Xem thêm
SOMASTOP được chỉ định để điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, viêm dạ dày mạn tính và phòng ngừa loét dạ dày – tá tràng do stress ở bệnh nhân loét dạ dày nặng.
Cách dùng – liều dùng của thuốc Somastop 1g
Liều dùng:
Loét dạ dày, loét tá tràng, viêm dạ dày mạn tính:
– Người lớn: Liều thường dùng là 2 g, mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, hoặc 1 g x 4 lần/ngày, uống 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Liều tối đa hàng ngày là 8 g.
Thường cần điều trị từ 4 – 6 tuần để chữa loét, nhưng trong những trường hợp kháng thuốc, có thể cần tới 12 tuần.
Thuốc kháng acid có thể được sử dụng để giảm đau nhưng không nên dùng nửa giờ trước hoặc sau khi dùng sucralfate.
– Trẻ em: Trẻ em trên 4 tuổi liều dùng 40 – 80 mg/kg cân nặng/ngày chia làm 3 – 4 lần. Uống 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Các trường hợp khác dùng theo chỉ định của bác sĩ.
– Người già: Không có chỉ định về liều đặc biệt cho người già nhưng như với tất cả các thuốc, nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
Phòng loét dạ dày – tá tràng do stress:
– Người lớn: Liều thường dùng là 1 g x 6 lần/ngày. Liều tối đa không quá 8 g mỗi ngày. Thuốc kháng acid có thể được dùng để giảm đau nhưng không nên dùng trong nửa giờ trước hoặc sau khi uống sucralfate.
– Người già: Không có chỉ định về liều đặc biệt cho người già nhưng như với tất cả các thuốc, nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
Cách dùng:
Cho thuốc trong gói vào một lượng nước thích hợp, khuấy cho phân tán đều và uống. Có thể tráng lại với nước nếu cần.
Không dùng thuốc Somastop 1g trong trường hợp sau
Bệnh nhân quá mẫn với sucralfate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Somastop 1g
ĐỂ XA TẦM TAY CỦA TRẺ EM
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ
KHÔNG SỬ DỤNG THUỐC QUÁ HẠN DÙNG GHI TRÊN NHÃN
Cảnh báo tá dược:
Mỗi gói SOMASTOP có chứa 5 mg aspartam, có thể có hại cho những bệnh nhân có chứng phenylketone niệu (PKU) (một rối loạn di truyền hiếm gặp trong đó phenylalanine tích tụ trong cơ thể).
Thuốc này có chứa sucrose. Việc sử dụng nó không được khuyến khích ở bệnh nhân không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu enzyme sucrasel isomaltase.
Thận trọng:
SOMASTOP không được dùng để tiêm. Dùng sucralfate và các tá dược không tan ở đường tĩnh mạch có thể gây ra các biến chứng chết người, bao gồm thuyên tắc phổi và não. Các biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm nhiễm độc nhóm đã được báo cáo sau khi tiêm tĩnh mạch.
Sản phẩm này nên dùng thận trọng ở bệnh nhân rối loạn chức năng thận, do làm tăng khả năng hấp thu nhôm.
Sucralfate không được khuyến cáo dùng cho các bệnh nhân chạy thận.
Ở những bệnh nhân suy thận nặng hoặc mạn tính, nên dùng SOMAS TOP cẩn thận và chỉ dùng để điều trị ngắn hạn. Một lượng nhỏ nhôm được hấp thu qua đường tiêu hóa và nhôm có thể tích tụ. Loạn dưỡng xương do nhôm, nhuyễn xương, bệnh não và thiếu máu đã được báo cáo ở bệnh nhân suy thận mạn tính. Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, các xét nghiệm nhôm, phosphate, canxi và phosphatase kiềm cần được thực hiện định kỳ do sự giảm bài tiết.
Việc sử dụng đồng thời với các thuốc có chứa nhôm khác không được khuyến cáo vì nhôm có khả năng bị hấp thu và gây ra độc tính.
Bezoar đã được báo cáo sau khi dùng sucralfate chủ yếu ở bệnh nhân bệnh nặng cần điều trị đặc biệt (ICU). Phần lớn những bệnh nhân này (bao gồm cả trẻ sơ sinh không được khuyên dùng sucralfate) đã có các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn dẫn đến sự hình thành bezoar (như là chậm lưu thông dạ dày do phẫu thuật, điều trị bằng thuốc hoặc các bệnh làm giảm khả năng vận động) hoặc đang được tiếp nhận thức ăn qua đường ống ruột.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Somastop 1g
Bảng liệt kê các phản ứng có hại:
Hệ cơ quan |
Tần số |
Tác dụng không mong muốn |
Rối loạn hệ miễn dịch |
Chưa biết (không thể ước lượng được từ dữ liệu có sẵn) |
Phản ứng phản vệ bao gồm ngứa, mày đay, phù, khó thở |
Rối loạn hệ thần kinh |
Chưa biết (không thể ước lượng được từ dữ liệu có sẵn) |
Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ |
Rối loạn thính giác |
Chưa biết (không thể ước lượng được từ dữ liệu có sẵn) |
Chóng mặt |
Rối loạn tiêu hóa |
Thường gặp (≥1% và < 10%) |
Táo bón |
Ít gặp (≥0,1% và < 1%)
|
Khô miệng, buồn nôn |
Hiếm gặp (≥ 0,01% và < 0,1%) |
Bezoar1 |
Chưa biết (không thể ước lượng được từ dữ liệu có sẵn) |
Tiêu chảy, nôn, khó chịu dạ dày, khó tiêu, đầy hơi |
Rối loạn da và mô dưới da |
Hiếm gặp (≥ 0,01% và < 0,1%) |
Ban da |
Rối loạn cơ xương và mô liên kết |
Chưa biết (không thể ước lượng được từ dữ liệu có sẵn) |
Đau lưng |
Tổn thương, ngộ độc và các biến chứng |
Chưa biết (không thể ước lượng được từ dữ liệu có sẵn) |
Loạn dưỡng xương2, nhuyễn xương, bệnh não, thiếu máu2 |
1 Đã được báo cáo ở những bệnh nhân bị loét dạ dày, bệnh nhân dùng ống thông dạ dày hoặc trẻ nhẹ cân.
2 Đã được báo cáo ở bệnh nhân suy thận mạn tính.
THÔNG BÁO NGAY CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ NHỮNG PHẢN ỨNG CÓ HẠI GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Tương tác thuốc:
Việc sử dụng đồng thời với sucralfate có thể làm giảm sinh khả dụng của một số thuốc như các thuốc nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin và norfloxacin), tetracycline, ketoconazole, sulpiride, digoxin, warfarin, phenytoin, theophylline, levothyroxine, quinidine và thuốc kháng histamin H2. Sinh khả dụng của các thuốc này có thể được phục hồi bằng cách dùng cách xa sucralfate hai giờ. Sự tương tác này không mang tính hệ thống, có lẽ là do các tác nhân này bị sucralfate kết dính trong đường tiêu hóa. Vì sucralfate có khả năng thay đổi sự hấp thu của một số thuốc từ đường tiêu hóa, cần phải cân nhắc dùng riêng sucralfate với các thuốc khác.
Sucralfate không nên dùng chung với các chế phẩm citrate. Khi dùng đồng thời các chế phẩm citrate với sucralfate có thể làm tăng nồng độ nhôm trong máu. Cơ chế này có thể là do sự tạo chelate nhôm làm tăng sự hấp thu nhôm.
Việc sử dụng sucralfate và đưa thức ăn vào ruột bằng ống thông dạ dày – ruột phải cách nhau một giờ ở những bệnh nhân dùng sucralfate để dự phòng loét tá tràng. Trong một số ít trường hợp, sự hình thành bezoar đã được báo cáo khi sucralfate và thức ăn qua đường ruột được cho dùng gần nhau.
