Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở hầu hết các đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Bệnh nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Hãy cùng  nhà thuốc Bạch mai tìm hiểu về bệnh tiêu chảy ngay trong bài viết sau đây nhé!

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng, nhiều nước và cảm giác cần đi tiêu gấp nhiều lần hơn trong ngày (≥ 3 lần/ngày).

Tình trạng tiêu chảy có thể xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở một số đối tượng như trẻ nhỏ và người già.

Thống kê tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam cho thấy có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì tiêu chảy.

Bệnh lý tiêu chảy vô cùng phổ biến và có thể gây nguy hiểm lớn hơn nhiều so với những gì bạn có thể tưởng tượng.

Phân loại các loại bệnh tiêu chảy

Có 2 nhóm phân loại chính trong tiêu chảy là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính:

  • Tiêu chảy cấp: Kéo dài dưới 2 tuần và thường do nhiễm khuẩn thực phẩm, nhiễm virus hoặc cơ thể tiêu thụ những thức ăn không phù hợp.
  • Tiêu chảy mạn: Kéo dài trên 4 tuần, hầu hết gây ra bởi các bệnh lý thuộc về tiêu hóa, sử dụng lâu dài một số loại thuốc

Ngoài ra còn có trường hợp tiêu chảy dai dẳng từ 2-4 tuần, tuy nhiên thường hiếm gặp

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy

Xem thêm
  • Nhiễm Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng

Nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ.

  • Rối loạn vi sinh thường trú đường ruột

Thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ vô tình tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, nhu động ruột tăng, gây ra hiện tượng đi ngoài nhiều lần, phân sống, lỏng hoặc không thành khuôn.

  • Vệ sinh kém:Điều kiện vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng.
  • Không hấp thu đường  lactose

Do không dung nạp được các loại đường như: lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… nên một số người có thể bị tiêu chảy kéo dài nếu ăn những thực phẩm chứa các loại đường này.

  • Ngộ độc thực phẩm:Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại cũng là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy
  • Sử dụng một số loại thuốc

Thuốc kháng sinh làm giảm nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn xấu, nhưng đồng thời chúng cũng tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột => mất sự cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn trong ruột và khiến chúng ta dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa hơn, trong đó có tiêu chảy.

  • Các bệnh lý về tiêu hóa:Tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa như: hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh celiac hoặc bệnh viêm ruột (IBD).

Những người mắc bệnh Crohn, người bệnh có khối u hoặc ung thư đường ruột và người bệnh đã cắt bỏ một phần ruột cũng dễ mắc phải tình trạng tiêu chảy một cách thường xuyên.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ bị tiêu chảy?

  • Những người sống và sinh hoạt gần người đang bị tiêu chảy.
  • Những người sống ở khu vực nhà vệ sinh không sạch sẽ, chất bẩn đổ thẳng ra sông, ao, hồ,…
  • Những người sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
  • Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn đồ sống, thực phẩm chưa nấu chín kỹ.
  • Sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) tiêu chảy

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc A, bao gồm:

  • Không vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách như không rửa tay trước khi ăn.
  • Những người hay đi du lịch.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh tiêu chảy là đi ngoài nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày), phân lỏng và kèm nước. Ngoài ra, tình trạng cũng xuất hiện với nhiều triệu chứng đi kèm khác, cụ thể như sau:

  • Đầy bụng, sôi bụng.
  • Ỉa chảy liên tục, nhiều lần, ban đầu phân lỏng sau toàn là nước.
  • Nôn thức ăn, nước trong hoặc màu vàng nhạt.
  • Người luôn trong tình trạng mệt lả.
  • Chuột rút.
  • Biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da nhăn nheo, khô, cơ thể hốc hác, mắt trũng, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh,…

Tiêu chảy lây qua đường nào?

  • Khi chạm vào phân của người bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như khi chạm vào tã bẩn)
  • Khi chạm vào đồ vật bị nhiễm phân của người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn và sau đó tay bị nhiễm chạm vào miệng hay thực phẩm.
  • Sử dụng các thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm

Biến chứng của tiêu chảy

  • Mất nước:mất nước quá nhiều có thể dẫn đến trụy mạch, thậm chí gây tử vong.
  • Mất cân bằng điện giải:các chất điện giải Na+, K+, Cl- đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không được điều chỉnh kịp thời, cơ thể sẽ dễ xuất hiện co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
  • Suy thận cấp: do cơ thể mất nước, không thể cung cấp đủ lượng máu cho thận hoạt động.
  • Suy dinh dưỡng: do bệnh nhân ăn ít trong quá trình bị bệnh (thường ở trẻ em).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp đều có khả năng tự khỏi và triệu chứng sẽ cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hơn 2 ngày, người bệnh tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc cũng như điều trị y tế kịp thời.

  • Dấu hiệu mất nước: da khô ráp, mắt trũng sâu, tiểu ít,mạch đập nhanh, hạ huyết áp, tay chân lạnh.
  • Tiêu chảy hơn 2 ngày với người lớn và kéo dài hơn 24 giờ đối với trẻ em.
  • Nôn mửa.
  • Đau dữ dội ở bụng hoặc trực tràng.
  • Sốt từ 39 độ trở lên.
  • Phân đen, phân có máu hoặc mủ.

Đưa bệnh nhân tiêu chảy đến gặp bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu sốt cao

 Nơi khám chữa bệnh uy tín

Nếu gặp các dấu hiệu nêu trên bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Tiêu hoá, Nội.

    • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện 108.

Cách chẩn đoán bệnh tiêu chảy

*Khám bệnh:Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật, triệu chứng của tiêu chảy.

*Cận Lâm sàng :

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
  •  Nội soi đại tràng

Phương pháp điều trị tiêu chảy

Điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi và sức khỏe nói chung, mức độ nghiệm trọng của tiêu chảy

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy có thể tự khỏi trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị .Trường hợp tiêu chảy nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách:

  • Bù nước và chất điện giải
    • Uống nhiều nước: nước lọc, canh và nước ép trái cây mỗi ngày (trừ nước ép táo và nước ép quả lê chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn).
    • Uống nước điện giải: Pha gói Oresol hoặc viên Hydrite có chứa điện giải với nước theo hướng dẫn sử dụng. Một cách khác là pha 100ml nước với 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê đường.
  • Không uống cà phê, trà và cả sô cô la.
  • Không ăn các thực phẩm sinh hơi: đậu đỗ, bắp cải, bia, rượu, nước có ga.
  • Kiêng sữavà  các món chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ trong một vài ngày.
  • Ăn thực phẩm nhiều probiotic: sữa chua, pho mát giúp giảm đầy hơi.
  • Dùng thuốc
    • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinhcó thể giúp điều trị tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Nếu bệnh tiêu chảy do vi rút, thuốc kháng sinh sẽ không giúp đỡ gì.
    • Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide, Bismuth, Diosmectite là các loại thuốc có thể giúp giảm số lượng đi tiêu chảy nước.

Phương pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tiêm phòng: Virus Rota, một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy có thể được ngăn ngừa bằng vacxin virus Rota.
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách.
  • Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
  • Đảm bảo nấu chín kỹ thức ăn trước khi dùng.
  • Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch, không ô nhiễm.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp phòng ngừa, điều trị bệnh tiêu chảy. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts