cận ngôn, chứng khó phối hợp động tác, run, rung giật cơ, co giật, cũng như ảo giác, lú lẫn, trầm cảm và sa sút trí tuệ.
Giảm phosphat cũng có thể xảy ra khi sử dụng liều cao. Triệu chứng bao gồm: buồn nôn, nôn, chán ăn, yếu cơ, đau xương, liệt, run và co thắt.
Xử trí: Nhận biết sự nhiễm độc càng sớm càng tốt để can thiệp kịp thời, đặc biệt là trong trường hợp suy thận, nồng độ magnesi và nhôm trong máu nên được kiểm tra thường xuyên. Trong trường hợp nhiễm độc, phải ngừng ngay thuốc và điều trị triệu chứng cần được thực hiện. Khi có những dấu hiệu nhiễm độc nhôm ban đầu, các nguồn cung cấp nhôm phải được dừng lại (ví dụ ở những bệnh nhân thẩm tách, sử dụng nước không chứa nhôm) và điều trị với deferoxamin nên được xem xét.
Hạn dùng và bảo quản Seominex
Bảo quản: Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ dưới 30°C.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Số đăng ký: VN-21011-18
ĐỂ THUỐC TRÁNH XA TẦM TAY TRẺ EM.
Nguồn gốc, xuất xứ Seominex
THERAGEN ETEX CO., LTD
58, Sandan-ro 68beon-gil, Danwon-gu, Ansan-si, Gyeonggi-do, Hàn Quốc.
Dược lực học
Oxethazain là một chất gây tê cục bộ, có tác dụng gây tê mạnh hơn và kéo dài hơn cocain hydroclorid hoặc lidocain hydroclorid khi sử dụng trên các mảng nhày. Oxethazain giữ được hiệu quả lâu dài trong môi trường acid của dạ dày. Oxethazin ức chế kích thích tiết dịch vị trong các thí nghiệm trên động vật và làm giảm phản ứng tiết dịch tiết tiêu hóa. Khi kết hợp với các antacid, oxethazain làm giảm nhu động ruột.
Các antacid có chứa nhôm hydroxid và magnesi hydroxid nâng pH dạ dày lên khoảng trị liệu tối ưu pH 3-5. Thêm vào đó làm giảm acid ở gian miệng ống và bất hoạt pepsin thủy phân protein. Gel nhôm hydroxid kết hợp với acid mật và lysolecithin như một màng bảo vệ niêm mạc. Nhôm hydroxid làm giảm nhu động ruột và gây táo bón phụ thuộc vào liều, trong khi magnesi hydroxid lại nhuận tràng.
Sự kết hợp của oxethazain và nhôm hydroxid, magnesi hydroxid làm giảm đau nhanh hơn, giảm nhiều hơn về cường độ đau, hiệu quả hơn, tác dụng mạnh và kéo dài trong dạ dày.
Dược động học
– Oxethazain: Sau khi uống 20 mg oxethazain có trong 10 ml của SEOMINEX, nồng độ đỉnh của oxethazain trong huyết thanh đạt được khoảng 18,5 + 6,5 ng/ ml. Oxethazain được chuyển hóa sinh học rất nhanh và mạnh, do vậy thời gian bán thải trong huyết thanh của thuốc ngắn, chỉ xấp xỉ khoảng 1 giờ. Dưới 0,1% của oxethazain được phát hiện trong nước tiểu dưới dạng không biến đổi trong vòng 24 giờ. Chất chuyển hóa chính của oxethazin là beta-hydroxy-mephentermin và beta-hydroxyphentermin. Lượng mephentermin và phentermin xuất hiện trong huyết thanh không có ý nghĩa về mặt dược lý và lượng bài tiết qua nước tiểu của hai chất này tổng cộng trong 24 giờ là không quá 0,1% liều được uống.
– Gel nhôm hydroxid khô: Nhôm hydroxyd tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid clohydric dạ dày tạo thành nhôm clorid và nước. Khoảng 17 – 30% nhôm clorid tạo thành được hấp thu và thải trừ nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường. Ở ruột non, nhôm clorid chuyển nhanh thành muối nhôm kiếm không tan, kém hấp thu. Nhôm có trong các thuốc kháng acid (trừ nhôm phosphat) phối hợp với phosphat ăn vào tạo thành nhôm phosphạt không tan trong ruột và được thải trừ qua phân.
– Magnesi hydroxyd: phản ứng với acid hydrocloric tạo thành magnesi clorid và nước. Khoảng 15 – 30% lượng magnesi clorid vừa tạo ra được hấp thu và sau đó được thải trừ qua nước tiểu ở người có chức năng thận bình thường. Lượng magnesi hydroxyd còn lại chưa chuyển hóa thành magnesi clorid thì có thể được chuyển hóa ở ruột non và được hấp thu không đáng kể.
Chưa có đánh giá nào.