Axit folic thuộc nhóm vitamin B, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào máu và phát triển của ống thần kinh. Thiếu hụt axit folic có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, Để hiểu rõ hơn về acid folic cũng như tác dụng và cách dùng, các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Acid folic (vitamin B9) là gì?

Axit folic hay còn gọi folat hay chính là vitamin B9. Axit folic nằm trong 13 vitamin cần được cung cấp hằng ngày cho cơ thể (gồm 4 vitamin tan trong dầu A, D, E, K, vitamin C và 8 vitamin nhóm B tan trong nước, axit folic thuộc nhóm B là nhóm vitamin tan trong nước), axit folic là chất rất cần thiết góp phần tạo hồng cầu bình thường và có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA, tức liên quan mật thiết đến quá trình phân chia và nhân đôi tế bào.

Đặc biệt, vitamin B9 được xếp vào nhóm 13 loại vitamin cần thiết cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Trong đó, nhóm phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai, sau sinh nở hay trẻ sơ sinh là những đối tượng cần được bổ sung lượng vitamin B9 lớn nhất. 

Acid folic (vitamin B9) có tác dụng gì?

  • Phòng tránh khuyết tật bẩm sinh

 Trong giai đoạn mang thai, não và tủy sống của thai nhi đã bắt đầu hình thành rất cần bổ sung lượng vitamin B9  giúp cho bé phát triển bình thường và mạnh khỏe, phòng ngừa những khuyết tật bẩm sinh xảy ra ở não và tủy sống.Bên cạnh đó, axit folic còn giúp giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ như tiền sản giật.

Bổ sung axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ

  • Phòng ngừa bệnh thiếu máu:,ngăn ngừa chứng thiếu máu ở bà bầu và thai nhu hạn chế các trường hợp sảy thai, sanh non, trẻ bị chứng rối loạn tâm thần, suy dinh dưỡng
  • Giảm khả năng mắc bệnh ung thư: axit folic có khả năng làm suy giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú.
  • Ngăn ngừa một số bệnh lý: vitamin B9 được sử dụng cho bệnh nhân mất trí nhớ, mất trí, suy giảm khả năng nghe, làm chậm quá trình lão hóa, loãng xương, trầm cảm, đau thần kinh
  • Điều trị thiếu folate

Một số trường hợp giảm khả năng hấp thu folate như mắc bệnh Cellac, hội chứng ruột ngắn, phẫu thuật cắt một phần dạ dày, hoặc nghiện rượu, mang thai, bị bệnh thiếu máu tán huyết.,… dẫn đến việc thiếu folat. =>cần bổ sung đầy đủ vitamin B9 thông qua chế độ ăn uống mỗi ngày để duy trì và cải thiện sức khỏe.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B9 giúp giảm nguy cơ thiếu folate

 

  • Acid folic có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng phát triển chậm về mặt ngôn ngữ
  • Cải thiện chức năng của não ở những người bị hoặc có nguy cơ bị suy giảm trí tuệ và giúp điều trị bệnh Alzheimer.
  • Điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần:việc bổ sung acid folic và folate đã làm giảm các triệu chứng của trầm cảm sau sinh, tâm thần phân liệt và cả rối loạn lưỡng cực.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Folate đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa homocysteine. Đây là loại axit amin có thể gây các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch hay tạo cục máu đông khi chất này dư thừa trong máu. Việc bổ sung axit folic làm giảm 4% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 10% nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, acid folic cũng được chứng minh giúp cải thiện lưu lượng máu và cải thiện chức năng tim mạch.

Acid folic (vitamin B9) có trong thực phẩm nào?

Xem thêm

Các loại thực phẩm giàu acid folic mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Các loại rau như rau chân vịt, rau bina, bông cải xanh, đậu bắp, củ cải, măng tây…
  • Các loại đậu như đậu hà lan, đậu xanh, đậu nành…
  • Các loại hoa quả như cam và các loại hoa quả họ cam như bưởi, quýt; chuối, bơ, dưa gang…
  • Các loại thực phẩm đã qua chế biến như bánh mì, ngũ cốc, các loại bánh quy…
  • Acid folic cũng có nhiều trong gan và thận động vật, gan và thận bò, cua…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa ngoài chứa nhiều acid folic còn nhiều protein và canxi.
  • Lòng đỏ trứng giàu vitamin A, D và acid folic chủ yếu tập trung ở lòng đỏ trứng gà.

Cách dùng acid folic (vitamin B9)

  •  Uống acid folic với một cốc nước lọc sau bữa ăn 30 phút hoặc uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 2 tiếng để tăng hấp thu vitamin này
  • Nên uống acid folic vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tránh quên liều và mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe

Liều dùng acid folic (vitamin B9)

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), người lớn nên bổ sung ít nhất 400 mcg acid folic mỗi ngày. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai và cho con bú do nhu cầu tăng cao nên cần được cung cấp từ 400 – 800 mcg/ngày.

Tác dụng phụ của acid folic

Hầu hết mọi người đều an toàn khi bổ sung acid folic liều lượng không vượt quá 1 mg/ngày. Rất ít người gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Những tác dụng phụ có thể gặp phải gồm:

  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy;
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng;
  • Phù các bộ phận cơ thể như mặt, môi, lưỡi…;
  • Tức ngực;
  • Đau bụng;
  • Đau họng;
  • Phát ban ở da, bong tróc da, sưng đỏ, phồng rộp…;
  • Dễ khó chịu và cáu gắt.

Ai không nên dùng acid folic (vitamin B9)

Một số đối tượng bên dưới cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng:

  • Dị ứng với acid folic và/hoặc các muối folate.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hay thiếu máu ác tính.
  • Ung thư.
  • Chạy thận nhân tạo.
  • Đặt stent mạch vành.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng acid folic

 

Axit folic là một loại vitamin không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể, vì thế bạn cần lưu ý đến việc cung cấp axit folic hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cũng như duy trì các chức năng của cơ thể. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts