Viêm đại tràng mãn tính là căn bệnh không phải hiếm gặp ở nước ta, bệnh rất khó để điều trị dứt điểm và hay tái phát, khiến người bệnh không chỉ chịu nỗi khổ tiêu hóa, ăn uống mà còn thường trực nỗi lo ung thư đại tràng.Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu bệnh lý Viêm đại tràng mãn tính qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm đại tràng mãn tính là gì?

Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng kéo dài dẫn đến mãn tính, nghĩa là tình trạng viêm nhiễm đại tràng đã ở mức độ nặng, gây tổn thương khu trú hay lan tỏa đến niêm mạc đại tràng.Viêm đại tràng mãn tính nhẹ có thể khiến niêm mạc đại tràng dễ tổn thương, chảy máu, nặng sẽ xuất hiện những vết loét, xung huyết, thậm chí là áp xe.

Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân:

  • Do lao, crohn, viêm đại tràng chảy máu,…
  • Do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm nấm gây viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm mà diễn tiến thành.

Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên do:

Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên do thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

Theo đó, các nhóm nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính được cho là ảnh hưởng gây bệnh gồm:

  • Nhiễm ký sinh trùng: Giun tóc, giun kim, giun đũa,…
  • Nhiễm vi trùng gây bệnh đường ruột: Salmonella, Shigella,…
  • Chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn gây kích thích, tổn thương dạ dày, niêm mạc đại tràng.
  • Táo bón kéo dài.

Dấu hiệu của viêm đại tràng mãn tính

Xem thêm

Không giống như viêm đại tràng cấp tính có thể dễ dàng chữa khỏi, không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt, viêm đại tràng mãn tính có nhiều dấu hiệu đặc trưng:

  • Đau bụng kéo dài:đau dọc theo khung đại tràng, vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu. Cơn đau xuất hiện theo cơn, đau quặn nhiều lần, có khi đau âm ỉ, cơn đau giảm bớt khi đi tiêu.Đặc biệt,cảm thấy bụng luôn căng trướng, căng tức rất khó chịu, nhất là khu trú dọc khung đại tràng.
  • Đi tiêu ra phân lỏng, nhiều lần trong ngày, nhiều trường hợp có thể bị táo bón, mót rặn, phân có máu, có nhầy hoặc không kèm nhầy.
  • Có  trường hợp vừa bị táo bón xen kẽ với tiêu phân lỏng, nhìn chung phân không ổn định.
  • Chán ăn, ăn uống kém, toàn thân mệt mỏi, đầy bụng, giảm trí nhớ, ăn ngủ kém, hay cáu gắt, lo lắng,…

Biến chứng của viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống:

  • Chít hẹp đại tràng, rò ruột, áp xe đại trực tràng, thủng ruột hoặc phình đại tràng nhiễm độc.
  • Viêm loét đại tràng lâu ngày còn tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột làm tăng tỉ lệ tử vong.
  • Ngoài ra, các biến chứng ngoài đường tiêu hóa có thể gặp như: loãng xương, tình trạng tăng đông, thiếu máu, sỏi mật, loét áp tơ, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, viêm khớp

Điều trị viêm đại tràng mãn tính

Nguyên tắc chung là kết hợp điều trị nội khoa toàn diện, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, làm việc phù hợp.

Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm đại tràng mãn tính thường là kết hợp thuốc phục hồi tổn thương và thuốc loại trừ nguyên nhân gây bệnh cũng như tái phát bệnh như:

  • Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng: cefixim, cefpodoxim,levofloxacin,…
  • Thuốc chống ký sinh trùng,Chống nấm
  • Chống tiêu chảy: smecta, hidrasec,..
  • Nhuận tràng: Duphalac, Folax, chất xơ,…
  • Men vi sinh
  • Thuốc giảm đau và chống co thắt: Nospa, Nicspa,…

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo khoa học để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho đại tràng và sự phục hồi như sữa đậu nành, gạo, khoai tây, cá, tăng cường rau xanh, trái cây, củ quả giàu chất xơ, chuối đu đủ giàu Kali,…
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm còn tươi sống như nem chua, tiết canh, rau sống, gỏi các loại, lòng heo,… tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Hạn chế ăn trứng, nem rán, thịt mỡ, sữa,… cùng các chất gây kích thích đường ruột như cà phê, rượu bia, thuốc lá, những đồ ăn chiên nóng khó tiêu. Nên ăn thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn ít vào buổi tối để giảm gánh nặng cho đường ruột.

Phòng ngừa Viêm đại tràng mãn tính

  • Duy trì chế độ sinh hoạt và hoạt động lành mạnh. Bạn phải kiểm soát tâm trạng, tránh lo âu và stress. Để đảm bảo hoạt động nhu động ruột, bạn phải đảm bảo tâm trạng luôn vui vẻ và thoải mái.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao và có thể kết hợp xoa bóp.
  • Uống nhiều nước, tăng hấp thụ vitamin, muối khoáng và giảm hấp thụ vào cơ thể chất béo.
  • Các thực phẩm tốt cho thực tràng là: Khoai tây, đậu nành, cá,… Ăn nhiều rau xanh, nhất là rau họ cải và các loại hoa quả.
  • Không ăn những thực phẩm tươi sống như tiết canh, nem chua, gỏi sống, rau sống,… để ngăn nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Hạn chế ăn trứng, sữa, thịt mỡ, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Các thực phẩm kích thích đại tràng như cà phê, thuốc là,… cũng nên hạn chế vì rất khó tiêu. Vào bữa tối, bạn nên hạn chế ăn nhiều để giảm áp lực lên thành ruột.

Viêm đại tràng mãn tính là một căn bệnh vô cùng khó chữa và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn cần điều trị bệnh từ sớm để ngăn bệnh chuyển nặng và tái phát nhiều lần. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để tránh bệnh trở nặng.

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts