VIÊM PHỔI: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
1 Tháng Một, 2024
Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền.Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhâm các triệu chứng và cách phòng bệnh viêm phổi nhé!
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, gây ho có đờm hoặc mủ, sốt, ớn lạnh và khó thở.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm phổi
Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là đối tượng dưới 2 tháng tuổi với hệ hô hấp và hệ miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn thiện nên có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất.
Người già, người lớn tuổi
Phụ nữ mang thai
Người mặc bệnh hẹn suyễn,
Người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu.
Người đang nằm viện.
Người đã từng điều trị ung thư bằng bức xạ.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
Xem thêm
Viêm phổi do vi khuẩn:Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ em và người lớn.
do virus
Do nấm:là tình trạng người bệnh hít phải bào tử của nấm gây viêm nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Bệnh thường có diễn biến nhanh và rất phức tạp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí thiệt mạng.
Do hóa chất
Do mắc phải khi ở bệnh viện:là tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất.
Do hít thở:là tình trạng người bệnh hít phải lượng lớn dị vật từ đường thở (miệng, hầu họng, dạ dày,…) sau đó rơi vào phổi 2 bên. Các dị vật có thể là nước bọt, thức ăn, hóa chất, axit dịch vị,… nếu chúng đi vào phổi sẽ kích thích phản ứng viêm của niêm mạc phổi, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm phổi.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi, bao gồm:
Hệ miễn dịch kém (trẻ dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người nhiễm HIV/AIDS, ghép tạng…).
Đang nằm viện, đặc biệt nếu có sử dụng máy thở.
Đang mắc bệnh mạn tính khác (hen, COPD…)
Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, chất kích thích (làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công).
Nghề nghiệp (người làm về nông nghiệp hít phải thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất dạng xịt khác, người nuôi gia cầm tiếp xúc nhiều với lông và phân gia cầm…).
Người mắc ung thư đã hoặc đang xạ trị/hóa trị.
Thời gian ủ bệnh viêm phổi bao lâu?
Thời gian ủ bệnh viêm phổi được hiểu khoảng thời gian giữa lần tiếp xúc đầu tiên với virus, vi khuẩn gây bệnh đến khi cơ thể có những triệu chứng khởi phát.
Phần lớn trường hợp, viêm phổi xuất hiện ở dạng cấp tính (bệnh kéo dài dưới 6 tuần) với các triệu chứng khởi phát rõ ràng ở những ngày đầu. Đặc biệt, nếu tình trạng khó thở càng trở nặng thì nguy cơ tử vong trong thời gian ngắn càng cao.
Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy vào nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của bệnh nhân:
Đau ngực khi thở hoặc ho;
Lú lẫn hoặc thay đổi nhận thức (thường ở người trên 65 tuổi);
Ho, có thể có đờm
Hụt hơi;
Mệt mỏi;
Sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh;
Giảm nhiệt độ cơ thể (ở người trên 65 tuổi và người có hệ miễn dịch kém);
Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy;
Giảm ngon miệng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng hoặc đôi khi có thể có các triệu chứng như nôn mửa, sốt, ho, bồn chồn, mệt mỏi và không có năng lượng, khó thở, khó ăn
Biến chứng bệnh viêm phổi
Nhiễm trùng huyết:Vi khuẩn xâm nhập vào máu từ phổi có thể lây nhiễm bệnh sang các cơ quan khác, có khả năng gây suy nội tạng.
Suy hô hấp:Nếu bệnh viêm phổi nặng hoặc bạn mắc các bệnh mãn tính về phổi, bạn có thể khó thở và cần được cung cấp oxy. Bạn có thể phải nhập viện và sử dụng máy thở (máy thở) cho đến khi phổi lành lại.
Tràn dịch màng phổi:Viêm phổi có thể gây ra chất lỏng tích tụ trong không gian mỏng giữa các lớp mô lót phổi và khoang ngực (màng phổi). Nếu lượng dịch trong khoang màng phổi tăng lên gây khó thở, bạn có thể cần phải được chọc hút hoặc dẫn lưu dịch.
