UNG THƯ CỔ TỬ CUNG: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
5 Tháng ba, 2024
Tại Việt Nam, tỷ lệ nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần ở nữ giới lên đến 80%. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư cổ tử cung do nhiễm virus HPV. Tỷ lệ nhiễm cao nhất (20 – 25%) ở phụ nữ 20 – 30 tuổi. Bệnh nhân thường không có triệu chứng khi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu và tiền ung thưHãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu bệnh ung thư cổ tử cung để nhận biết và phát hiện kịp thời nhé!
Cổ tử cung dài là khoảng 5 cm nằm giữa âm đạo và tử cung. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo và được bao phủ bởi một lớp mô mỏng được tạo từ thành tế bào.
Ung thư cổ tử cung (tiếng Anh là Cervical Cancer) là bệnh lý ác tính của tế bào biểu mô lát (tế bào biểu mô vảy) hoặc tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển bất thường dẫn đến hình thành các khối u trong cổ tử cung. Các khối u này nhân lên một cách mất kiểm soát, xâm lấn và tác động đến các cơ quan xung quanh, thường gặp nhất là di căn đến phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng
Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung
Thống kê của WHO cho thấy, khoảng 99.7% trường hợp ung thư CTC đều có sự hiện diện của virus HPV (Human Papilloma Virus). Do đó, virus HPV được coi là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến việc mắc bệnh lý này ở nữ giới.
Virus HPV chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục, một số ít trường hợp người bệnh không quan hệ tình dục, chỉ tiếp xúc ngoài da nhưng vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm. Hầu hết các trường hợp lây nhiễm virus HPV không có triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể tự khỏi sau vài tháng mà không cần điều trị.
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung
Xem thêm
Thông thường, bệnh lý phát triển qua các giai đoạn:
Giai đoạn 0:Giai đoạn này chưa có tế bào ung thư ở cổ tử cung, bắt đầu xuất hiện các tế bào bất thường và có thể phát triển thành tế bào ung thư trong tương lai. Do đó, giai đoạn này được gọi là tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô tại chỗ.
Giai đoạn I:Ung thư chỉ mới xảy ra ở bên trong cổ tử cung.
Giai đoạn II:Ung thư đã bắt đầu lan ra bên ngoài cổ tử cung, xâm lấn vào các mô xung quanh nhưng chưa đến các mô lót trong khung chậu hoặc phần dưới của âm đạo.
Giai đoạn III:Các tế bào ung thư đã xâm lấn vào phần dưới của âm đạo và các mô lót trong khung chậu.
Giai đoạn IV:Ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, như: ruột, bàng quang, phổi…
Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường diễn tiến rất thầm lặng và những triệu chứng ban đầu của ung thư rất khó để nhận biết.
Đau rát vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục;
Chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh nguyệt, sau mãn kinh hoặc sau khi khám phụ khoa;
Dịch tiết âm đạo bất thường, có thể tiết nhiều hơn, có màu xám đục và có mùi hôi;
Khó chịu khi đi tiểu, tiểu nhiều lần;
Đi tiểu, đi ngoài ra máu (dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung xâm lấn bàng quang, trực tràng);
Bên cạnh các biểu hiện bất thường gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, dưới đây là một số biến chứng do ung thư cổ tử cung gây nên:
Chảy máu tạng: Khi âm đạo, bàng quang, trực tràng hoặc ruột bị khối u ở cổ tử cung xâm lấn, có thể dẫn đến chảy máu.
Vô sinh: Tinh trùng và trứng phát triển ở cổ tử cung. Vì vậy, phụ nữ mất đi khả năng làm mẹ nếu bắt buộc phải cắt bỏ cổ tử cung khi điều trị. Ngoài ra, cắt bỏ buồng trứng cũng có thể khiến bệnh nhân bị mãn kinh sớm.
Suy thận: Khối u cổ tử cung xâm lấn niệu quản, gây chèn ép và cản trở nước tiểu đi ra khỏi thận. Lâu ngày nước tiểu tích tụ sẽ khiến thận bị sưng, gây sẹo làm chức năng thận bị suy giảm.
Ảnh hưởng tâm lý: Bệnh gây rối loạn cảm xúc, nhiều trường hợp người bệnh bị trầm cảm, tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Khi nào bạn cần nên gặp bác sĩ
Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh ung thư cổ tử cung thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để tránh chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị.
Tuy nhiên, cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là làm các xét nghiệm tầm soát thường xuyên. Tỷ lệ điều trị thành công các bệnh tiền ung thư và ung thư cải thiện đáng kể khi phát hiện sớm.
Tham khảo các bệnh viện uy tín
Tại thành phố Hà Nội:Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Ung Bướu, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện K,…
Chẩn đoán khối u cổ tử cung
Thông qua quá trình khám lâm sàng, hỏi bệnh sử, nếu nghi ngờ người bệnh có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.
Soi cổ tử cung
Sinh thiết cổ tử cung
Xét nghiệm HPV: Phát hiện cơ thể bị nhiễm virus HVP hay không, đặc biệt chủng có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao HVP type 16 và type 18;
Xét nghiệm PAP – Smear: Phát hiện những tế bào bất thường ở cổ tử cung
Thăm khám tử cung, âm đạo, bàng quang, trực tràng: Đánh giá tình trạng di căn của tế bào ung thư sang các cơ quan khác: Âm đạo, trực tràng, bàng quang,
Chụp CT Scan, PET Scan, MRI hoặc X-quang
Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung
Phương pháp điều trị khối u cổ tử cung thường là đa mô thức, tức là gồm nhiều phác đồ điều trị khác nhau, chứ không phải ung thư là mổ như nhiều bệnh nhân vẫn đang lầm tưởng. Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau
Phẫu thuật: Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung thường được chỉ định nhất, đặc biệt là ung thư cổ tử cung giai đoạn I. Khi tế bào ung chưa đã xâm lấn cổ tử cung nhưng chưa di căn sang bộ phận, cơ quan khác. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung để loại bỏ khối u ung thư.
Xạ trị:Xạ trị là dùng các tia năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của chúng. Xạ trị gồm xạ trị ngoài (bắn tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể) và xạ trị trong (đưa nguồn phóng xạ vào âm đạo, gần cổ tử cung).
Hóa trị:Hóa trị là điều trị bằng thuốc, thường được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch. Hóa trị được thực hiện theo từng đợt, kéo dài nhiều tháng.
Dùng thuốc nhắm trúng đích:Liệu pháp nhắm trúng đích là dùng những loại thuốc nhắm vào các tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh bình thường.
Liệu pháp miễn dịch:Liệu pháp miễn dịch là điều trị tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư.
Khi bệnh ở giai đoạn IV, khối u đã lan rộng sang cơ quan xung quanh hoặc di căn đến bộ phận xa hơn: Phổi, gan, xương,… thì việc điều trị rất tốn kém và khó khăn, điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm phòng vắc-xin HPV: Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung chỉ có một cách duy nhất đó là tiêm vắcxin HPV phòng ngừa. Theo khuyến cáo, độ tuổi an toàn để tiêm vắcxin an toàn và đạt hiệu quả cao nhất ở độ tuổi 9 – 26;
Không quan hệ tình dục sớm, nhất là ở độ tuổi vị thành niên vì cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện, còn nhạy cảm.
Thực hiện quan hệ tình dục an toàn. Không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình vì nguy cơ cao lây nhiễm virus HPV, đặc biệt là khi bạn tình có nhiều bạn tình khác.
Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong các kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục…
Đến ngay cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời khi có những triệu chứng bất thường.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm không có triệu chứng rõ ràng. Sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm là cách tốt nhất để phát hiện và chữa ung thư cổ tử cung kịp thời.
Tiêm vaxcxin HPV là cách ngừa bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là bệnh không thể điều trị được.Các bạn hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai chia sẻ những thông tin hữu ích này cho bạn bè và người thân nhé!