Ăn rau đắng có tác dụng gì?Bật mí 8 bài thuốc chữa bệnh từ rau đắng và lưu
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
24 Tháng năm, 2024
Rau đắng không chỉ là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình mà còn được biết đến như một vị thuốc quan trọng được sử dụng rộng rãi trong y học, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.Vậy cụ thể rau đắng đất có tác dụng gì,hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Rau đắng còn được gọi là rau xương cá, thuộc họ rau răm. Đây là loại cây thân thảo, chiều cao khoảng 10cm, có màu đỏ tím, thân và cành nhẵn, mọc tỏa tròn gần sát mặt đất. Cây rau đắng mọc hoang ở nhiều nơi, bao gồm đồng bằng, trung du và vùng núi thấp ở nước ta.
Rau đắng có các thành phần gồm tinh dầu, oxalic, axit silicic, galic, cafeic, các glycosid, các dẫn chất polyphenol, dẫn chất anthranoid, các axit amin và các loại đường, chất nhầy,… Nó thường được ăn sống hoặc sấy khô và sử dụng như nhiều loại thảo dược khác.
Ở Việt Nam, rau đắng được phân thành 2 loại: Rau đắng đất và rau đắng biển.
Rau đắng đất: Là loài thân thảo mọc bò trên mặt đất, tỏa tròn gần sát mặt đất, thân màu đỏ tím, có thể cao tới 10 – 30cm.
Rau đắng biển: Thường phát triển ở khu vực đầm lầy, bãi cỏ nơi có hơi ẩm hoặc mọc ở bờ ruộng nên còn được gọi là rau đắng đồng. Đây là loài thân thảo mọc bò, thân nhẵn có rễ, dài 10 – 40cm.
Ăn rau đắng có tác dụng gì?
Tăng cường tuần hoàn não: Rau đắng có khả năng kích thích não bộ, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ.
Giảm căng thẳng, lo âu: Khi căngthẳng và lo lắng, bạn có thể nhai 2 – 3 cọng rau đắng để xua tan cảm giác này. Các hoạt chất trong rau đắng giúp cân bằng hormone, đặc biệt là các hormone gây căng thẳng trong cơ thể, giúp người dùng giữ được trạng thái bình tĩnh và thoải mái
Giải nhiệt, trị thấp nhiệt.
Giải độc cơ thể, giải độc gan.
Tăng cường khả năng miễn dịch.
Cải thiện sức khỏe đường hô hấp: giúp thải độc, loại bỏ chất nhầy dư thừa, làm giảm sưng và viêm ở họng và đường hô hấp, giảm đau một cách hiệu quả. Do đó, rau đắng đặc biệt có lợi cho những người bị viêm phế quản, viêm mũi xoang.
Hỗ trợ trong điều trị động kinh: Lá rau đắng được cho là có tác động tích cực đến các phản ứng trung hòa, giúp ngăn ngừa cơn động kinh và các rối loạn thần kinh khác như rối loạn lưỡng cực và đau dây thần kinh.
Chữa lành vết thương và khử trùng da (thoa nước ép rau đắng hoặc tinh dầu rau đắng lên vết thương giúp hạn chế nguy cơ để lại sẹo trên da); hạ đường huyết; trị loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa; lợi tiểu, hạ sốt; trừ giun; tăng khả năng đông máu,…
Rau đắng giúp giảm nguy cơ rối loạn nhận thức
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây rau đắng
Xem thêm
1 Chữa tiểu rắt, buốt
Bài thuốc gồm 8g rễ rau đắng, 8g hạt ké vông vang, 8g nhân trần, 8g mộc thông, 8g xa tiền tử, 8g lá tre, 3g đăng tâm thảo, 3g thông thảo. Sắc uống ngày 1 thang;
Với người bị tiểu đục có thể áp dụng bài thuốc sau:
Sắc với nước các nguyên liệu bao gồm 50 – 80g rau đắng đất, 1 – 2 quả trứng gà, có thể cho thêm ít gừng để làm tăng hương vị.
Dùng mỗi ngày 1 lần trong 20 ngày để điều trị tiểu đục.
2 Giải độc gan
Có hai bài thuốc thường được sử dụng để giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể, như sau:
Bài thuốc 1: 8g cỏ mực, 6g rau đắng đất, 6g muồng trâu, 6g ké đầu ngựa, 6g rễ tranh, 6g cỏ xước, 6g sài đất, 6g rau má, 6g dây khổ qua, 5g dành dành, 5g bồ bồ, 3g cam thảo. Nghiền thành viên hoặc sắc lấy nước, sử dụng trước khi ăn.
