Chè vằng là một loại cây được dùng để hãm nước uống mọc nhiều ở vùng trung du và miền núi. Loại cây này có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.Tuy nhiên, do dễ nhầm lẫn với các loại cây khác, bạn cần phân biệt đúng để sử dụng an toàn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé!

Chè vằng là gì?

Chè vằng (tên gọi khác là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ) có tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume thuộc họ Nhài (Oleaceae).

Vỏ thân màu xanh lục, thường nhẵn. Lá hình mác, mọc đối xứng, cuống tròn, càng lên cao lá càng nhỏ, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên của lá. Hoa nhỏ màu trắng, mọc ở đầu cành. Quả hình cầu, đường kính khoảng 7-8mm, quả mọng chứa hạt bên trong, khi chín có màu vàng.

Chè vằng phân bố rộng rãi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á, cũng như ở phía nam Trung Quốc và đảo Hải Nam. Cành lá thu hái quanh năm, thường được sử dụng làm thuốc với hàm lượng alkaloid, nhựa và flavonoid cao.

Tác dụng của chè vằng

1 Lợi sữa và phòng các nhiễm khuẩn sau sinh

Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Theo Đông y thì công dụng của chè vằng là thanh nhiệt, giải độc, mát gan, kháng viêm, lợi tiểu, chữa mất ngủ, tốt cho phụ nữ sau sinh, giúp tăng tiết sữa, giảm mỡ thừa và làm đẹp da.

Các thành phần hoạt tính trong chè vằng có thể giúp làm giảm sưng đau, cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực trên tuyến vú, từ đó hỗ trợ trong quá trình điều trị các vấn đề liên quan đến tuyến vú.

2 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Chè vằng có chứa hàm lượng cao flavonoid và alkaloid giúp duy trì và ổn định mạch máu giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch, giúp ngăn ngừa cholesterol xấu và giảm tình trạng rối loạn mỡ máu.

Cao chiết lá chè vằng liều 36 mg/kg/ngày và 108 mg/kg/ngày làm giảm rõ rệt các chỉ số lipid máu (cholesterol toàn phần, triglycerid, non-HDL-C) sau 7 ngày uống trên chuột nhắt Swiss bị rối loạn lipid máu nội sinh do poloxamer-407. 

3 Thanh nhiệt, giải độc gan

Cao chè vằng có thành phần  flavonoid giúp Thanh nhiệt, giải độc gan, chữa gan nhiễm mỡ, tăng men gan…

4 Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nghiên cứu  nhận thấy rằng cao chiết từ cây Chè vằng có khả năng ức chế enzym α-glucosidase, là một bước quan trọng trong việc ngăn chặn quá trình hấp thụ glucose, từ đó hỗ trợ điều hòa đường huyết.

5 Điều hòa rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh

Alkaloid, flavonoid trong lá chè vằng có thể hỗ trợ cân bằng nội tiết tố và làm giảm cảm giác đau và căng thẳng trong quá trình kinh nguyệt, từ đó giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng bế kinh.

6 Kích thích tiêu hóa

Chất glucoside đắng trong chè vằng có tác dụng kích thích vị giác, giúp tăng cảm giác hưng phấn và kích thích nhu động ruột. Điều này giúp cải thiện hoạt động của dạ dày và ruột, từ đó tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Một số bài thuốc từ chè vằng

Xem thêm
  • Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng: Chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g, bạch đồng nữ 8g, nước 500ml. Sắc còn 300ml, uống làm 3 lần trong ngày.
  • Chữa sưng vú, vết thương: Chè vằng 30g, sắc uống. Giã cây tươi đắp ngoài.
  • Bài thuốc chữa vàng da:Chuẩn bị 20g mỗi vị gồm chè vằng, ngấy hương. Sau đó sắc thuốc uống hàng ngày.

Lưu ý khi sử dụng chè vằng

Đối tượng nên cẩn thận hoặc tránh sử dụng chè vằng bạn cần lưu ý là:

  • Phụ nữ có thai không nên dùng cây thuốc này vì có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú tránh lạm dụng chè vằng vì có nguy cơ bị mất sữa.
  • Người huyết áp thấp cũng không nên dùng do chè vằng có khả năng làm tụt huyết áp thêm.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng cây thuốc này.
  • Không dùng cho người bệnh có tiền sử dị ứng với các thành phần trong cây chè vằng, người hàn lạnh.

Nên uống chè vằng vào lúc nào

  • Nấu nước chè vằng để uống trong ngày song song với nước lọc, nên uống khi còn ấm nóng (tốt nhất là bảo quản trong bình giữ nhiệt). Để nhận thấy được các vấn đề sức khỏe có cải thiện, hãy kiên trì uống hàng ngày trong ít nhất 1 tuần.
  • Dùng 20-30g chè vằng hàng ngày dưới dạng thuốc hãm hoặc thuốc sắc, không nên uống khi đói.
  • Để tận dụng tốt nhất hiệu quả của chè vằng, hãy uống khi nước còn ấm, tránh uống nước đã nguội hoặc để qua đêm. 

 Trên đây là những chia sẻ về tác dụng và lưu ý của Chè vằng . Hy vọng những thông tin hữu ích trên, bạn chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé !

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts