Từ ngàn xưa, nhân sâm đã xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y, điều đó chứng tỏ rằng nhân sâm mang nhiều dược tính có lợi cho sức khỏe.Không chỉ sử dụng ở dạng khô mà ở dạng tươi cũng được kết hợp cùng các dược liệu khác tạo thành bài thuốc quý.Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng nhân sâm vừa an toàn lại hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.

Nhân sâm là gì?

Nhân sâm là một loại thảo dược lưu niên thường mọc hoang trong tự nhiên ở các sườn núi có độ cao từ 500 – 1.100m, phổ biến tại Hàn Quốc, miền Đông Bắc Trung Quốc và miễn viễn Đông nước Nga. Nhân sâm tươi có phần thân dày và nhiều thịt, phần rễ dài được chia ra giống như đôi chân, có hình dáng giống con người.

 Một cây nhân sâm trung bình 6 năm tuổi sẽ có tổng chiều dài rễ khoảng 34cm với rễ chính khoảng 7-10 cm và rộng 3cm cùng có một số rễ con trọng lượng trung bình dao động từ 70-100g.

Rễ nhân sâm thường được thu hoạch lúc 4 đến 6 tuổi vào mùa thu. Theo truyền thống, rễ nhân sâm được coi là bộ phận duy nhất có hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, các bộ phận khác của nhân sâm như hoa, lá và quả cũng được phát hiện là có hiệu quả qua các nghiên cứu khác nhau

Các tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm tươi có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng  cực kì phong phú và rất tốt cho sức khỏe con người. Có thể kể đến như là: Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, ngăn ngừa quá trình lão hóa, tăng sức đề kháng,…

  • Cải thiện chứng rối loạn cương dương: nhân sâm với đặc tính chống oxy hóa có thể bảo vệ chống lại stress oxy hóa trong mạch máu và mô của dương vật
  • Tăng cường hệ miễn dịch:nhân sâm có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm và chống vi rút mạnh mẽ. Từ đó nhân sâm được cho là một chất điều hòa miễn dịch và tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch ở người

  • Ngăn ngừa ung thư:Ginsenosides có trong nhân sâm được chứng minh có hữu ích trong việc ngăn chặn chu kỳ chết tế bào và ức chế tăng sinh mạch máu, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
  • Chống lại mệt mỏi và tăng năng lượng
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:nhân sâm có thể điều hòa bài tiết insulin từ tế bào tuyến tụy, tăng cường hấp thu glucose trong máu, chống oxy hóa và chống viêm. 
  • Cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức

 

Các bài tập trí não: 13 cách để tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và  kỹ năng tinh thần | Vinmec

  • Phòng ngừa cảm cúm: nhân sâm có tác dụng bảo vệ các tế bào nội mô chống lại tình trạng viêm và chu trình chết tế bào (apoptosis) do virus cúm gây ra
  • Kích thích tuần hoàn, lưu thông máu

Cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả

Xem thêm

1 Nhân sâm tươi pha trà

Đầu tiên chuẩn bị nhân sâm tươi theo liều lượng đủ dùng tốt nhất là sử dụng nhân sâm tươi Hàn Quốc 6 năm tuổi.

Cách thực hiện:

  • Nhân sâm sau khi rửa sạch sẽ, để ráo nước rồi lấy thái thành từng lát mỏng.
  • Mỗi lần pha trà cho khoảng 1 đến 2g nhân sâm đã thái lát cho vào ấm sau đó đổ nước sôi vào để sử dụng như cách pha trà bình thường.
  • Chờ khoảng 5 phút cho nhân sâm ngấm vào nước thì rót ra và sử dụng như các bạn thưởng thức trà.

2 Thực phẩm chức năng

Bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng dạng bột, viên nén, viên nang chứa rễ hoặc chiết xuất nhân sâm. Bột chiết xuất từ ​​rễ nhân sâm có thể hòa tan trong các loại đồ uống khác nhau và chứa lượng nhân sâm cao hơn so với 2 dạng bào chế còn lại.

3 Ăn nhân sâm tươi trực tiếp

  • Nhân sâm tươi sau khi sơ chế sạch sẽ thì đem thái thành lát mỏng có trọng lượng từ 1 đến 3g.
  • Mỗi ngày bạn có thể ngậm và nhấm từng chút một sau đó nuốt trực tiếp bã nhân sâm mà không cần phải nhổ đi. Nên sử dụng theo liều lượng từ 2-6g mỗi ngày.

4 Nhân sâm tươi với mật ong

Nhân sâm tươi ngâm với mật ong có tác dụng chống lão hoá, ngăn ngừa bệnh béo phì, cải thiện giấc ngủ, làm suy giảm cholesterol trong máu và nâng cao sức khoẻ hệ thống tiêu hoá.

Cách làm:

1 – 2kg nhân sâm, mật ong nguyên chất và hũ thuỷ tinh sạch để đựng hỗn hợp. 

 Rửa sạch nhân sâm với nước, loại bỏ toàn bộ bụi và đất bám trên rễ. Đợi đến khi nhân sâm ráo nước, bạn cắt bỏ phần đầu của củ sâm và phần thân dính vào củ. Sau đó dùng dao thái phần rễ chính của nhân sâm thành từng lát mỏng sau đó ngâm cùng mật ong.

Ai không nên dùng nhân sâm?

Một số đối tượng không nên sử dụng nhân sâm gồm:

  • Người khỏe mạnh.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc vấn đề về huyết áp.
  • Người bị đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ.
  • Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu, có vấn đề về đông máu, đang dùng các thuốc chống đông máu hoặc chống loạn thần.
  • Đối tượng bị rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, phân lỏng.

Lưu ý khi sử dụng nhân sâm

  • Khi dùng nhân sâm tươi bạn không nên sử dụng kèm với các sản phẩm như: Perphenazine, atrax, wintermint,… và cả những sản phẩm Đông Y như: Bột sắn dây,…
  • Nếu đã sử dụng nhân sâm tươi thì bạn không nên ăn các thực phẩm như: Hải sản, củ cải… Lí do là các thực phẩm này là đại hạ khí trong khi nhân sâm lại là đại bổ khí nên khi đi vào cơ thể chung có thể triệt tiêu và gây hại cho người dùng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì nhân sâm có thể làm thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể và giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu.
  • Không sử dụng nhân sâm cho trẻ em, người đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Dùng nhân sâm trong thời gian từ 2–3 tuần, sau đó nghỉ 1–2 tuần để đạt được lợi ích tối đa nhất.
  • Lựa chọn mua nhân sâm ở những cơ sở uy tín để đảm bảo xuất xứ rõ ràng và chất lượng tốt.

Sâm tươi đã được sử dụng ngày càng nhiều trong mỗi gia đình hiện nay như là một loại thuốc đại bổ.Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về công dụng của nhân sâm cũng như cách sử dụng hợp lý. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts