Viêm cầu thận là nguyên nhân hàng dẫn đến suy thận. Vì vậy, cần nhận biết bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả là cách tốt nhất để bảo vệ thận .Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm cầu thận cấp, nguyên nhân và triệu chứng qua bài biết dưới đây nhé.

Viêm cầu thận cấp (Acute Glomerulonephritis, Acute Nephritis Syndrome) là một hội chứng viêm và tổn thương của các cầu thận.  Những đơn vị lọc nhỏ làm từ các mao mạch bên trong thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải và nước tiểu ra khỏi cơ thể. Khi các đợt viêm cầu thận xảy ra đột ngột và cấp tính sẽ dẫn đến viêm cầu thận cấp.

Viêm cầu thận cấp có thể mắc phải ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Trong đó, trẻ em từ 4 – 7 tuổi được xem là đối tượng phổ biến nhất. 

Nguyên nhân gây ra viêm cầu thận cấp

Ở mỗi bệnh nhân, nguyên nhân gây bệnh  có thể khác nhau. Có một vài nguyên nhân phổ biến rất nhiều người mắc phải .

*Nhiễm trùng

Nguyên là vì các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm họng hạt do liên cầu khuẩn Streptococcus, thường khởi phát 1 – 3 tuần sau khi nhiễm trùng cấp tính. Từ đó, tăng cao khả năng bị viêm cầu thận cấp ở người.

Những bệnh nhiễm trùng có thể gây ra viêm cầu thận cấp bao gồm:

  • Viêm cầu thận hậu liên cầu: Những bệnh viêm họng hạt hoặc nhiễm trùng do liên cầu khuẩn
  • Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn: Nhiễm trùng ở lớp niêm mạc trong của buồng tim và van
  • Nhiễm trùng thận do virus: Tình trạng nhiễm trùng ngược khi người bệnh bị mắc viêm gan B hoặc C
  • HIV: Bệnh có thể gây ra viêm cầu thận cấp. Ở một số trường hợp, viêm cầu thận cấp có thể tiến triển nhanh hơn cả HIV.

Viêm gan B cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận cấp

*Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể có thể gây viêm cầu thận cấp:

  • Lupus là một bệnh viêm mạn tính, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể như thận, da, khớp, tế bào máu, tim và phổi,…
  • Hội chứng Goodpasture gây ra các kháng thể tuần hoàn đối với collagen loại IV ở các mô trong phổi và thận, dẫn đến tổn thương thận tiến triển và vĩnh viễn.
  • Bệnh thận IgA xảy ra khi kháng thể tích tụ một thời gian dài trong cầu thận gây viêm và tổn thương. Triệu chứng phổ biến nhất là có máu trong nước tiểu.

*Viêm mạch máu

Mạch máu bị tổn thương, xuất hiện các thay đổi như dày lên, suy yếu, xuất hiện sẹo hoặc bị thu hẹp lại. Tình trạng này gây cản trở lưu lượng máu lưu thông đến thận, dẫn đến tổn thương.

*Ung thư

Viêm cầu thận có liên quan đến một số bệnh ung thư như:

  • Ung thư dạ dày.
  • Ung thư phổi.
  • Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính,…

Triệu chứng của bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn:

  • Đái máu (chiếm khoảng 50%).
  • Protein niệu (protein trong nước tiểu) nhẹ.
  • Đái máu vi thể hoặc đại thể (nước tiểu có màu nâu, màu coca, màu ám khói hoặc màu đỏ tươi).
  • Thiểu niệu (đi tiểu ít hơn bình thường tính trong vòng 24 giờ).
  • Phù, tăng huyết áp, giữ muối và nước, suy thận.
  • Sốt (ít gặp), nếu có thường gợi ý tình trạng nhiễm trùng kéo dài.
  • Suy thận gây quá tải dịch kèm theo suy tim và tăng huyết áp nặng cần lọc máu (chiếm khoảng 1 – 2% bệnh nhân).

Viêm cầu thận tiến triển nhanh:

  • Các triệu chứng thường âm thầm gồm: Mệt mỏi, sốt, chán ăn, nôn mửa, đau bụng, đau khớp.
  • Đái máu khởi phát đột ngột.
  • Trước khi khởi phát suy thận, khoảng 50% bênh nhân có tiền sử mắc bệnh giống cúm cấp tính trong vòng 4 tuần hoặc bệnh nhân có phù.
  • Thiểu niệu nặng.
  • Khoảng 10 – 30% bệnh nhân gặp hội chứng thận hư như: Chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sủi bọt (do nồng độ protein cao), phù ngoại biên và cổ trướng.

Biến chứng của bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp ảnh hưởng đến chức năng của thận, dẫn đến các biến chứng như:

    • Tổn thương thận cấp do sự suy giảm chức năng thận đột ngột, thường liên quan đến những nguyên nhân nhiễm trùng gây viêm cầu thận.
    • Bệnh thận mạn tính: Tình trạng viêm dai dẳng và kéo dài dẫn đến tổn thương hoặc suy giảm chức năng thận kéo dài gây bệnh thận mạn tính. Thậm chí có thể tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu hoặc ghép thận.
    • Huyết áp cao: Tổn thương cầu thận do viêm có thể dẫn đến tăng huyết áp

Viêm cầu thận là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận

  • Tổn thương thận cấp do sự suy giảm chức năng thận đột ngột, thường liên quan đến những nguyên nhân nhiễm trùng gây viêm cầu thận.
  • Bệnh thận mạn tính: Tình trạng viêm dai dẳng và kéo dài dẫn đến tổn thương hoặc suy giảm chức năng thận kéo dài gây bệnh thận mạn tính. Thậm chí có thể tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu hoặc ghép thận.
  • Huyết áp cao: Tổn thương cầu thận do viêm có thể dẫn đến tăng huyết áp.
  • Hội chứng thận hư xảy ra khi có quá nhiều protein trong nước tiểu và quá ít trong máu do viêm cầu thận khiến thận không thực hiện được chức năng lọc.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Xem thêm

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Viêm cầu thận cấp là tình trạng có thể tự hồi phục sau một thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, để có thể phát hiện và điều trị kịp thời nhằm hạn chế nguy cơ phát triển thành những bệnh lý về thận khác nguy hiểm hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Phù với biểu hiện da căng lên, dùng tay ấn nhẹ thấy bị lõm vào trong nhưng vài giây sau trở lại như bình thường.
  • Tiểu máu.
  • Tăng huyết áp.
  • Mệt mỏi,…

Nơi khám chữa bệnh viêm cầu thận cấp

  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E,…

Chẩn đoán phát hiện bệnh viêm cầu thận

Viêm cầu thận có thể được xác định bằng các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy dấu hiệu tổn thương cầu thận 
  • Xét nghiệm máu giúp định lượng nồng độ độc chất trong máu và đánh giá mức độ tổn thương của thận, sự hiện diện của các kháng thể khi rối loạn tự miễn dịch, nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút.
  • Kiểm tra hình ảnh của thận trên phim chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) giúp phát hiện bằng chứng về tổn thương thận.
  • Sinh thiết thận giúp xác định nguyên nhân gây viêm cũng như xác định chẩn đoán viêm cầu thận.

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán chính xác bệnh viêm cầu thận

Phương pháp điều trị

Phương pháp và liệu trình điều trị viêm cầu thận cấp sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi tiến hành chẩn đoán và tùy thuộc vào:

  • Nguyên nhân gây bệnh.
  • Kiểm soát dấu hiệu và triệu chứng, giảm biến chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.

Trường hợp viêm cầu thận cấp do nhiễm vi khuẩn liên cầu có thể tự cải thiện, không cần điều trị hoặc nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kháng sinh nhóm Penicillin dạng uống hoặc dạng tiêm trong vòng 7 – 10 ngày.

Các thuốc điều trị triệu chứng :

  • Phù: Thuốc lợi tiểu furosemid giúp thải muối và nước
  • Tăng huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril,…; thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II như losartan, telmisartan,…; thuốc chẹn beta giao cảm propranolol, atenolol,…; thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên dihydralazin,…

Trong trường hợp tình trạng viêm cầu thận trở nên tệ đến mức suy thận nặng, bác sĩ sẽ có thể đề nghị sử dụng kỹ thuật lọc máu bằng máy và thậm chí là ghép thận.

Phương pháp phòng ngừa viêm cầu thận cấp

  • Thay đổi chế độ ăn: hạn chế muối, hạn chế nước trong trường hợp cần thiết, hạn chế protein nếu bị viêm cầu thận cấp có suy thận.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn nhóm A, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em.
  • Không làm việc quá sức, hạn chế đến nơi ô nhiễm để tránh nhiễm khuẩn.
  • Ăn uống đa dang chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh viêm cầu thận cấp, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng bệnh. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts