VIÊM HỌNG HẠT: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
11 Tháng mười hai, 2023
Viêm họng hạtlà một thể bệnh của Viêm họng mạn tính – một bệnh lý đường hô hấp trên rất phổ biến ảnh hướng đến cuộc sống sinh hoạt và biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé
Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm mạn tính, khiến các mô lympho thành sau họng sưng lên, tạo thành các hạt màu đỏ hoặc hồng ở niêm mạc họng. Kích thước của những hạt này có thể to nhỏ khác nhau, từ bằng đầu đinh ghim đến hạt đậu.
Viêm họng hạt xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt phổ biến ở những người có sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược
Các loại viêm họng hạt
Viêm họng hạt có thể được chia thành 2 loại chính sau đây:
Cấp tính: Các triệu chứng trong thời kỳ đầu tương đối nhẹ nhàng khiến người bệnh dễ chủ quan và thường tự mua thuốc sử dụng. Tuy nhiên khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm họng hạt nên đến bệnh viện tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Mạn tính: Để viêm họng hạt cấp tính không được điều trị hợp lý và kéo dài từ 3 sẽ khó điều trị hơn và cũng sẽ dễ tái phát hơn
Nguyên nhân gây viêm họng hạt
Xem thêm
Viêm họng hạt có nhiều nguyên nhân:
Do Virus, vi khuẩn, và nấm có thể tấn công khoang miệng, gây viêm nhiễm.
Có thể là biến chứng của các bệnh khác như viêm mũi xoang mạn tính, viêm họng cấp tái phát, hoặc viêm amidan mạn tính.
Bất thường cấu trúc mũi xoang: Sự xuất hiện của polyp mũi, lệch vẹo vách ngăn mũi có thể tạo điều kiện cho viêm họng hạt.
Môi trường ô nhiễm: do tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói bụi, khói thuốc lá hoặc thời tiết khắc nghiệt cũng có thể gây viêm họng hạt.
Lối sống không lành mạnh: Lạm dụng rượu bia, ăn đồ cay nóng, và vệ sinh răng miệng không tốt cũng đóng vai trò trong việc gây viêm họng hạt.
Yếu tố cơ địa và di truyền: Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm họng hạt.
Triệu chứng viêm họng hạt
Họng dễ bị khô và có cảm giác ngứa, bệnh nhân thường phải tằng hắng hay khạc nhổ ra để bớt ngứa.
Lớp niêm mạc ở họng có biểu hiện đỏ bầm và dày lên. Xuất hiện các hạt đỏ hoặc hồng không đều màu ở cổ họng, gồ lên cao hơn so với niêm mạc xung quanh.
Tổ chức bạch huyết gồ lên thành đám xơ hóa ở họng khiến bệnh nhân nuốt khó, nuốt đau, có cảm giác vướng khi nuốt nước bọt và khi ăn.
Bệnh nhân ho khan hoặc ho có đờm, thường sẽ phải cố ho khạc để long đờm ra.
Bệnh nhân có thể sốt, có trường hợp sốt cao trên 38 độ.
Tiếng có thể khàn nhẹ hoặc bình thường, cổ đau rát rõ nhất khi thức dậy vào buổi sáng.
Sờ cổ thấy nổi hạch, cứng và ấn vào đau
Cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, ăn không có cảm giác ngon, mất vị thức ăn.
Các triệu chứng tăng lên rõ rệt khi bệnh nhân nói nhiều hay uống rượu và hút thuốc lá.
Viêm họng hạt thực chất là thể mạn tính, quá phát của viêm họng cấp tính. Do đó, viêm họng hạt không thể tự khỏi cũng như không có khả năng tự chữa lành nếu không có biện pháp can thiệp điều trị bằng y khoa phù hợp.
Biến chứng của viêm họng hạt
4 biến chứng Bao gồm :
Khi nào cần gặp bác sĩ:
Khi xuất hiện các triệu chứng như sau cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị sớm
Sốt, có thể cao trên 38 độ
Cổ nổi hạch, cứng, đau
Mệt mỏi, chán ăn.
Xuất hiện các hạt đỏ hoặc hồng ở cổ họng,mủ lồi cao hơn so với niêm mạc xung quanh
Nơi khám bệnh viêm họng hạt uy tín
Tại Hà Nội : Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh Viện Nhiệt đới, Bệnh Viện Đại học y Hà Nội
Chẩn đoán bệnh viêm họng hạt
Trước tiên bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng và thời gian khởi phát bệnh, sau đó sẽ tiến hành khám tai mũi họng của bệnh nhân.
Nội soi thanh quản
chụp X – quang phổi, CT scan, MRI… để xác định chẩn đoán.
Điều trị viêm họng hạt
*Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc
Những loại thuốc trị viêm họng hạt thường được dùng hiện nay như:
Nhóm điều trị và kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh: Thuốc ức chế virus, vi khuẩn, thuốc điều trị trào ngược họng thanh quản.
Nhóm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh lý: Thuốc giảm ngứa họng, giảm ho, tiêu đờm, giảm đau, hạ sốt,… Ngoài ra có thể dùng thêm nước súc họng, dung dịch rửa mũi,…
=> Lưu ý :cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn về liều dùng của thuốc. Tuyệt đối không tự ý bỏ ngang hoặc thay đổi liều lượng để tránh tình trạng kháng thuốc hoặc bệnh không được điều trị dứt điểm, dễ tái phát.
*Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm họng hạt tại nhà
Súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn và làm dịu cơn đau họng
Uống nhiều nước ấm để cổ họng bớt khô và giúp loãng đờm
Chữa viêm họng hạt bằng mật ong: Mật ong có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, làm dịu cổ họng và dễ long đờm. Người bệnh có thể dùng mật ong nguyên chất, pha mật ong với nước ấm hoặc làm mật ong ngâm chanh đào để chữa bệnh.
Dùng tỏi chữa viêm họng hạt: Tỏi được xem như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời nó cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Người bệnh có thể ăn một vài tép tỏi tươi, dùng tỏi ngâm mật ong hoặc ngâm giấm để giảm các triệu chứng khó chịu.
Bệnh nhân cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng giọng nói, tránh dùng chất kích thích và bỏ hút thuốc lá để quá trình phục hồi nhanh chóng hơn và tránh bệnh tái phát.
Các biện pháp ngâm mật ong chanh, mật ong gửng hỗ trợ điều trị viêm họng hạt rất tốt
Chế độ ăn -Phòng ngừa viêm họng hạt
Chế độ ăn
*Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống:
Thức ăn cay, chua, nóng: Những loại thức ăn nhiều gia vị, cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, đồ ăn nhiều axit… không chỉ gây kích thích niêm mạc họng
Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
Thực phẩm chứa arginine: Arginine có thể khiến quá trình phát triển, nhân lên của virus, vi khuẩn diễn ra nhanh chóng hơn
Rượu bia, cà phê, đồ uống có ga
* Nên ăn :
Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A, C, E=>vai trò tái tạo và làm lành tổn thương.
Thực phẩm giàu protein: Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu protein ở dạng mềm như thịt băm, trứng, sữa, cá hồi…
Thức ăn giàu kẽm :ngao, sò, củ cải trắng, nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn… vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Thực phẩm có tính kháng viêm:gừng, tỏi, mật ong, bạc hà, tía tô, hành, hẹ
Phòng ngừa Viêm họng hạt
Viêm họng hạt là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản sau:
Điều trị dứt điểm viêm họng và các bệnh lý vùng mũi – xoang, hô hấp, đường tiêu hóa trên, tránh để bệnh kéo dài dai dẳng dẫn đến viêm họng hạt. Những người có hệ miễn dịch kém nên cân nhắc tiêm phòng vắc xin để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe.
Bỏ hút thuốc lá, tránh rượu bia, chất kích thích và các loại đồ cay quá cay, nhiều dầu mỡ
Giữ ấm cổ và cơ thể, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất và khói bụi. Nếu thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, người bệnh cần sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh viêm họng hạt. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu của mình nhé!