. Áp xe phổi:Áp xe xảy ra nếu mủ hình thành trong một khoang trong phổi. Áp xe thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đôi khi, phẫu thuật hoặc dẫn lưu bằng kim hoặc ống dài đặt vào ổ áp xe là cần thiết để loại bỏ mủ.
Khi nào cần gặp Bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn:
Khó thở, đau ngực.
Sốt dai dẳng từ 39 độ C trở lên.
Ho dai dẳng, đặc biệt nếu bạn ho ra mủ vàng, mủ xanh.
Đặc biệt, những người thuộc các đối tượng có nguy cơ cao dưới đây cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức:
Người lớn trên 65 tuổi.
Trẻ em dưới 2 tuổicó các dấu hiệu và triệu chứng.
Những người có bệnh nền, bệnh tật lâu ngày hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.
Những người đang được hóa trị hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Bệnh viện điều trị viêm phổi uy tín
Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phổi Trung ương
Chẩn đoán viêm phổi
Khám lâm sàng: Hỏi vàchẩn đoán viêm phổi dựa trên các dấu hiệu cảnh báo như: đếm nhịp thở, nghe phổi,…
Chụp X-quang phổi: Đây cũng là xét nghiệm tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm phổi, từ kết quả chụp X-quang, bác sĩ sẽ đánh giá các tổn thương nhu mô như tổn thương phế nang, mô kẽ phổi.
Xét nghiệm máu: Kết quả cho thấy bạch cầu trong máu tăng cao, kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn phổi.
Soi cấy đờm, cấy máu: Tìm thấy vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng phổi.
Xét nghiệm đo nồng độ Oxy, CO2 trong máu: Thấy rõ tình trạng tăng giảm oxy, thán khí chứng minh cho tình trạng suy hô hấp.
Chụp CT: Tìm ra tổn thương dù là nhỏ hay khó thấy nhất (đám mờ ở phổi) mà phim chụp X-quang bỏ sót.
Nội soi phế quản
Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi
Những người bị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) thường có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc. Mặc dù hầu hết các triệu chứng giảm bớt trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài trong một tháng hoặc hơn.
Các phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào loạivàmức độ nghiêm trọng của viêm phổi cũng như tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bạn. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Thuốc kháng sinh: Được sử dụng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn. Lúc đầu, khi chưa có kết quả kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ kê kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm, sau đó, khi có kết quả, họ sẽ đổi sang loại kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh. Thông thường, một đợt kháng sinh sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày.
Thuốc ức chế ho: Được sử dụng để làm dịu cơn hocủa bạn. Vì ho giúp loại bỏ bớt chất đàm nhớt ra khỏi phổi, tránh tắc nghẽn đường thở nên bạn không nên dùng các thuốc ức chế hoàn toàn phản xạ ho.
Thuốc hạ sốt, giảm đauchẳng hạn như ibuprofen và paracetamol có thể dùng khi bạn bị sốt và cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng, tránh tác dụng phụ khi quá liều
Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa
Tiêm phòng vaccin viêm phổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ bị nhiễm phế cầu khuẩn. Các bác sĩ cũng khuyến cáo nên tiêm phòng vaccin cúm cho trẻ trên 6 tháng.
Vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi vào bệnh viện để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng phổi.
Không hút hoặc bỏ hẳn thuốc lá.
Giữ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể được khỏe mạnh bằng cách ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng; ngủ đủ giấc; tập luyện thể dục thường xuyên.
Đối với bệnh nhân bị khó nuốt, cần ăn thức ăn loãng, ăn chậm để tránh sặc gây viêm phổi hít.
Bài viết trên đã thông tin cho bạn về bệnh viêm phổi, các triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Khi có các triệu chứng trên, bạn nên thường xuyên theo dõi sức khoẻ và thăm khám kịp thời. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!