Bệnh á sừng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh á sừng hiệu quả
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
5 Tháng Bảy, 2024
Á sừng là căn bệnh rất phổ biến liên qua đến da liễu và thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da thông thường khác.Bệnh á sừng là bệnh viêm da cơ địa dị ứng có thể dẫn đến khô da, đỏ da hoặc thậm chí sưng tấy và chảy máu. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh á sừng nhé!
Bệnh á sừng là bệnh thuộc nhóm viêm da cơ địa ,xảy ra khi lớp sừng trên bề mặt da chưa chuyển hóa hoàn thiện, còn sót lại phần nhân và nguyên sinh chưa chuyển hóa sẽ khiến da bị khô, nứt nẻ, nhất là những phần rìa và bong ra từng mảng, xù xì hoặc sưng đỏ.
Bệnh có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau nhưng rõ rệt nhất là ở đầu ngón tay, ngón chân, da bị khô ráp, nứt nẻ, các lớp sừng da bong tróc xù xì, rướm máu gây ngứa ngáy, đau đớn.
Á sừng được coi là bệnh mãn tính, tái phát lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, cần phải điều trị sớm và đúng cách giúp kiểm soát bệnh tốt nhất.
Nguyên nhân dẫn đến á sừng
Cho đến thời điểm hiện tại, các kiến thức y khoa vẫn chưa đủ cơ sở để có thể chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng á sừng ở nhiều người. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, bệnh nhân mắc phải bệnh lý này do cơ địa bị viêm da thì một số yếu tố sau đây có thể gây ra như:
Thiếu dinh dưỡng: ăn ít rau quả và thiếu hụt vitamin nhất là vitamin A, C, D, E là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lớp sừng. Việc thiết hụt các chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lớp sừng.
Sử dụng thuốc: lạm dụng một số loại thuốc tây làm rối loạn việc tái tạo tế bào dưới da từ đó gây nên bệnh á sừng. Hãy hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng.
Dị ứng: tiếp xúc với một số yếu tố từ môi trường gây dị ứng làm vi khuẩn gây bệnh phát triển như: nguồn nước bẩn, thời tiết, môi trường bụi bẩn, tiếp xúc lông chó mèo.
Rối loạn nội tiết tố: Đây là yếu tố nguy cơ gây bệnh xảy ra chủ yếu ở nữ giới đang mang thai hoặc sau sinh.
Khí hậu: Thời tiết khô lạnh thường làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh á sừng.
Di truyền trong các thế hệ gia đình khi gen có vấn đề về khả năng chuyển hóa tế bào da. Nguyên nhân này được đánh giá khá phổ biến vì nếu ông bà, bố mẹ mắc viêm da á sừng thì nguy cơ cao khi các thế hệ tiếp theo cũng mắc tình trạng này.
Dấu hiệu của bệnh á sừng
Xem thêm
Da khô nứt nẻ, bong tróc: do các tế bào da quá khô, lớp sừng trở nên dày sẽ gây ra hiện tượng bong tróc, nứt nẻ và tạo thành những đường rãnh trên da.
Ngứa là dấu hiệu đầu tiên khi mới bị bệnh á sừng. Tại vị trí da bị bong tróc sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy. Người bệnh càng gãi mạnh càng gây ra những tổn thương nghiêm trọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Đau rát và chảy máu: những lớp da bị nứt nẻ sẽ bị chảy máu và gây đau rát.
Xung quanh móng tay, móng chân thường nổi những lỗ nhỏ li ti kèm theo cảm giác ngứa rát. Màu sắc móng tay cũng bị chuyển sang vàng và phần da dưới móng dần bị rộp, tách rời khỏi phần nền của móng.
Thay đổi màu sắc móng: Màu sắc móng tay cũng bị chuyển sang màu vàng, phần da dưới móng bị rộp tách rời khỏi phần móng.
Những vùng da mắc bệnh thường dễ bị tổn thương và gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh á sừng
Một số biến chứng có thể gặp khi á sừng tiến triển nặng:
Nhiễm trùng, bội nhiễm da.
Suy giảm khả năng bảo vệ da.
Tổn thương tới xương khớp.
Nguy cơ mắc các bệnh kèm theo: bệnh parkinson, bệnh gout, bệnh Crohn
Bệnh á sừng có thể bình phục nếu được chữa trị sớm và kịp thời. Do vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:
Các triệu chứng kéo dài trên 1 tháng.
Đau nghiêm trọng hoặc da ngứa dữ dội.
Chảy máu nhiều ở vùng da bị bệnh.
Bệnh gây cản trở các hoạt động thường ngày.
Các vùng da tổn thương có dấu hiệu sần sùi và dày lên thấy rõ.
Các phương pháp chữa bệnh á sừng
Dùng thuốc bôi
Điều trị á sừng hiện nay chủ yếu sử dụng thuốc bôi ngoài da để hỗ trợ cho quá trình chữa bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát:
Điều trị nhiễm trùng da (nhóm kháng sinh, kháng khuẩn).
Điều trị nấm (nhóm imidazol)
Điều trị viêm ngứa, giảm sừng hóa.
Cung cấp độ ẩm cho da như cetaphil và physiogel.
Thuốc uống:Nếu bị nhiễm khuẩn phụ, cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân..Dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như kem nizoral (dẫn xuất imidazol), griseofulvin.
Dùng corticoid và lưu ý
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng, bạn phải dùng corticoid. Bên cạnh đó, khi sử dụng corticoid cần lưu ý các vấn đề sau:
Thuốc corticoid có ưu điểm làm vùng da bị tổn thương cải thiện nhanh, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu do tác dụng làm giảm viêm, giảm đỏ và giảm bong vảy da nhanh.
Tuy nhiên, tình trạng cải thiện này duy trì không lâu và bệnh có thể sớm trở lại sau khi ngưng thuốc, khi đó sử dụng lại corticoid tại chỗ sẽ không thấy có hiệu quả.
Lưu ý trong quá trình chữa bệnh á sừng:
Không nên chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương hoặc làm bong tróc lớp da sừng bằng những vẫn nhọn. Những việc làm này sẽ khiến cho vùng da của bạn trở nên thậm tệ hơn và kéo dài thời gian chữa trị.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là các loại chất tẩy rửa. Những công việc như giặt giũ, rửa chén hoặc lau nhà cũng nên hạn chế hoặc đeo găng tay nhựa để đảm bảo vết thương không bị lở loét trong quá trình làm việc.
Khi nấu ăn nên hạn chế tiếp xúc với các loại gia vị có thể khiến vùng da bị bệnh trở nên sưng, nóng, điển hình như ớt, muối.
Vào mùa đông, làn da càng trở nên căng cứng, thô ráp và nứt nẻ. Do đó, việc sử dụng kem dưỡng ẩm cho da là rất cần thiết để bảo vệ làn da của mình.
Phương pháp phòng ngừa á sừng hiệu quả
Tránh chà xát quá mạnh vùng da bị bệnh để không gây tổn thương.
Hạn chế sử dụng xà phòng và hóa chất. Nếu không thể tránh được tiếp xúc, hãy đảm bảo đeo găng tay bảo vệ cẩn thận khi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa.
Khi nấu ăn, tránh tiếp xúc trực tiếp da tay với các gia vị như muối, ớt, dầu mỡ,…
Đảm bảo luôn giữ cho vùng da bị bệnh được sạch sẽ, khô ráo và cắt ngắn móng chân, móng tay.
Ăn nhiều rau quả tươi, những loại rau có màu xanh, các loại quả có màu cam và thực phẩm họ đậu để bổ sung thêm nhiều loại vitamin có lợi như C, D, E.
Không nên ngâm rửa tay chân nhiều bởi vì càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công.
Không ngâm chân tay với nước muối vì nước muối làm da khô và dễ bị nứt nẻ.
Bài viết trên đã nêu ra những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh Á sừng. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân của mình nhé!