Vảy phấn đỏ nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
13 Tháng mười một, 2024
Vảy phấn đỏ nang lông là một bệnh mạn tính hiếm gặp gây ra vàng da trên da.Bệnh có tính chất kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.Vì vậy việc phân loại được bệnh sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị và tỷ lệ thành công. Hãy Cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh phấn đỏ nang lông qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh vảy phấn đỏ nang lông (Pityriasis rubra pilaris hay PRP)bệnh mạn tính hiếm gặp, đặc trưng bởi sẩn sừng nang lông, mảng da đỏ cam, dày sừng, bong vảy. Bệnh có thể bao phủ toàn bộ cơ thể hoặc chỉ các bộ phận của cơ thể như khuỷu tay và đầu gối, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Tỷ lệ mắc bệnh này ở nam và nữ gần giống nhau. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, tuy nhiên hay gặp nhất là độ tuổi 5 – 10 (do di truyền) hay từ 51 – 55 tuổi (do mắc phải).
Có 2 dạng vảy phấn đỏ nang lông phổ biến nhất là:
Thể cổ điển ở người trẻ: thể này là do di truyền qua một gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường và thường khởi phát từ khi còn nhỏ.
Thể cổ điển ở người lớn: tính di truyền ở thể này không rõ ràng và bệnh thường khởi phát ở tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân gây vảy phấn đỏ nang lông
Vảy phấn đỏ nang lông là một tình trạng da phức tạp với cả hình thức mắc phải và di truyền.Nguyên nhân chính xác của bệnh vảy phấn đỏ nang lông đến nay vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên giới nghiên cứu cho rằng cả hai yếu tố di truyền và mắc phải đều đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh.
Di truyền: xảy ra ở người trẻ và bệnh vảy phấn đỏ nang lông do di truyền thường có xu hướng nặng hơn.
Ung thư da tiềm ẩn: có liên quan đến bệnh vảy phấn đỏ nang lông khởi phát ở người lớn.
Rối loạn chuyển hóa vitamin A: là kết quả ban đầu của một nghiên cứu của tổ chức National Organization for Rare Disorders. Tuy nhiên, kết quả này vẫn cần nghiên cứu thêm.
Hoạt động của hệ miễn dịch: bệnh vảy phấn đỏ nang lông có thể có mối liên hệ với sự rối loạn của hoạt động miễn dịch
Triệu chứng của bệnh vảy phấn đỏ nang lông
Xem thêm
Biểu hiện sớm nhất là vảy ở đầu, lúc này chưa có thương tổn ở lông, giống viêm da dầu, thường ít thương tổn. Vị trí hay gặp là 2 bên cổ, thân mình, mặt duỗi của chi, đặc biệt là ở mu đốt ngón 1, 2. Thương tổn sau đó lan rộng dần tạo thành mảng lớn với kích thước khác nhau, bờ rõ, trông như da gà, sờ vào có cảm giác như sờ vào bàn nạo.
Sẩn hình chóp, màu nâu đỏ hoặc vàng đỏ, kích thước bằng đầu ghim, trên đỉnh là nút sừng, ở giữa nút sừng có gắn sợi lông. Các sẩn tập trung thành mảng, có hiện tượng bong vảy lan toả làm các sẩn nang lông mờ đi rồi biến mất để lại nền da đỏ, bong vảy khô. Da lúc này trở nên đỏ đục, bóng, teo.
Phân bố thương tổn đối xứng và lan toả có thể tới tất cả các vị trí của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có đảo da lành giữa vùng thương tổn, đây là dấu hiệu rất đặc trưng, có thể có dấu hiệu Köbner.
Dày sừng lòng bàn chân, bàn tay điển hình, có xu hướng lan ra rìa và rất cứng, có vết nứt ở lòng bàn tay bàn chân.
Móng đục, dày, xù xì, mủn, có khía, có khuynh hướng nứt và gãy, đôi khi có rỗ móng. Lông, tóc và răng vẫn bình thường.
Có thể bong vảy da lan toả làm lu mờ các thương tổn sẩn nang lông, dẫn đến đỏ da có vảy toàn thân, đỏ thẫm, khô, teo và nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ, vùng da trên các chỗ xương nhô lên rất dễ bị loét.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi có các dấu hiệu như xuất hiện các mảng vảy màu hồng hoặc đỏ trên da kèm cảm giác ngứa, dày lớp sừng trong lòng bàn tay – chân, rụng tóc, lộ mí mắt thì bạn không nên chần chừ mà hãy đi khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt. Vì có thể bạn đang bị bệnh vảy phấn đỏ nang lông và cần được chẩn đoán, chăm sóc và điều trị.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn:
Mô bệnh học: bác sĩ sẽ lấy một mẩu da ở vùng tổn thương và đem đi làm xét nghiệm mô bệnh học. Xét nghiệm này cho phép quan sát vùng tổn thương ở mức độ tế bào qua kính hiển vi. Từ đó, có thể thấy các tổn thương mô học đặc trưng của bệnh.
Xét nghiệm khác bao gồm: protein gắn retinol trong máu, CRBP – Cellular Retinol Binding Protein, CRABP – Cellular retinoic Acid Binding Protein, hoạt động của tế bào lympho T.
Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống như isotretinoin, acitretin, methotrexate hoặc tiêm thuốc sinh học cho trường hợp bệnh nặng, phối hợp với các loại kem bôi có chứa urea, axit salicylic, retinoid và steroid để giúp kiểm soát tình trạng bệnh nhẹ.
Tại chỗ
Các phương pháp điều trị vảy phấn đỏ nang lông tại chỗ bao gồm:
Cấp ẩm cho da: để giúp giảm triệu chứng khô da và nứt nẻ bằng các sản phẩm như kem dưỡng ẩm, vaseline, calcipotriol.
Corticoid toàn thân có tác dụng trong điều trị đợt cấp và chỉ dùng trong thời gian ngắn.
Methotrexat, Azathiopri
Có thể kết hợp isotretinoin với methotrexat liều thấp
Liệu pháp
Quang hoá trị liệu: UVA, UVB – NB hoặc PUVA có hiệu quả trong một số trường hợp.
Quang hoá trị liệu kết hợp với retinoid đối với trường hợp nặng.
Chống nhiễm khuẩn thứ phát nếu có thương tổn lan toả.
Bệnh vảy phấn đỏ nang lông có thể chữa hết không?
Điều trị vảy phấn đỏ nang lông là cực khó khăn và cần kinh nghiệm.Khả năng điều trị dứt điểm của bệnh phấn đỏ nang lông phụ thuộc vào từng phân loại bệnh. Việc điều trị có thể giúp thuyên giảm triệu chứng nhưng không thể đảm bảo sẽ chữa khỏi hoàn toàn, ví dụ như:
Loại người lớn cổ điển: thường biến mất sau 2 hoặc 3 năm, nhưng có thể cũng tồn tại lâu hơn.
Giới hạn ở tuổi vị thành niên: có xu hướng tồn tại suốt đời
Bệnh vảy phấn đỏ nang lông là một bệnh da hiếm gặp và hiện nay chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn.Nên việc hiểu biết cách chăm sóc vùng da bị tổn thương rất quan trọng để có thể sống chung với bệnh.Việc phát hiện triệu chứng sớm và áp dụng biện pháp điều trị làm giảm triệu chứng hiệu quả là vô cùng cần thiết. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân mình biết những thông tin hữu ích trên nhé!