Viêm loét đại tràng là một trong những bệnh về tiêu hóa với nhiều biểu hiện phức tạp.Viêm đại tràng gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và công việc.Hãy cùng nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng nhé!

Viêm loét đại tràng là gì?

Đại tràng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong hệ tiêu hóa. Bởi đây là nơi chứa đựng các chất thừa của thức ăn. Là một trong những môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm do các yếu tố kích thích gây viêm và loét ở vị trí đại tràng và trực tràng, tổn thương lớp niêm mạc gây nên những triệu chứng liên quan.

Phân loại Viêm loét đại tràng

  • Viêm loét trực tràng: viêm chỉ giới hạn ở khu vực trực tràng (gần hậu môn). Triệu chứng thường gặp là đi ngoài phân máu.
  • Viêm loét đại tràng sigma – trực tràng (Proctosigmoiditis): viêm lan từ trực tràng lên đến đại tràng sigma gây nên cảm giác đau quặn bụng.
  • Viêm loét đại tràng trái: viêm lan rộng từ trực tràng lên đến tận bên trái trực tràng, ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng hấp thu của đại tràng và còn gây nên triệu chứng mót rặn.
  • Viêm loét toàn bộ đại tràng: viêm tất cả đại tràng và trực tràng làm đại tràng, trực tràng không thể thực hiện được chức năng của mình, trong đó có chức năng hấp thu một vài chất từ thức ăn. Viêm loét đại tràng thể nặng thường gây sụt cân đáng kể.

Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính:

Xem thêm

Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính:

  • Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn
  • Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh
    • Ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim
    • Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao
    • Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em
    • Nấm, đặc biệt là nấm Candida
  • Viêm loét đại-trực tràng có thể do bệnh tự miễn
  • Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, …

Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính

      • Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.
      • Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

các yếu tố nguy cơ

  • Tuổi: xảy ra từ 15 đến 30 tuổi hoặc sau 60 tuổi.
  • Chúng tộc: người da trắng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt hay gặp ở người gốc Do Thái.
  • Tiền sử gia đình: nguy cơ mắc bệnh tăng lên 30% nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh này  

Triệu chứng viêm loét đại tràng

Triệu chứng chung

  • Đi ngoài phân lỏngcó máu (tuỳ thuộc vào vị trí tổn thương mà máu sẽ màu đỏ tươi hoặc màu đen). Phân cũng có thể có nhày, mủ. Thường muốn đi tiêu ban đêm.
  • Đau bụng: đau âm ỉ cả ngày hoặc đau quặn, cơn đau dọc khung đại tràng
  • Đau vùng trực tràng, có cảm giác mót rặn.
  • Luôn cảm thấy muốn đi đại tiện nhưng không đi được.
  • Sụt cân.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Sốt.

Triệu chứng của viêm loét đại tràng trong thời gian dài

  • Đau bụng âm ỉ, kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: có thể tiêu chảy (nhưng phân ít nước hơn tiêu chảy do viêm đại tràng cấp) hoặc táo bón.
  • Người gầy sút hay cáu gắt.
  • Có biểu hiện thiếu máu mạn tính: người xanh xao, lông tóc móng dễ gãy rụng…

Biến chứng của bệnh viêm loét đại tràng

  • Thiếu máu mạn tính: do mất máu rỉ rả qua phân trong thời gian dài uể oải, mệt mỏi, giảm tập trung, chóng mặt 
  • Thủng đại tràng
  •  Giãn đại tràng cấp tính
  • Ung thư đại tràng:viêm đại tràng có thể là tổn thương tiền ung thư, nếu diễn biến trong thời gian dài có thể hình thành ung thư.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

  • Đau vùng bụng dưới dữ dội, không đáp ứng với thuốc giảm đau (trường hợp đau bụng âm ỉ nếu diễn ra trong thời gian dài cũng nên đi khám).
  • Chảy máu dữ dội vùng trực tràng, thấy nhiều máu đỏ, máu cục trong phân hoặc tiêu phân đen, sệt, tanh và có triệu chứng toàn thân mệt mỏi.
  • Tiêu chảy liên tục, dù đã dùng thuốc cầm tiêu chảy nhưng không hết.
  • Sốt cao (lớn hơn 38,5 độ C) không rõ nguyên nhân kéo dài liên tục (1 – 2 ngày).

Nơi khám chữa bệnh uy tín

Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ….

Chẩn đoán phát hiện bệnh viêm loét đại tràng

1 số xét nghiệm , cận lâm sàng chẩn đoán viêm loét dạ dày bác sĩ chỉ định như :

  • Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng thiếu máu, đánh giá sơ bộ chỉ số viêm.
  • Điện giải đồ: trong trường hợp tiêu chảy nhiều, đánh giá tình trạng rối loạn điện giải của cơ thể.
  • Xét nghiệm phân: tìm máu ẩn trong phân hoặc tìm vi khuẩn, ký sinh trùng.
  • Chụp X-quang bụng đứng không sửa soạn: đánh giá sơ bộ vùng bụng và vùng chậu.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner): đánh giá đại tràng, cũng như các cơ quan lân cận.
  • Nội soi đại tràng: nội soi toàn bộ hệ đại trực tràng tìm điểm chảy máu, đánh giá cùng loét của đại tràng.
  • Sinh thiết: đây là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán viêm loét đại tràng. Ngoài ra, còn giúp đánh giá ung thư hoá của tế bào ở vùng viêm.

Phương pháp điều trị viêm loét đại tràng

Mục tiêu điều trị viêm loét đại tràng là giảm triệu chứng viêm và ngăn ngừa tái phát.

Thuốc điều trị triệu chứng

  • Thuốc chống viêm: có thể dùng các thuốc để giảm tình trạng viêm trong trường hợp nhẹ và vừa như nhóm 5-aminosalicylic (sulfasalazine, mesalamine). Trong trường hợp viêm nặng, có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm có chứa corticoid.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch để giảm viêm. Một số loại thuốc được cân nhắc sử dụng như aczathioprin, ciclosporin.
  • Thuốc giảm đau: có thể sử dụng paracetamol để giảm đau các cơn đau nhẹ hoặc vừa. Không nên sử dụng các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac,…
  • Bổ sung các sản phẩm chứa sắt: cung cấp sắt để kích thích tạo máu.

Điều trị ngoại khoa:

  • Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.

Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng

  • Không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống…) và không uống nước chưa đun sôi, không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, ….
  • Tránh căng thẳng kéo dài và lo lắng thái quá
  • Hạn chế các chế phẩm từ sữa: nếu bạn có dấu hiệu không dung nạp lactose thì không nên sử dụng các sản phẩm từ sữa để tránh dị ứng.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ: chia nhỏ bữa ăn để giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (từ 2 – 2,5 lít).
  • Hạn chế chất xơ: thức ăn nhiều chất xơ (rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt) nên dùng rau quả hấp, nướng, hầm.
  • Thường xuyên vận động, thể dục thể thao

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về viêm đại tràng, đặc biệt là những dấu hiệu để phát hiện bệnh này. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts