Viêm thận bể thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
24 Tháng hai, 2024
Viêm bể thậnlà bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp.Bệnh tiến triển bệnh khá nhanh gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.Cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa viêm thận bể thận qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm thận bể thận là tình trạng nhiễm trùng thận vi khuẩn tấn công Nó làm cho nhu mô thận bị viêm tấy lan tỏa toàn bộ và có thể gây ra các tổn thương thận vĩnh viễn. Viêm thận bể thận có thể đe dọa tính mạng.
Viêm thận bể thận là một nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên nên có thể nghiêm trọng hơn các nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới như bàng quang, niệu đạo.
Nguyên nhân gây viêm thận bể thận
Viêm thận bể thận là nhiễm trùng bắt đầu ở đường tiết niệu dưới, dưới dạng nhiễm trùng đường tiết niệu (như viêm bàng quang cấp). Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua niệu đạo và bắt đầu sinh sôi và lan lên bàng quang. Từ đó, vi khuẩn trào ngược qua niệu quản đến thận.
Vi khuẩn gây bệnh là thường là những vi khuẩn gram âm như E.Coli, Klebsiella, Proteus mirabilis và Enterobacter. Ngoài ra, những vi khuẩn Gram dương vẫn có khả năng gây bệnh nhưng hiếm gặp hơn như tụ cầu, liên cầu…
Yếu tố nguy cơ
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở bàng quang, niệu quản.
Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật hệ tiết niệu.
Tắc nghẽn đường tiết niệu, có thể do sỏi, khối u, hẹp bể thận niệu quản,…
Trào ngược bàng quang niệu quản: khiến cho nước tiểu di chuyển ngược dòng lên niệu quản làm cho vi khuẩn di chuyển lên thận.
Suy giảm miễn dịch: đái tháo đường, HIV, đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
Phụ nữ: do phụ nữ có niệu đạo ngắn, điều này khiến cho vi khuẩn di chuyển và gây bệnh tại thận hơn.
Quan hệ tình dục không an toàn gây lây nhiễm vi khuẩn.
Người mắc sỏi thận có nguy cơ gây nên tình trạng viêm thận bể thận
Triệu chứng Viêm thận bể thận
Xem thêm
Các triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng 2 ngày kể từ khi nhiễm trùng. Những triệu chứng phổ biến bao gồm:
Sốt trên 38,9°C.
Đau ở bụng, lưng, bên hông hoặc bẹn. Thường đau lệch 1 bên
Tiểu đau, tiểu rát.
Nước tiểu đục.
Xuất hiện mủ hoặc máu trong nước tiểu.
Tiểu gấp hoặc tiểu dắt.
Nước tiểu có mùi tanh.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như gai rét, sốt rét run, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, đau nhức, mệt mỏi, rối loạn tâm thần (mental confusion
Các triệu chứng ở trẻ em và người lớn tuổi có thể khác với những người khác.
Biến chứng của viêm thận bể thận
Nhiễm trùng thận tái phát
Nhiễm trùng lan sang các khu vực xung quanh thận
Suy thận cấp tính
Áp xe thận
Hoại tử nhú thận: Viêm thận bể thận nếu kéo dài có thể sẽ gây nên hoại tử các nhú thận, khiến các nhú thận bong ra theo đường tiểu, gây nên tình trạng tắc nghẽn niệu quản hoặc niệu đạo
Viêm thận bể thận là một bệnh diễn biến đột ngột, có nhiều biến chứng nặng nề. Chính vì vậy khi xuất hiện những dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
Sốt cao trên 38,5 độ Ckèm rét run.
Đau vùng hông lưng.
Khó khăn trong việc đi tiểu.
Tiểu máu, tiểu mủ.
Nơi khám chữa viêm thận bể thận
Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn.
Chẩn đoán viêm thận bể thận
Khi chẩn đoán viêm bể thận, bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện của bệnh .
Sau đó dựa cận lâm sàng :
Xét nghiệm máu: đánh giá chỉ số viêm thông qua các chỉ số như sự tăng của bạch cầu, tốc độ máu lắng hay CRP.
Xét nghiệm nước tiểu:tổng phân tích nước tiểu, Cặn Addis, cặn lắng nước tiểu, soi cấy nước tiểu.
Siêu âm: phát hiện ra những bất thường ở đường tiết niệu như ứ nước ở thận, giãn niệu quản, sỏi thận, áp xe thận,…
Cắt lớp vi tính (CT – scanner): khảo sát thận và vùng quanh thận trong trường hợp nghi ngờ áp xe thận trên lâm sàng.
Điều trị viêm thận bể thận
Phác đồ điều trị như sau:
Kháng sinh: là thuốc đầu tay để tiêu diệt vi khuẩn. Thông thường, kháng sinh sẽ được sử dụng trong 14 ngày. Một số loại kháng sinh thường dùng: Amoxicillin, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Ceftriaxone, Ceftazidime…
Bổ sung dịch: tránh tình trạng mất nước của cơ thể.
Đặt ống thông tiểu: trong trường hợp tắc nghẽn đường tiểu.
Phẫu thuật:thường được chỉ định để giải quyết tình trạng tắc nghẽn hoặc để sửa chữa bất kỳ vấn đề cấu trúc nào trong thận.
Sau khi sử dụng kháng sinh từ 2 – 3 ngày, người bệnh có thể cảm thấy các triệu chứng giảm đi.
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục – tiết niệu: Đặc biệt là nữ giới cần vệ sinh kỹ trong thời kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục…
Uống đủ1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp chất lỏng lưu thông thường xuyên.
Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để giúp loại bỏ vi khuẩn.
Lau từ trước ra sau khi vệ sinh vùng tiết niệu sinh dục hậu môn.
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện các nhiễm trùng tiềm ẩn để được điều trị kịp thời và dứt điểm.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về tình trạng viêm thận bể thận, đặc biệt là những dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!