Viêm họng mãn tính là một bệnh lý phổ biến, có khả năng tái nhiễm nhiều lần.Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa viêm họng qua bài viết sau nhé!

Viêm họng mạn tính là gì?

Viêm họng mãn tính là tình trạng bệnh lý viêm ở họng kéo dài dai dẳng, thường kéo dài trên một tuần. hoặc tình trạng viêm niêm mạc họng thường xuyên tái phát trên 3 tháng. Đây là kết quả của việc điều trị không kịp thời viêm họng cấp tính.

Khác với viêm họng cấp tính ở chỗ nó kéo dài hơn đáng kể và không đáp ứng với các phương pháp điều trị viêm họng cấp tính, viêm họng mãn tính thể hiện dưới 3 hình thức chính là: Xuất tiết, quá phát và teo. Các bệnh tích có thể thể lan tỏa hoặc khu trú.

Các thể viêm họng mãn tính

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng mạn tính 

    • Do viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau;
    • Nhiễm trùng;
    • Viêm amidan mạn tính;
    • Hội chứng trào ngược;
    • Tắc mũi mạn tính do vẹo vách ngăn, quá phát cuốn, polyp mũi;
    • Do tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích như: Hơi hóa học, bụi vôi, bụi xi măng, thuốc lá, rượu,…
    • Cơ địa: Dị ứng, tạng tân, tạng khớp,…

Khối u ác tính hình thành ở trong cổ họng gây viêm họng mạn tính

Những ai có nguy cơ bị bệnh viêm họng mạn tính?

    • Người bị viêm xoang, viêm amidan mạn tính.
    • Người có các bất thường mũi do vẹo vách ngăn mũi hoặc bị bệnh polyp mũi.
    • Người hay làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất kích thích đường hô hấp như: Hơi hóa học, bụi vôi, bụi xi măng,…
    • Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu.
    • Người có cơ địa: Dị ứng, tạng tân, tạng khớp,…

Đường lây truyền bệnh Viêm họng mãn tính

Bệnh viêm họng mãn tính không lây truyền từ người bệnh sang người lành.

Triệu chứng viêm họng mạn tính

Xem thêm

Triệu chứng thường gặp khi bị viêm họng mạn tính là:

    • Đau họng kéo dài nhiều tuần, đặc biệt khi nuốt.
    • Khô, nóng rát, ngứa ngáy cổ họng.
    • Cảm thấy như có dị vật vướng trong họng.
    • Sưng họng.
    • Khàn tiếng.
    • Ho kéo dài, khạc đờm dai dẳng.

Một số triệu chứng khác bao gồm:

    • Nhức đầu, đau thái dương, đau tai, đau hàm.
    • Sốt, ho, sổ mũi.
    • Buồn nôn và nôn.

Biến chứng của viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài không được điều trị, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:

    • Hình thành nhiều tổ chức lympho dẫn tới các ổ áp xe.
    • Viêm tấyquanh vòm họng.
    • Viêm phế quảncấp.
    • Viêm phổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu đau họng kéo dài từ 5 – 10 ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, khi gặp bất cứ triệu chứng nào sau đây, bạn cũng nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách:

    • Sốt cao.
    • Khó cử động quay khớp cổ.
    • Sưng họng, sưng hạch quanh cổ.
    • Cảm thấy có dị vật trong cổ họng, khó thở, khó nuốt.
    • Đau tai.
    • Phát ban.

Nơi khám chữa bệnh tai mũi họng uy tín

Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Viện Tai Mũi Họng Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,

Chẩn đoán viêm họng mạn tính

 Bác sĩ sẽ triển khai khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng và thăm khám vùng hầu họng của bệnh nhân.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và phân biệt với bệnh lý khác:

    • Nuôi cấy dịch họng hoặc test nhanh kháng nguyên để tìm vi khuẩn gây bệnh.
    • Xét nghiệm máu.
    • X-quang.
    • Nội soi dạ dày – thực quản.

Phương pháp điều trị bệnh viêm họng mạn tính hiệu quả

Nguyên tắc điều trị: Chủ yếu là điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng, kết hợp điều trị các nguyên nhân bệnh lý toàn thân khi nghĩ tới.

Điều trị giảm triệu chứng

Một số biện pháp giúp khắc phục triệu chứng đau họng của viêm họng mạn bao gồm:

  • Uống nhiều nước.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol, naproxenhoặc ibuprofen.
  • Thuốc làm lỏng chất nhày như: Bromhexin, acetylcystein,…
  • Thuốc kháng viêm: Alphachymotrypsin, lysozym,…
  • Thuốc chống dị ứng: Các thuốc kháng histamin như cetirizin, clopheniramin,…
  • Thuốc giảm ho: Thảo dược.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm vài lần một ngày.

Điều trị nguyên nhân:

  • Điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA.
  • Điều trị hội chứng trào ngược: Thuốc kháng H+ (omeprazol, lansopraol,…), thuốc kháng H2 (cimetidin, ranitidin,…), kháng dopamin (domperidon,…).
  • Giảm bớt các kích thích như thuốc lá, uống rượu.
  • Tổ chức phòng hộ lao động tốt, đảm bào đeo khẩu trang khi lao động.

Điều trị toàn thân: 

  • Thay đổi thể trạng: Điều trị thay đổi lối sống, môi trường sinh hoạt, làm việc nếu có thể.
  • Uống vitamin A, C, D.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Chế độ dinh dưỡng:

Phương pháp phòng ngừa

  • Nâng cao mức sống, tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ môi trường trong sạch.
  • Phòng hộ lao động tốt.
  • Bỏ thuốc lá và rượu.
  • Vệ sinh răng miệng tốt.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em.
  • Điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan.

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm thông tin về nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa viêm họng  mãn  tính cho bạn. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ đến người thân của mình nhé.

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts