Viêm amidan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
14 Tháng mười hai, 2023
Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Bệnh này có thể tái phát nhiều lần và rất dễ gây biến chứng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm amidan, cũng như một số cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả bạn nhé!
Amidan là gồm 2 tổ chức bạch huyết (lympho) nằm ở phía sau của hầu họng, cũng là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp
Vai trò : đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp bằng hai cách (1) amidan ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm và virus, (2) amindan tiết ra các kháng thể chống lại nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh.
VA và amidan đã có từ thời kỳ sơ sinh và là tổ chức bình thường của con người, chúng phát triển ở giai đoạn trẻ nhỏ và thiếu nhi sau đó teo nhỏ dần ở người lớn.
Viêm VA thường gặp nhiều ở lứa tuổi từ 2 đến 6 tuổi (lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo). Viêm amidan thường gặp nhiều ở lứa tuổi lớn hơn, chủ yếu ở lứa tuổi 6 đến 18 tuổi
Viêm amidan là gì?
Amidan hoạt động như một cơ chế bảo vệ và giúp ngăn cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Khi virus và vi khuẩn tấn công với số lượng lớn vào cơ thể khiến amidan không thể chống lại được, gây ra nhiễm trùng, tình trạng này được gọi là viêm amidan.
Viêm amidan rất dễ chẩn đoán và các triệu chứng thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.
Phân loại viêm amidan
Gồm 2 loại cấp tính và mạn tính.
Viêm amidan cấp là tình trạng viêm sung huyết hoặc viêm mủcủa amidan khẩu cái. Trường hợp này có thể kéo dài khoảng 3 ngày hoặc 2 tuần, thường do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu do virus thường là nhẹ, nếu do vi khuẩn thì nặng hơn, đặc biệt là do liên cầu tan huyết β nhóm A có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, viêm khớp, thấp tim…
Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lầncủa amidan khẩu cái. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amidan viêm có thể phát triển to lên (viêm quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amidan có thể nhỏ lại (viêm xơ teo).
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm amidan
Xem thêm
Viêm amidan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt, người ta thấy rằng trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng dễ mắc viêm amidan hơn nhóm đối tượng khác.
Nguyên nhân gây viêm amidan
Viêm amidan có nguyên nhân do nhiễm các loại virus như: Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, Virus Parainfluenza, Virus Epstein-Barr, virus herpes simplex.
Tiền sử người bệnh đã từng mắc hoặc/và đang mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi, ho gà …
Người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân kém.
Người bệnh sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như kem, nước đá, bia lạnh.
Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi.
Thậm chí do thời tiết thay đổi đột ngột cũng dẫn tới viêm amidan.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm amidan bao gồm
Đau vùng cổ họng, tăng lên khi nói chuyện, ăn uống hoặc nuốt nước bọt.
Nuốt đau, nuốt khó hoặc nuốt vướng.
Sốt, có thể sốt vừa đến sốt cao.
Quan sát thấy 2 amidan khẩu cáisưng to, đỏ.
Bề mặt amidan phủ lớp màng màu trắng hoặc vàng.
Hôi miệng, hơi thở hôi.
Sờ thấy hạch ở vùng cổnhư hạch dọc theo cơ ức đòn chũm, hạch góc hàm, hạch mang tai,…
Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, …
Có thể ho khan hoặc ho ít đờm, chảy mũi, khàn tiếng nhẹ.
Giọng nói khó nghe hoặc hay bị nghẹt thở, ngủ ngáy.
Đối tượng trẻ nhỏ, quan sát có 1 số biểu hiện dưới đây :
Chảy nhiều dãi dớt.
Biếng ăn, ăn kém đi.
Trẻ kích thích, quấy khóc bất thường.
Ngoài ra, trẻ thường xuất hiện sốt
Biến chứng nguy hiểm
*Tại chỗ :
Cơn ngừng thở khi ngủ do amidan quá phát gây tắc nghẽn đường thở.