Bài thuốc 2: 15g lá atiso, 12g rau đắng đất, 2g bìm bìm biếc. Sắc lấy nước và dùng trước khi ăn.
3 Chữa ngứa hậu môn, ngứa âm hộ (phụ nữ)
Bài thuốc:Lấy 200g rau đắng tươi, sắc lấy nước rồi dùng rửa hậu môn, âm hộ ngày 1 – 2 lần. Thực hiện nhiều lần sẽ có kết quả tốt;
4 Trị đau đầu
Rau đắng đất rửa sạch, để ráo. Sau đó tán nhuyễn, thêm dầu thầu dầu và trộn đều. Hỗn hợp này được hơ trên lửa và đắp lên trán để chữa đau đầu
5 Trị tiểu đường
Sắc với khoảng 1.5 lít nước các nguyên liệu bao gồm 100g rau đắng đất, 20g hoài sơn, 20g bạch linh, 20g thục địa.
Sắc đến khi nước cạn khoảng một nửa so với ban đầu thì dừng lại. Chia thành 2 chén uống vào buổi sáng và buổi chiều có tác dụng cải thiện đường trong máu ở người bệnh tiểu đường.
6 Trị bệnh viêm ruột, kiết lỵ
Nấu với nước các nguyên liệu bao gồm 16g rau đắng đất, 16g tiên hạc thảo, 12g xa tiền tử. Dùng uống mỗi ngày trong 20 – 25 ngày để trị viêm ruột, kiết lỵ
7 Chữa nhiệt miệng
*Cách làm:Rửa sạch 1 nắm rau đắng, giã lấy nước cốt, ngậm nước cốt này trong miệng vài phút rồi nuốt từng chút một. Với trẻ em không chịu được đắng thì có thể dùng đầu tăm bông thấm nước cốt rau đắng, chấm lên vết loét trong miệng bé;
8 Chữa ngứa ngoài da, giun đũa, giun móc câu, trùng roi âm đạo
Rau đắng đất có thể dùng điều trị các chứng bệnh do ký sinh trùng gây ra:
Trị trùng roi: Lấy 250g rau đắng đất tươi đem rửa sạch, sắc với khoảng 1.5 lít nước. Dùng ngâm rửa ngoài da hoặc âm đạo để hỗ trợ trị trùng roi.
Trị giun móc: Sắc khoảng 40g rau đắng đất với nước, dùng liên tục trong 3 ngày để đạt hiệu quả.
Lưu ý khi ăn rau đắng
Phụ nữ có thai không nên sử dụng rau đắng vì có thể bị sảy thai do loại rau này làm co bóp tử cung.
Những người có hệ tiêu hóa không tốt không nên sử dụng quá nhiều rau đắng để tránh bị tiêu chảy, phân lỏng.
Không nên ăn rau đắng liên tục trong thời gian trên 3 tháng. Bạn chỉ nên bổ sung rau đắng khi cần hỗ trợ điều trị một vấn đề sức khỏe nào đó;
Do ảnh hưởng của các thành phần trong rau đắng tới hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và lượng đường trong máu nên trước khi sử dụng rau đắng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Rau đắng đất hỗ trợ làm đẹp da, tuy nhiên, nếu có tiền sử dị ứng da hoặc nghi ngờ dị ứng, hãy cân nhắc và thận trọng khi sử dụng.
Nên kết hợp rau đắng với đa dạng thực phẩm khác để ăn ngon miệng hơn và không bị buồn nôn.
Phụ nữ có thai nên cân nhắc thận trọng trước khi sử dụng rau đắng đất
Rau đắng đất được sử dụng với nhiều cách khác nhau, bao gồm:
Dạng thuốc sắc với nước.
Dạng thuốc hãm với nước.
Dạng thuốc đắp ngoài da.
Dạng cao đặc rau đắng đất
Dạng nước ngâm rửa.
Dùng làm thực phẩm
Rau đắng là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người dùng cần ghi nhớ những nguyên tắc cần thiết khi ăn rau đắng đã được đề cập ở trên. Nếu bạn thấy hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ bài viết này đến bạn bè và người thân nhé!