Viêm da dị ứng tắm lá gì luôn là phương pháp được nhiều người quan tâm khi bị dị ứng, mẩn ngứa. Bởi, cách điều trị này đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mọi đối tượng, nhất là trẻ nhỏ. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng dị ứng và muốn tìm loại lá tắm để cải thiện, đừng bỏ qua bài viết này.
Triệu chứng của viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là tình trạng da bị đỏ và ngứa, trẻ em thường là đối tượng dễ mắc phải bệnh này.Viêm da dị ứng thường bùng phát từng đợt theo chu kỳ, mỗi đợt kéo dài vài ngày.
Viêm da dị ứng tắm lá gì?
Có rất nhiều loại thảo dược có thể dùng để tắm chữa viêm da dị ứng. Dưới đây là năm loại lá phổ biến, được nhiều người áp dụng:
1Tắm lá khế
Theo kết quả nghiên cứu, trong lá khế có chứa các chất flavonoid, triterpene, steroid, đây đều là những hợp chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, làm lành vết thương. Ngoài ra, triterpene còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da bị tổn thương.
Cách thực hiện với lá khế như sau:
- Rửa sạch lá khế với muối loãng, để ráo nước.
- Tiếp theo, bạn đun sôi chừng 2,5l nước với nắm lá khế và 1 thìa muối hạt.
- Đổ nước ra thau, thêm nước lạnh vào để pha thành nước ấm.
- Dùng nước này ngâm mình, tắm trong 5 – 7 phút.
- Liệu pháp này nên thực hiện đều đặn từ 3 – 4 lần/tuần để cảm nhận hiệu quả.
2 Lá trà xanh
Trong lá trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm tình trạng ngứa ngáy, nên lá trà xanh được dùng trong điều trị một số bệnh về da, chẳng hạn như viêm da dị ứng hay viêm da cơ địa rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trà xanh tươi, để ráo.
- Cho lá trà xanh vào nồi đun sôi cùng với hai lít nước trong khoảng 15 phút.
- Cho thêm một chút muối vào nồi nước, để nguội rồi dùng để tắm.
- Tắm lá trà xanh nên thực hiện 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
3 Lá bàng non
Y học đã nghiên cứu, trong lá vàng non chứa hoạt chất tannin cao có đặc tính phục hồi tổn thương da, làm mẩn ngứa, kháng khuẩn. Đồng thời, lá bàng có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da khỏi tác nhân gây dị ứng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 – 7 lá bàng non, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 20 phút rồi vớt ra, để ráo.
- Cho lá bàng non vào nồi đun sôi cùng hai lít nước. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để vệ sinh vùng da bị dị ứng hoặc cũng có thể sử dụng để tắm toàn thân.
- Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày để mang lại hiệu quả.
4 Lá đinh lăng
Lá đinh lăng có tính mát, công dụng giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Ngoài ra, đinh lăng cũng được nhắc đến với công dụng phục hồi tổn thương da rất tốt
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá đinh lăng, lá huyết dụ, sau đó cho vào nồi thêm 2 lít nước để đun.
- Nước sôi thì bạn vặn nhỏ, đun cho tới khi cạn một nửa thì tắt bếp.
- Dùng nước này để uống hàng ngày.
- Ngoài ra, bạn có thể đun sôi nước đinh lăng rồi pha với nước lạnh để tắm hàng ngày
5 Sài đất
Sài đất có tính mát và rất tốt đối với làn da của bạn. Hơn nữa loại cây này cũng có tính an toàn khá cao nên có thể sử dụng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Khi sử dụng sài đất, tình trạng viêm da và ngứa ngáy trên da sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn rửa sạch sài đất và ngâm nước muối trong khoảng 20 phút.
- Vớt sài đất ra và để ráo. Sau đó giã nát sài đất, nhớ cho thêm một chút muối. Dùng hỗn hợp này để chà xát lên vùng da bị dị ứng. Sau 30 phút bạn bỏ ra và rửa lại với nước sạch. Ngoài ra bạn cũng có thể đun lấy nước tắm.
Ưu, nhược điểm của phương pháp tắm lá chữa viêm da dị ứng
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.
More Posts