Tương kỵ: Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
Các nghiên cứu về gây quái thai ở chuột và thỏ với liều cao gấp 50 lần liều trên người đã cho thấy không có bằng chứng gây hại cho thai nhi. An toàn ở phụ nữ mang thai chưa được thiết lập và chỉ nên sử dụng sucralfate trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết.
Phụ nữ cho con bú:
Chưa biết sucralfate có bài tiết vào sữa hay không. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nếu thấy buồn ngủ hoặc chóng mặt.
Quá liều và cách xử trí
Trong một thử nghiệm lâm sàng trên người khỏe mạnh dùng quá liều sucralfate, hầu hết các trường hợp đều không có triệu chứng, nhưng trong một vài trường hợp, đã có các triệu chứng đau bụng, buồn nôn và nôn.
Các nghiên cứu về độc tính cấp tính trên động vật, sử dụng liều lên đến 12 g/kg, không tìm ra liều gây chết. Rủi ro liên quan đến quá liều là tối thiểu.
Hạn dùng và bảo quản Somastop 1g
BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
HẠN DÙNG: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nguồn gốc, xuất xứ Somastop 1g
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN THIÊN
314 Bông Sao, Phường 5, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
Sản xuất tại nhà máy: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN THIÊN
Lô C16, Đường Số 9, KCN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP Hồ CHí Minh
Dược lực học
Nhóm dược lý: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Mã ATC: A02BX02
Cơ chế hoạt động:
Tác dụng của sucralfate không có tính hệ thống vì thuốc chỉ hấp thu tối thiểu qua đường tiêu hóa. Lượng nhỏ đã hấp thu được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. Sucralfate có tác dụng bảo vệ bằng cách ngăn ngừa tổn thương niêm mạc dạ dày – ruột.
Các nghiên cứu ở người và các mô hình động vật cho thấy sucralfate tạo thành một phức hợp với các protein của dịch rỉ kết dính với ổ loét. Đặc tính này cho phép sucralfate tạo thành một hàng rào bảo vệ ổ loét khỏi bị tấn công bởi acid dịch vị, pepsin và acid mật. non và nam
Các nghiên cứu ở người và động vật cho thấy sucralfate bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại các chất kích thích khác nhau như rượu, acid acetylsalicy-clic và natri taurocholate.
Sucralfate cũng ức chế trực tiếp hoạt động của pepsin và sự hấp thu muối mật. Nó chỉ có tác dụng kháng acid yếu. Nó không làm thay đổi thời gian tháo rỗng dạ dày, cũng như chức năng tiêu hóa bình thường. Sucralfate được chứng minh không có hiệu quả dược lý trên hệ tim mạch hoặc thần kinh trung ương.
Trẻ em:
Có ít dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng sucralfate ở trẻ em, chủ yếu là dự phòng loét do stress, viêm trào ngược thực quản và viêm niêm mạc. Liều dùng trong các nghiên cứu này là 0,5 – 1 g x 4 lần/ngày, tùy thuộc vào tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của bệnh, đã được áp dụng mà không có các thông tin liên quan đến tính an toàn.
Dược động học
Hấp thu:
Chỉ một lượng rất nhỏ sucralfate được hấp thu qua dạ dày – ruột và chúng được thải trừ chủ yếu bởi đường tiết niệu. Sự hấp thu nhôm từ sucralfate có thể tăng ở bệnh nhân lọc máu hoặc rối loạn chức năng thận.
Dữ liệu tiền lâm sàng:
Không có bằng chứng về khả năng gây ung thư ở chuột dùng sucralfate đường uống với liều lên đến 1 g/kg mỗi ngày (gấp 12 lần so với liều bình thường của người) trong 2 năm. Trong các nghiên cứu trên động vật, không có bằng chứng về hiệu quả làm giảm khả năng sinh sản. Ảnh hưởng của sucralfate đối với khả năng sinh sản của con người không được biết.
Chưa có đánh giá nào.