Nhiễm trùng lan rộng ra tổ chức mô xung quanh vùng họng gây biến chứng viêm mô tế bào do viêm amidan.
Áp xe quanh amidan do tụ mủ ở phía sau amidan.
*Các biến chứng khác:
Thấp tim: biến chứng thường gặp sau 2 – 3 tuầnbiểu hiện nhiễm liên cầu ở họng.
Thấp khớp.
Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu sau:
Trẻ kích thích, quấy khóc nhiềuhoặc mệt mỏi nhiều đến mức li bì.
Đau họng kèm theo sốt cao.
Đau họng tăng nhanhhoặc không đáp ứng với điều trị thông thường tại nhà trong vòng 24 – 48 giờ.
Trẻ đau họng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống, sinh hoạt: trẻ ăn kém hoặc không ăn được.
Trẻ khó thở liên tụcvà nặng lên khi ngủ, có cơn ngừng thở khi ngủ.
Nơi khám chữa bệnh viêm amidan uy tín
Tại Hà Nội: bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Xanh-pôn, bệnh viện Nhi Trung ương,…
Chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng:
Khám họng: soi họng, khám ở cổ xem người bệnh có bị sưng hạch bạch huyết hay không, nghe tiếng ran phổi và khám vùng lách có bị to không.
Xét nghiệm: Xét nghiệm máu toàn phần và xét nghiệm dịch tiết được lấy từ họng người bệnh để tìm ra nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn.
Điều trị bệnh Viêm amidan
Nguyên tắc điều trị
Viêm amidan cấp tính: chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng. Chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc có các biến chứng khác.
Viêm amidan mạn tính: chủ yếu là cân nhắc phẫu thuật.
Dùng thuốc
viêm amidan do vi khuẩn sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh ( thời gian điều tị 10 ngày)
=> Lưu ý :Cần sử dụng đủ đợt kháng sinh theo phác đồ điều trị, kể cả cả khi các triệu chứng đã hết hoàn toàn.
Thuốc giảm đau hạ sốt: paracetamol
Xith mũi, súc họng
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt amidan có thể được chỉ định trong điều trị những trường hợp viêm amidan tái phát thường xuyên trên 3 đợt trong vòng 1 năm, viêm mạn tính khiến trẻ phải dùng thuốc liên tục, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển thể chất của trẻ (chậm lớn, suy dinh dưỡng,…) gây nên viêm tấy hoặc thậm chí áp xe quanh amidan.
Chăm sóc tại nhà:
Viêm amidan do virus thường sẽ không có chỉ định dùng thuốc, mà theo dõi tự khỏi sau 7-10 ngày
Chế độ ăn và Biện pháp phòng ngừa
* Chế độ ăn
Viêm amidan cần ăn đồ mềm, lỏng,Các loại rau xanh và hoa quả tươi
Uống đủ nước mỗi ngày
Thực phẩm có tính chống viêm, kháng khuẩn:Gừng ,tỏi, mật ong,
*Kiêng
Biện pháp phòng ngừa
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ:Rửa tay thường xuyên, không dùng chung đồ uống, dụng cụ cá nhân với người khác. Thay bàn chải đánh răng sau khi bị viêm amidan. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Tránh tiếp xúc với người bị viêm amidan hoặc các bệnh lây nhiễm khác:Nếu bạn phải tiếp xúc với người bị viêm amidan, hãy đeo khẩu trang để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Giữ ấm cho vùng mũi, họng khi thời tiết chuyển dần sang lạnh:Đeo khăn quàng cổ hoặc áo khoác để giữ ấm cho cổ họng và đeo khẩu trang.
Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát:Làm sạch bụi bặm trên các thiết bị điện tử như quạt máy, điều hòa.
Sử dụng khẩu trang khi ra đường:Đeo khẩu trang để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày:Chăm sóc răng miệng đúng cách để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về viêm amidan, cũng như biết cách điều trị và phòng bệnh viêm amidan hiệu quả. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến gia đình và bạn bè xung quanh bạn nhé!