Bệnh viêm tụy phổ biến, đặc biệt là viêm tuỵ cấp chiếm tỷ lệ 80/100.000 dân số. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng tác động xấu, nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Hãy cùng nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tụy qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm tụy là gì?

Viêm tụy là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng, đỏ do dịch tiêu hóa hoặc enzym tấn công tuyến tụy.Thường là viêm phù nề, hoại tử mỡ, hoại tử xuất huyết.

Tuy viêm tụy có thể chữa khỏi, khả năng đáp ứng tốt với điều trị, nhưng đây là một bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao nếu để kéo dài và không được điều trị.

Viêm tụy thường được chia làm 2 loại:

  • Viêm tụy cấp: Là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn, bệnh có thể diễn tiến đến suy cơ quan, nhiễm trùng huyết, hoại tử tụy… nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm tụy mạn: Là tình trạng tuyến tụy bị viêm trong thời gian dài. Đây là một tình trạng nặng của tụy, thời gian này tụy hầu như mất dần khả năng của mình, và tỉ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy

  • Bệnh sỏi mật (hay gặp nhất):Ống mật chủ đổ mật từ túi mật vào ruột thông qua đoạn ống dẫn chung với ống tụy tạo thành một ngã 3. Nếu một viên sỏi mật đi vào ống mật chủ và bị mắc kẹt ở ngã ba đó, nó có thể tạm thời chặn dẫn lưu dịch tụy từ ống tụy gây ra phản ứng viêm của viêm tụy do sỏi mật.
  • Lạm dụng rượu :các sản phẩm phụ độc hại của rượu trong máu gây ra phản ứng viêm trong tuyến tụy.
  • Mỡ máu ( triglyceride máu) (nguyên nhân hay gặp thứ ba)
  • Chấn thương bụng hoặc phẫu thuật
  • Hàm lượng canxi trong máu rất cao

  • Sử dụng một số loại thuốc như estrogen, steroid và thuốc lợi tiểu thiazid
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như quai bị, viêm gan A hoặc B, hoặc vi khuẩn salmonella
  • Một số khiếm khuyết di truyền
  • Bất thường bẩm sinh ở tuyến tụy

Triệu chứng của bệnh viêm tụy

Xem thêm

Triệu chứng của viêm tụy cấp bao gồm

  • Sốt.
  • Tăng nhịp tim.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Bụng sưng và mềm, 2 bên sườn vào giai đoạn sau.
  • Đau bụng vùng thượng vị (vùng dạ dày hoặc cao hơn) như dao đâm, âm ỉ và liên tục, thường rất dữ dội để cần phải tiêm opioid nhằm giảm cơn đau cho người bệnh. Đau lan ra lưng ở khoảng 50% số bệnh nhân. Ăn uống có thể làm cho tình trạng bệnh tệ hơn, đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo.

Đau bụng cấp: Chủ yếu là đau vùng thượng vị, đau dữ dộ

Viêm tụy mạn tính cũng có các triệu chứng tương tự nhưng đôi khi người bệnh có thể sẽ không đau và kèm một số triệu chứng sau:

  • Khó tiêu và đau bụng sau khi ăn. Vị trí đau là ở vùng thượng vị và giảm đi một phần bằng cách ngồi dậy hoặc nghiêng về phía trước.
  • Chán ăn, tiêu chảy và sụt cân ngoài ý muốn.
  • Phân chứa chất béo, quan sát thấy lớp váng dầu khi đi vệ sinh.

Biến chứng của bệnh viêm tụy

  • Suy thận:có thể phải lọc máu.
  • Tổn thương phổi:những thay đổi hóa sinh trong cơ thể, ảnh hưởng đến trao đổi khí tại phổi gây giảm oxy máu.
  • Nhiễm trùng:có thể dẫn đến tử vong do viêm tụy hoại tử nhiễm trùng
  • Nang giả tuỵ:có thể khiến chất lỏng và các mảnh vụn tích tụ trong các túi giống như nang trong tuyến tụy. Một nang giả lớn vỡ ra có thể gây ra các biến chứng chảy máu và nhiễm trùng.
  • Suy dinh dưỡng: tuyến tụy sẽ sản xuất các enzym cần thiết ít hơn dẫn đên suy dinh dưỡng, tiêu chảy và giảm cân.

Viêm tụy mạn tính: nếu viêm tuỵ cấp lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến viêm tuỵ mạn tính. Viêm tụy mạn tính gây hại cho các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ ung thư tuyến tuỵ

Viêm tụy cấp có thể gây suy thận

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Hẹn gặp bác sĩ nếu bạn bị đau bụng cấp tính hoặc đau bụng kéo dài. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu cơn đau bụng của bạn nghiêm trọng đến mức bạn không thể ngồi yên hoặc tìm được một tư thế khiến bạn thoải mái hơn.

Nơi khám chữa bệnh uy tín

  • Hà Nội: Khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 108…

Chẩn đoán phát hiện bệnh viêm tụy

Nếu bạn có các triệu chứng đặc trưng của viêm tụy, bác sĩ sẽ kiểm tra tuyến tụy của bạn bằng xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh.

  • Siêu âm ổ bụng là lựa chọn đầu tiên giúp gợi ý chẩn đoán viêm tụy cấp
  • Xét nghiệm máu nhằm đánh giá mức độ tăng cao của các enzym tuyến tụy (amylase và lipase) trong máu.
  • Xét nghiệm triglycerid và CRP trong trường hợp viêm tụy cấp để đánh giá tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm elastase trong phân
  •  Chụp CT hoặc MRI

Điều trị viêm tuỵ

Trong điều trị viêm tụy, giảm đau, bù dịch là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất.

Đa số các trường hợp viêm tụy sẽ được chỉ định nhập viện. Trong thời gian này, người bệnh không được ăn uống để tuyến tụy nghỉ và tránh kích thích tụy bài tiết, thay vào đó bệnh nhân sẽ được truyền dịch và dinh dưỡng qua tĩnh mạch.

  • Giảm đau, bù dịch
    • Giảm đau: Người bệnh được giảm đau tích cực với các thuốc giảm đau
    • Bù dịch: Tuỳ mức độ nặng và bệnh lý kèm theo, người bệnh có thể được truyền dung dịch Ringer lactat hoặc Sodium cloride 0.9%. 
  • Cho ăn sớm

Bệnh nhân cần nhịn ăn trong vòng 12 giờ đầu nhập viện cho đến khi tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn được cải thiện. Người bệnh có thể ăn lại sau 24-72 giờ nhập viện với thức ăn lỏng, mềm, ít cặn, ít chất béo, tuỳ theo mức độ nặng và nguy cơ biến chứng. 

  • Thuốc kháng sinh
    • Với các trường hợp viêm tụy cấp có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh để ngăn nhiễm trùng lan rộng
    • Đối với bệnh nhân có thêm bệnh đái tháo đường thì insulin sẽ được dùng phối hợp với điều trị viêm tụy.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh viêm tụy

Để phòng ngừa viêm tuỵ, bác sĩ khuyên người dân nên:

  • Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá
  • Ăn uống khoa học, sạch sẽ để tránh nhiễm ký sinh trùng
  • Hạn chế ăn mặn, ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều chất béo
  • Nếu mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu, sỏi mật cần quản lý tốt bệnh nền và nên thăm khám định kỳ để tránh biến chứng gây viêm tuỵ
  • Nên bổ sung các vitamin tan trong dầu (vitamin A, vitamin K, vitamin D, vitamin E), sắt, vitamin B12, acid folic…
  • Uống nhiều nước, thường xuyên tập thể dục và giảm stress…
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần tránh nguy cơ tắc nghẽn đường mật gây viêm tụy cấp.

Bài viết trên đã thông tin cho bạn về bệnh viêm tụy, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.Nếu bạn thấy hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts