Edxor 37.5mg

351 đã xem

600.000/Hộp

Công dụng

Điều trị trầm cảm

Đối tượng sử dụng Người lớn từ 18 tuổi trở lên
Mang thai & Cho con bú Không được dùng
Cách dùng Uống trong bữa ăn
Hoạt chất
Danh mục Thuốc chống trầm cảm
Thuốc kê đơn
Xuất xứ Việt Nam
Quy cách Hộp 10 vỉ x 10 viên
Dạng bào chế Viên nén
Thương hiệu Orient Pharma
Mã SKU SP00832
Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Số đăng ký VD-30476-18

Thuốc Edxor 37.5mg chỉ định điều trị trầm cảm, ngăn ngừa giai đọan trầm cảm tái phát hay ngăn ngừa khởi phát giai đọan trầm cảm mới.

Tìm cửa hàng Mua theo đơn Chat với dược sĩ Tư vấn thuốc & đặt hàng Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Mời bạn Chat Facebook với dược sĩ hoặc đến nhà thuốc để được tư vấn.
Sản phẩm đang được chú ý, có 2 người thêm vào giỏ hàng & 11 người đang xem

Nhà thuốc Bạch Mai cam kết

  • 100% sản phẩm chính hãng
  • Đổi trả hàng trong 30 ngày
  • Xem hàng tại nhà, thanh toán

Edxor 37.5mg là thuốc gì ?

Edxor 37.5mg là thuốc dùng theo đơn, được chỉ định điều trị trầm cảm, ngăn ngừa giai đọan trầm cảm tái phát hay ngăn ngừa khởi phát giai đọan trầm cảm mới.

Thành phần của thuốc Edxor 37.5mg

Mỗi viên nén chứa: Venlafaxin hydroclorid

Tương ứng Venlafaxin…37,5 mg

Tá dược: Lactose monohydrat, Avicel (Microcrystallin cellulose)102, Primellose, Talc, Magnesi stearat, Natri lauryl sulfat, Povidon (PVP) K30.

Quy cách đóng gói: Vỉ 10 viên, hộp 1 vỉ, hộp 2 vỉ, hộp 3 vỉ, hộp 6 vỉ và hộp 10 vỉ;  Chai 30 viên, chai 60 viên và chai 100 viên

Công dụng của thuốc Edxor 37.5mg

Xem thêm

Bệnh trầm cảm.

Bệnh lo âu toàn thể, bệnh lo sợ tiếp xúc xã hội

Các bệnh lo âu khác: Bệnh ám ảnh – xung lực, chứng hoảng sợ, stress sau chấn thương.

Cách dùng – liều dùng của thuốc Edxor 37.5mg

Điều trị trầm cảm:

Người lớn và trẻ trên 18 tuổi: Liều khởi đầu uống 75 mg/ngày chia 2-3 lần trong bữa ăn (một số bệnh có thể khởi đầu ở liều thấp 37,5 mg/lần/ngày trong 4 – 7 ngày đầu, sau đó tăng đến 75 mg/ngày tùy theo đáp ứng của bệnh nhân), nếu cần thiết có thể tăng tới 150 mg/ngày sau vài tuần để đạt yêu cầu điều trị. Liều tối đa 225 mg/ngày.

Trầm cảm nặng hoặc nằm viện: Liều khởi đầu có thể dùng tới 150 mg/ngày, cứ sau 2-3 ngày điều trị có thể tăng thêm 75 mg/ngày đến liều tối đa là 375 mg/ngày. Sau đó phải giảm dần.

Đối với người suy gan, suy thận nhẹ không cần chỉnh liều.

Người bệnh suy gan, suy thận trung bình, liều giảm một nửa và dùng ngày 1 lần. Cần giảm liều cho người bệnh suy gan, suy thận nặng.

Uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, uống thuốc trong bữa ăn.

Cần làm gì khi một lần quên dùng thuốc

Không nên dùng liều gấp đôi để bù cho một liều lãng quên. Nếu bạn quên uống một liều hãy uống ngay khi nhớ ra và sau đó uống liều kế tiếp vào đúng thời điểm.

Tham khảo ý kiến bác sĩ.

Không dùng thuốc Edxor 37.5mg trong trường hợp sau

Sintrom 4mg Norgine
Sintrom 4mg là thuốc gì ? Sintrom 4mg là thuốc theo...
180.000

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Các trường hợp có nguy cơ cao về loạn nhịp tim, tăng huyết áp không kiểm soát được.

Dùng đồng thời với IMAO.

Phụ nữ có thai.

Trẻ em dưới 18 tuổi.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Edxor 37.5mg

Thận trọng khi dùng cho người suy gan, suy thận vừa và nặng. Cần phải giảm liều dùng.

Thận trọng với người bệnh bị bệnh tim như: Mới bị nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim mạch không ổn định hoặc những trường hợp bệnh có thể nặng lên do tăng nhịp tim. Do nguy cơ tăng huyết áp phụ thuộc liều dùng nên cần phải theo dõi huyết áp trong quá trình điều trị khi dùng liều quá 200 mg/ngày. Định lượng nồng độ cholesterol huyết nếu bệnh nhân dùng thuốc trong thời gian dài.

Thận trọng với người bệnh có tiền sử động kinh, người bệnh tăng áp lực nội nhãn hoặc glôcôm góc đóng, người bệnh có hưng cảm hoặc bệnh nhân rối loạn xuất huyết.

Bệnh nhân bị phát ban, mày đay hoặc dị ứng phải đến thầy thuốc khám để có hướng xử lý.

Vì người bệnh trầm cảm có nguy cơ tự sát cao nên cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị, nhất là trong giai đoạn đầu tiên điều trị cho tới khi trầm cảm đỡ.

Cũng như các thuốc chống trầm cảm khác, venlafaxin có thể gây chóng mặt, hạ huyết áp thế đứng là ở người cao tuổi, vì vậy không nên lái tàu xe hoặc vận hành máy móc.

Khi điều trị bằng venlafaxin mà ngừng thuốc hoặc giảm liều đột ngột có thể gây các triệu chứng mệt mỏi, ngủ gà, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, khô miệng, tiêu chảy, kích động, lo âu, căng thẳng, lú lẫn, hưng cảm nhẹ, cảm giác bất thường, tăng tiết mồ hôi và chóng mặt. Do đó, venlafaxin được khuyến cáo trước khi ngừng thuốc phải giảm liều dần dần ít nhất trong một tuần sau đợt điều trị kéo dài trên một tuần. Đồng thời phải giám sát người bệnh để làm giảm phản ứng khi ngừng thuốc.

Trong thuốc có chứa thành phần tá dược:

Natri lauryl sulfat: Dùng thận trọng với người có làn da nhạy cảm vì có thể gây ra các phản ứng tại chỗ như châm chích hoặc cảm giác đốt.

Lactose monohydrat: Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hay kém hấp thu glucose – galactose.

Khi nào cần tham vấn bác sĩ, dược sĩ

Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ

Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Edxor 37.5mg

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, buồn ngủ, chóng mặt, suy nhược, lo âu, căng thẳng, kích động, ác mộng, hoang mang.
  • Tim mạch: Run rẩy, giãn mạch, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, phụ thuộc liều.
  • Tiêu hóa: Khô miệng, táo bón. Ngoài ra còn gặp buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chảy.
  • Chuyển hóa và nội tiết: Tăng hoặc giảm cân, tăng cholesterol máu, rối loạn chức năng sinh dục.
  • Dị ứng: Ngứa, phát ban, khó thở.
  • Khác: Cảm giác lạnh và sốt, tăng tiết mồ hôi, đi tiểu nhiều, rối loạn thị lực, đau cơ, đau khớp, ù tai.

Ít gặp:1/1000 < ADR < 1/100:

  • Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng, ngất, loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
  • Thần kinh trung ương và tâm thần: Mất điều phối, rối loạn vận ngôn, rối loạn ngoại tháp, hưng cảm nhẹ, ảo giác, Co giật, ngất.
  • Trên gan: Viêm gan, tăng enzym gan có phục hồi.
  • Nội tiết: chảy sữa.
  • Dị ứng: Quá mẫn, ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, phù mạch
  • Khác: Vết bầm tím ở da, xuất huyết tiêu hóa, bí tiểu tiện, mẫn cảm ánh sáng.

Hiếm gặp: ADR < 1/1000

  • Máu: Rối loạn tạo máu như giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu.
  • Tim: Khoảng QT dài
  • Khác: Giảm natri huyết, viêm tụy và tăng tế bào da eosin ở phổi. Ý nghĩ tự tử đặc biệt ở trẻ em.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Đa số các tác dụng không mong muốn là do liên quan đến serotonin như buồn nôn, nôn, nhức đầu, mất ngủ hoặc buồn ngủ. Do thức ăn không làm giảm hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa vì vậy để giảm tác dụng không mong muốn do không dung nạp thuốc như buồn nôn nên uống cùng với thức ăn.

Venlafaxin thường gây tăng huyết áp ở một số người bệnh khi dùng liều vượt quá 200 mg/ngày, nên nếu người bệnh đã có tăng huyết áp thì cần phải điều trị tăng huyết áp trước khi bắt đầu dùng venlaraxin và phải kiểm tra huyết áp thường xuyên trong suốt quá trình điều trị bằng venlafaxin.

Với một số người bệnh nếu trong quá trình điều trị mà huyết áp tăng lên thì cần thiết phải giảm liều hoặc ngưng thuốc.

Nếu trong khi điều trị thấy xuất hiện cơn co giật, phải ngừng thuốc ngay vì Co giật thường xảy ra khi quá liều.

Giảm natri huyết thường xảy ra ở người cao tuổi và có thể do có hội chứng bài tiết hormon kháng niệu không thích hợp khi dùng thuốc trầm cảm. Tuy nhiên, hội chứng này hay gặp ở loại thuốc ức chế hấp thu serotonin, trong đó có venlafaxin. Nếu thấy người bệnh nhất là người cao tuổi bị buồn ngủ, lú lẫn hoặc Co giật khi dùng thuốc chống trầm cảm, phải chý ý ngay đến giảm natri huyết để điều trị.

Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác

Một số thuốc khi dùng đồng thời với venlafaxin có thể gây hội chứng serotonin: Thuốc cường serotonin, thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin, serotonin, thuốc làm giảm chuyển hóa serotonin. Khi bắt buộc phải dùng đồng thời venlafaxin với một trong các thuốc trên, phải giám sát chặt chẽ người bệnh, nhất là giai đoạn đầu tiên điều trị. Đặc biệt không được dùng venlafaxin đồng thời với IMO vì có thể gây tương tác nguy hiểm đến tính mạng. Phải ngừng dùng IMAO ít nhất 14 ngày mới bắt đầu dùng venlafaxin và phải ngừng dùng venlafaxin ít nhất 7 ngày mới bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm khác.

Thuốc chống đông máu: Tác dụng chống đông máu của warfarin có thể tăng lên khi dùng cùng với venlafaxin.

Thuốc chống sốt rét: Nhà sản xuất artemether cùng với lumefantrin khuyến cáo tránh phối hợp với venlafaxin.

Thuốc điều trị bệnh tâm thần: Nồng độ ozapin tăng trong huyết tương khi dùng cùng với venlafaxin.

Thuốc dopaminergic (entaCapon): Nhà sản xuất entecapon khuyên cẩn thận trọng khi dùng phối hợp với venlafaxin.

Sibutramin: Tăng nguy cơ độc cho hệ thần kinh. Nhà sản xuất khuyến cáo tránh dùng đồng thời, Moclobemid (một thuốc ức chế MAO-A hồi phục được): Tránh dùng phối hợp. Phải có một thời gian 3-7 ngày nghỉ thuốc khi muốn dùng thuốc kia.

Thuốc serotonergic: Tăng nguy cơ gây hội chứng serotonin khi phối hợp các thuốc serotonergic với nhau, khi phối hợp một thuốc serotonergic với venlafaxin. Hội chứng serotonin xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày gồm có: vật vã, vã mồ hôi, ta chảy, sốt, tăng phản xạ gân xương, mất điều phối, thay đổi trạng thái tâm thần (lú lẫn, hưng cảm nhẹ), rung giật cơ, rét run hoặc run, loạn nhịp tim, hôn mê, đông máu rải rác nội mạch, tăng hoặc giảm huyết áp, suy thận, suy thở, co giật và sốt cao.

Cimetidin: Gây ức chế enzym chuyển hóa venlafaxin ở gan nhưng nó ảnh hưởng tới chất chuyển hóa có hoạt tính của venlafaxin là 0-desmethylvenlafaxin, chất này có trong huyết tương với nồng độ cao.

Do đó các nhà sản xuất khuyến cáo rằng khi sử dụng đồng thời venlafaxin với cimetidin chỉ cần theo dõi các triệu chứng lâm sàng đối với những bệnh nhân cao tuổi, suy chức năng gan hoặc trước đó đã từng bị tăng huyết áp

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Các bà mẹ mang thai dùng venlafaxin gắn ngày sinh có thể gặp các phản ứng ngừng thuốc ở trẻ sau khi sinh. Một nghiên cứu ở 150 người dùng venlaraxin vào 3 tháng đầu của thai kỳ thấy 25 người xảy thai và thai chết, 2 người có thai dị dạng. Mặt dù tỉ lệ này cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm đối chứng nhưng các nhà sản xuất khuyến cáo không dùng venlafaxin cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú: Venlafaxin và chất chuyển hóa 0-desmethylvenlafaxin bài tiết vào sữa mẹ nên Có thể gây tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ. Không dùng thuốc cho phụ nữ nuôi con bú.

Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc

Venlafaxin có thể gây chóng mặt, hạ huyết áp thế đứng là ở người cao tuổi, vì vậy không nên lái tàu xe hoặc vận hành máy móc khi đang dùng thuốc.

Quá liều và cách xử trí

Quá liều: Hôn mê, ngủ lịm, ngủ gà, thay đổi điện tâm đồ, loạn nhịp tim và xuất huyết nặng.

Xử trí: Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Dùng than hoạt, rửa dạ dày nếu phát hiện sớm. Biện pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ hô hấp. Do thể tích máu phân bố của venlafaxin lớn trong cơ thể, nên gây lợi niệu, thảm phân, thận nhân tạo hoặc thay đổi màu có thể không có ích.

Hạn dùng và bảo quản Edxor 37.5mg

Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Thuốc sản xuất theo: USP 38

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Ngày xem xét sửa đổi, cập nhật lại nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc:

Nguồn gốc, xuất xứ Edxor 37.5mg

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG

LÔ 7, Đường 2, KCN Tân Tạo, P.Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TP.HCM.

Dược lực học

Nhóm dược lý: Chống trầm cảm

Mã ATC: N06 AX16

Venlafaxin là một thuốc chống trầm cảm dẫn xuất từ phenylethylamin thuộc loại ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin. Cơ chế tác dụng chính xác của thuốc chưa được đánh giá một cách đầy đủ nhưng venlafaxin và chất chuyển hóa có hoạt tính là 0-desmethylvenlafaxin có khả năng ức chế tái hấp thu setoronin mạnh và yếu hơn một chút với noradrenalin, thuốc ít ức chế tái hấp thu dopamin.

Venlafaxin ức chế tái hấp thu setoronin không mạnh bằng các thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu setoronin. Thuốc không có ái lực đặc hiệu trên thụ thể histamin, muscarin và adrenalin-alpha hoặc beta. Venlafaxin không ức chế MAO. Venlaraxin không có tác dụng gây ngủ và kháng muscarin của các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Dược động học

Hấp thu

Venlaraxin hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, thức ăn làm chậm hấp thu những không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu.

Phân bố:

Venlafaxin và chất chuyển hóa 0-desmethylvenlaraxin (ODV) liên kết với protein huyết tương thấp (theo thứ tự là 27% và 30%).

Chuyển hóa:

Sau khi uống, thuốc bị chuyển hóa bước một Ở gan qua trung gian CYP 206 và CYP 3A4 chủ yếu tạo thành 0-desmethylvenlafaxin còn hoạt tính. Các chất chuyển hóa khác bao gồm: N-desmethylvenlafaxin và N, O-didesmethylvenlafaxin. Nồng độ đỉnh của venlafaxin và chất chuyển hóa 0-desmethylvenlaraxin trong huyết tương đạt được sau khi dùng thuốc theo thứ tự là 2 giờ và 4 giờ.

Thải trừ:

Thời gian bán thải venlafaxin và 0-desmethylvenlafaxin tương ứng là 5 giờ và 11 giờ. Ở người xơ gan, venlafaxin thanh thải ở gan giảm khoảng 50% và của ODV giảm khoảng 30%. Venlafaxin thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa, chỉ 2% thải trừ qua phân.

Ở người xơ gan, thời gian bán thải tăng khoảng 30% đối với venlafaxin, khoảng 60% đối với ODV.

Ở người suy thận, thời gian bán thải tăng khoảng 50% đối với venlaraxin, khoảng 40% đối với ODV.

Ở người thầm phân, thời gian bán thải venlafaxin tăng 1,5 lần so với người bệnh có chức năng thận bình thường. Venlafaxin phân bố vào sữa mẹ.


Đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chưa có đánh giá nào.

Cam kết 100%
Cam kết 100%
Giao nhanh 2h
Giao nhanh 2h
Mộc Hoa Trà
Mộc Hoa Trà
MyPill
MyPill
error: Nội dung đã được đăng ký bản quyền thuộc về Nhà thuốc Bạch Mai !
Mua theo đơn 0822.555.240 Messenger Chat Zalo