Axit uric là một trong những yếu tố chính liên quan đến bệnh gout và sỏi thận, hai vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong nếu không được kiểm soát đúng cách. Nguyên nhân làm tăng chỉ số axit uric có thể do yếu tố thể chất hoặc các thực phẩm nạp vào hàng ngày.Do đó, việc giám sát mức độ axit uric trong cơ thể luôn là một nhiệm vụ cần thiết mà bạn không nên bỏ qua.Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai khám phá 5 thói quen có thể làm tăng lượng axit uric nhé!

1 Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao

Những thực phẩm chứa nhiều purin mà bạn cần cân nhắc hạn chế nó:

  • Thịt đỏ:  thịt bò, lợn, cừu, nai và thịt từ các động vật có vú hoang dã khác, chứa hàm lượng purin đặc biệt cao, các thực phẩm đã chế biến như xúc xích, thịt nguội và thịt xông khói.
  • Hải sản và các động vật có vỏ: Các loại tôm, cá cơm, cá mòi… là những thực phẩm cũng chứa purin cao giống như thịt đỏ.
  • Thịt nội tạng: Nội tạng động vật cũng chứa rất nhiều purin,nhất là gan bò, gan gà, thận lợn và tinh hoàn cá tuyết.

Thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều purin sẽ làm cho nồng độ axit uric trong cơ thể bạn tăng lên, vì purin sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Chất này sẽ tích tụ và kết tinh ở các khớp gây sưng và đau , tăng nguy cơ bị gout.

2 Uống nhiều đồ uống ngọt, nước có ga

Đồ uống chứa đường lỏng chế biến từ siro ngô có hàm lượng fructose cao (High fructose corn syrup – HFCS) là một trong những nguyên nhân chính gây tăng nồng độ axit uric. HFCS có mặt trong nhiều loại bánh kẹo, ngũ cốc ăn sáng, thức ăn nhanh và đồ uống giải khát. Việc tiêu thụ quá nhiều đường hóa học này có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ và đái tháo đường tuýp 2, từ đó gián tiếp làm tăng nồng độ axit uric.

Vì vậy, nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh gout, bạn cần phải kiểm soát chặt chẽ việc tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường cao.

3 Uống nhiều rượu bia

Xem thêm

Bia là một loại đồ uống chứa hàm lượng purin cao, và uống nhiều bia có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Các loại rượu khác không chứa nhiều purin nhưng lại làm giảm khả năng lọc axit uric của thận, khiến axit uric dễ tích tụ hơn.

Đặc biệt đối với những người đang dùng thuốc hạ axit uric trong 6 tháng đầu nên uống càng ít càng tốt, đây là thời điểm nguy hiểm do các cơn đau gout có thể gia tăng.

4 Đi giày dép quá chật

Đối với những người bị gout, việc mang giày dép quá chật có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.Việc mang giày dép chật cũng tạo điều kiện cho axit uric tích tụ và gây tổn thương không thể phục hồi. Vì vậy, hãy đảm bảo giày dép của bạn đủ rộng và thoải mái. Vì vậy tốt nhất bạn phải đảm bảo giày dép của mình đủ rộng và thoải mái với bàn chân để giảm thiểu cơn đau.

Thừa cân hoặc béo phì

Nếu bạn đang gặp vấn đề về thừa cân hoặc béo phì, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng axit uric trong máu tăng cao và nguy cơ mắc bệnh gout của bạn sẽ cao hơn so với mức bình thường.Do Tình trạng béo phì, đái tháo đường và cholesterol tăng cao thường hay đi cùng nhau, rất dễ biểu hiện trên bệnh nhân.

Những thói quen trên đều có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan. Để giảm thiểu nguy cơ, đặc biệt đối với những người đã bị gout, việc thay đổi lối sống và bắt đầu chế độ ăn uống cân đối là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn chặn các cơn đau.

Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân những thông tin hữu ích để phòng bệnh lí gout và có cuộc sống chất lượng hơn nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts