Xem thêm
– Điều trị và dự phòng các loại thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt.
– Các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu: phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng.
Cách dùng – liều dùng của thuốc Solufemo 50mg
Cách dùng:
Liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt. Liều dùng hàng ngày có thể được chia thành liều riêng biệt. Thuốc uống trong hoặc ngay sau bữa ăn.
Liều dùng:
Điều trị thiếu sắt ở người lớn và thiếu niên (trẻ em trên 12 tuổi):
Uống 100mg đến 200mg sắt (10-20m]) mỗi ngày.
Phòng chống thiếu sốt ở người lớn và thiếu niên (trẻ em > 12 tuổi) có nguy cơ cao: Uống 100mg sắt (10ml) mỗi ngày.
Hoặc liều cao hơn theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Thường xuyên theo dõi các thông số huyết học và nồng độ sắt để đánh giá đáp ứng của bệnh nhân để điều trị.
Không dùng thuốc Solufemo 50mg trong trường hợp sau
Bilobil Forte
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Bilobil Forte được chỉ định...
436.560₫
Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân bị hội chứng tế bào nhiễm sắt, bệnh nhân bị chứng nhiễm sắc tố sat. Bệnh nhân thiếu máu tan huyết hay thiếu máu bất sản, thiếu máu do rối loạn hấp thu sắt (thiếu máu do mất chức năng sử dụng sắt).
Bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng, hẹp thực quản.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Solufemo 50mg
Bệnh nhân suy gan hay suy thận: Thận trọng khi dùng.
Bệnh nhân cao tuổi: Không cần chỉnh liều cho người cao tuổi trừ trường hợp có suy thận.
Không uống thuốc khi nằm.
Khuyến cáo: Chưa có tài liệu báo cáo.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Solufemo 50mg
* Rất thường gặp (ADR 1 ≥ 10)
Tiêu hóa : Phân đen
* Thường gặp(1/100 ≤ ADR < 1⁄10)
Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu.
* Hiếm gặp: (1/1000 ≤ ADR< 1/100)
Tiêu hóa: Nôn. táo bón, đau bụng, đổi màu răng.
Da và dưới da: Phát ban da, ngứa.
Thần kinh: Đau đầu
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Khi uống sắt (III) hydroxid polymaltose cùng tetracyclin, nồng độ tetracyclin huyết tương không giảm xuống dưới mức cần thiết cho hiệu quả điều trị.
Thuốc có thể làm giảm hấp thu methyldopa, các quinolon khi uống cùng.
Thuốc kháng histamin H2 làm giảm hấp thu sắt khi uống uống.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
– Thời kỳ mang thai: Chưa có báo cáo.
– Thời kỳ cho con bú: Chưa có báo cáo.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc dùng được cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.
Quá liều và cách xử trí
– Quá liều:
Quá liều sắt (III) hydroxid polymaltose complex ít khả năng gây ngộ độc cấp tính, tuy nhiên, vượt quá nhu cầu để khôi phục hemoglobin và bổ sung dự trữ sắt có thể gây nhiễm hemosiderin. Triệu chứng quá liều bao gồm gây trợt những phản ứng như đau thượng vị, buồn nôn, buồn ngủ, xanh xao, xanh tím, thậm chí hôn mê, suy gan và suy thận; khi nồng độ sắt trong huyết thanh > 300 microgam/mI, cần phải điều trị vì gây độc
– Cách xử trí:
Điều trị quá liều bằng cách gây nôn ngay lập tức, nếu cần thiết phải tiến hành rửa dạ dày đồng thời áp dụng các liệu pháp hỗ trợ khác. Mặc dầu hiếm, nhưng nếu xảy ra quá liều sắt trầm trọng (khi nồng độ sắt trong huyết thanh vượt quá khả năng liên kết sắt toàn phần), thi có thể điều trị bằng deferoxamin. Có thể tiêm tĩnh mạch chậm thuốc giải độc này (80mg/kg thể trọng trong 24 giờ) hoặc tiêm bắp (14-90mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ/lần. Deferoxamin liên kết với sắt tự do đang lưu hành ở dạng sắt (III). Chất giải độc này cũng tạo phức với ion sắt (III) của ferrintin và hemosiderin để tạo thành phức hợp sắt (III) tan, có màu đỏ (ferrioxamin), bài tiết qua nước tiểu.
Tránh dùng deferoxamin cho người bệnh đang suy thận tiến triển.
Thẩm tách không có giá trị loại bỏ riêng sắt trong huyết thanh, nhưng có thể dùng thẩm tách để tăng bài tiết phức hợp deferoxamin – sắt và được chỉ định khi người bệnh bị vô niệu hoặc giảm niệu.
Truyền thay máu có thể cho kết quả tốt.
Hạn dùng và bảo quản Solufemo 50mg
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30oC.
Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không được dùng dùng
* Lưu ý- Khi thấy thuốc bị vẫn đục, số lô SX, HD mờ…hay có các biểu hiện nghi ngờ khác phải đem thuốc tới hỏi lại nơi bán hoặc nơi sản xuất theo địa chỉ trong đơn.
Nguồn gốc, xuất xứ Solufemo 50mg
Cơ sở sản xuất: CÔNG TY CÔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY
Địa chỉ: Tổ dân phố số 4- La Khê – Hà Đông- TP. Hà Nội
Dược lực học
Sắt là thành phần của hemoglobin. Sắt (III) hydroxid polymaltose complex được dùng để chữa các bất thường trong tạo hồng cầu do thiếu sắt. Sắt không kích thích tạo hồng cầu, cũng không hiệu chỉnh rối loạn hemoglobin trong thiếu sắt gây ra.
Phức hợp sắt (III) hydroxid polymaltose là phức hợp đại phân tử oxid sắt có thể hòa tan trong nước bao gồm sắt (III) hydoxid đa nhân và một phân dextrin thủy phân (polymaltose). Nhân của sắt (III) hydroxid đa nhân được bao phủ bề mặt bằng một lượng phân tử polymaltose không cùng hoa trịliên kết với nhau tạo ra các phân tử phức gồm xấp xỉ 52,300 Dalton. Phức hợp này bền vững và trong các điều kiện sinh lý học, không giải phóng ion sắt. Sắt trong nhân của phân tử đa nhân này được gắn kết trong một cấu trúc tương tự như cấu trúc của ferritin về mặt sinh lý học. Do các đặc tính hóa học và dược động học này nên sắt (III) hydroxid polymaltose complex thích hợp để thay thế sắt qua đường uống.
Dược động học
Phức hợp sắt III hydroxid polymaltose có sinh khả dụng tốt.
Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gắn hồng tràng. Hấp thu được hỗ trợ bởi sự tiết axid của dạ dày và một số acid trong chế độ ăn uống. Hấp thu cũng tăng lên trong điều kiện thiếu sắt hoặc trong trạng thái ăn chay nhưng được giảm nếu cơ thể bị quá tải. Hấp thụ sắt phụ thuộc vào số lượng sắt dự trữ, nhất là ferritin, ở niêm mạc ruột và vào tốc độ tạo hồng cầu của cơ thể.
Sau khi hấp thu, sắt được tách ra liên kết ngay với protein để tạo thành hemosiderin hoặc ferritin, hoặc 1 phần tạo thành transferrin. Cuối cùng, sắt liên kết với protein, bổ sung cho dự trữ sắt thiếu hụt và gia nhập vào hemoglobin. Sắt được dự trữ trong cơ thể dưới 2 dang: ferritin và hemosiderin.
Trong trường hợp không có chảy máu (kể cả kinh nguyệt) chỉ có một lượng nhỏ sắt bị mất hàng ngày. Phần lớn các tổn thất xảy ra thông qua các bong các tế bào của đường tiêu hóa và một lượng nhỏ hơn bị mất qua da và nước tiểu. Khoảng 99% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân.