Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng. Cùng tìm hiểu về bệnh loét dạ dày qua bài viết sau đây nhé!

Viêm Loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét gây triệu chứng. Những vết loét nhỏ trong giai đoạn đầu có thể tự lành lại mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các vết loét lớn, gây nhiều triệu chứng, người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter. pylori (vi khuẩn HP)

Nhiễm H.pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn này sẽ chui vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày hình thành các vết loét. 

  • Stress

Stress là khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng thần kinh, chấn thương, bị bỏng hoặc mắc bệnh nặng,… Các tình trạng đó có thể làm thay đổi môi trường pH trong cơ thể và làm tăng tiết acid dạ dày dẫn đến loét dạ dày.Khác với nguyên nhân do vi khuẩn hoặc thuốc, loét dạ dày do stress thường biểu hiện sớm và tiến triển tương đối nhanh.

  • Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Sử dụng các loại thuốc NSAID như ibuprofen, naproxen, diclofenac… trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương. Các loại thuốc này gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị viêm loét.

  • Tăng tiết axit trong dạ dày: Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm yếu tố di truyền, hút thuốc lá, căng thẳng hoặc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Đây là một tình trạng hiếm gặp gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày?

Xem thêm
  •  Thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu/các thức uống có cồn khác:Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại có thể khiến cơ chế bảo vệ dạ dày suy yếu, làm cơ quan này dễ bị tổn thương. Trong khi đó, rượu lại làm các vết loét có sẵn lâu lành, đồng thời kích thích tiết axit để tạo các vết loét mới.
  • Stress,Hay căng thẳng, lo lắng:Tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể khiến dịch vị ở dạ dày tiết ra liên tục, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của dạ dày, tăng nguy cơ hình thành vết loét.
  • Ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học:Thường xuyên bỏ bữa sáng, thức khuya, ăn uống không đúng giờ, lười vận động… là những thói quen xấu làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày.

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Đa số người bệnh loét dạ dày thường không có hoặc rất ít triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu. Đôi khi, bệnh cũng xuất hiện với các triệu chứng không điển hình và dễ bị bỏ qua như:

  • Đau bụng:  đau có thể từ mức độ âm ỉ đến dữ dộ. Đau ở vùng thượng vị,  cảm giác cồn cào, nóng rát.
  • Đau bụng thành từng cơn theo sự co bóp của dạ dày.
  • Đau bụng tăng lên khi đói, sau khi ăn và khi dùng thuốc trung hòa acid dạ dày thì cơn đau có xu hướng giảm dần.
  • Với trường hợp loét ở vùng hang môn vị dạ dày thì cơn đau có thể nặng hơn sau khi ăn.
  • Người bệnh có thể thấy đầy bụng hoặc khó tiêu khi ăn đồ ăn dầu mỡ.
  • Ợ hơi, ợ chua (nhất là khi đói).
  • Có thể kèm theo các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, sụt cân.

Các biến chứng của viêm loét dạ dày

  • Xuất huyết tiêu hóa: biến chứng thường gặp nhất dễ khiến người bệnh mất máu, chóng mặt, da nhợt nhạt, nôn ra máu hoặc đi cầu thấy phân màu đen.
  • Lủng dạ dày: do vết loét lâu ngày gây ra khiến người bệnh đau bụng đột ngột, dữ dội.
  • Hẹp môn vị: người bệnh nôn ói, bụng óc ách thức ăn cũ và sụt cân nhanh do sự hình thành các mô viêm xơ ngăn quá trình vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa.
  • Ung thư dạ dày: viêm loét dạ dày lâu ngày hình thành các khối u ác tính ở dạ dày.

Các chẩn đoán phát hiện bệnh loét dạ dày

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng, thói quen sinh hoạt và tiền sử các bệnh trước đây cũng như các cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán như:

  • Nội soi dạ dày – tá tràng
  • Kiểm tra HP qua hơi thở: người bệnh uống dung dịch ure có gắn C13. Nếu có vi khuẩn HP trong dạ dày, lượng urea sẽ phân hủy thành khí cacbonic và amoniac. Thông qua việc định lượng khí cacbonic chứa C13 sẽ giúp chẩn đoán việc nhiễm vi khuẩn HP.
  • Xét nghiệm máu: nhằm đánh giá được tình trạng thiếu máu của người bệnh viêm loét dạ dày.
  • Chụp X- Quang dạ dày có thuốc cản quang

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Nếu có những biểu hiện sau người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm:

  • Đau bụng thượng vị thường xuyên hoặc dữ dội kèm ợ hơi, ợ chua.
  • Người bệnh xanh xao, mệt mỏi, ăn uống kém hoặc gầy sút cân nhanh chóng.
  • Nôn ra thức ăn cũ hoặc nôn ra máu.
  • Đi ngoài phân đen.

Nơi khám chữa bệnh uy tín

Hà Nội: BV Bạch Mai, BV Quân đội Trung Ương 108, BV Xanh Pôn

Phương pháp điều trị bệnh loét dạ dày

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế

Nguyên tắc điều trị 

  • Dùng thuốc ức chế HCl và loại bỏ những yếu tố tấn công phá hủy niêm mạc để cân bằng yếu tố phá hủy và yếu tố bảo vệ.
  • Lấy điều trị nguyên nhân làm mấu chốt.
  • Phối hợp giữa điều trị bằng thuốc và điều chỉnh lối sống.

Điều trị cụ thể

Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe, bác sĩ có thể lựa chọn những nhóm thuốc sau để chỉ định cho bệnh nhân sử dụng.

  • Thuốc kháng sinh: nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP gây loét dạ dày như amoxicillintetracyclinmetronidazole hoặc clarithromycin.
  • Thuốc ức chế bơm proton: để giảm tiết acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày như omeprazolepantoprazollansoprazolesomeprazol,…
  • Thuốc ức chế histamin H2: giúp giảm tiết acid dạ dày, giảm đau thượng vị như ranitidincimetidinnizatidin,…
  • Thuốc trung hòa acid dạ dày: calci carbonatnatri bicarbonatmagnesi hydroxyd,…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: với tác dụng che phủ và ngăn chặn tác tác nhân làm tổn thương niêm mạc dạ dày như bismuthmisoprostolsucralfat,..

Điều trị loét dạ dày bằng thuốc mang lại hiệu quả cao

Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính (1)

Điều trị phẫu thuật: 

Nếu uống thuốc không cải thiện, các vết loét không lành lại hoặc thường xuyên tái phát ở vị trí cũ, hoặc khi viêm loét đã gây các biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị ngăn cản thức ăn đi xuống ruột non… buộc phải can thiệp phẫu thuật

Phương pháp phòng ngừa bệnh Viêm loét dạ dày

Các biện pháp phòng ngừa loét dạ dày rất đa dạng và dễ thực hiện hàng ngày như:

  • Tập thể dục, tập thiền, tập yoga hoặc tham gia các hoạt động giải trí để hạn chế áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau NSAIDS.
  • Ăn chín, uống sôi và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
  • Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa, tránh ăn quá no hoặc để dạ dày quá đói.
  • Tránh các loại thức ăn cay, nóng hoặc quá cứng dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Kiêng rượu bia, tránh thuốc lá.
  • Đặc biệt, với người lớn hoặc ông bà không được mớm hoặc thử trước đồ ăn trước khi bón cho trẻ để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn HP.

Nhà thuốc Bạch Mai hi vọng đã bài viết giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh loét dạ dày. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân của bạn để mọi người cùng nhau phòng ngừa bệnh nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts