Bệnh chàm là bệnh về da rất phổ biến, gây ngứa, đỏ, khô và kích ứng da.  Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớm đến thẩm mỹ bên ngoài của bệnh nhân.Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai  tìm hiểu về bệnh chàm qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh Chàm là gì?

Bệnh Chàm (eczema) là tình trạng da bị viêm gây nên kích ứng và sẩn ngứa, diễn biến mạn tính và tiến triển từng đợt biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa.Chàm thường tiến triển theo từng đợt, với các dấu hiệu đặc trưng gồm viêm, ngứa, phát ban. Tình trạng phát ban có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến là ở một số vùng nhất định còn phụ thuộc vào độ tuổi ở mỗi người.

Phân loại bệnh chàm

Bệnh chàm được phân thành nhiều loại với những biểu hiện khá giống nhau, bao gồm: Viêm da dị ứng, chàm đồng xu, chàm phản ứng thứ phát, chàm bàn tay, chàm vi trùng, tổ đỉa,… Bác sĩ có thể căn cứ vào loại ban phát và vị trí xuất hiện trên cơ thể  để xác định loại chàm mắc phải.

Viêm da cơ địa

Loại chàm da hay gặp nhất là chàm da dị ứng. Chàm da dị ứng có thể chiếm tỉ lệ 10% – 20% trẻ sơ sinh, khoảng 3% người lớn và trẻ em . Tỉ lệ bệnh chàm nói chung thường khác nhau ở các chủng tộc khác nhau, thông thường từ 10% – 13%Dạng bệnh chàm này thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có xu hướng nhẹ hơn hoặc biến mất khi người bệnh trưởng thành. Viêm da cơ địa là một dạng dị ứng thường gặp, cùng với hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh xảy ra khi bạn chạm vào một vật nào đó, gây ra các biểu hiện kích ứng trên da như da bị đỏ lênbị kích ứng và gây ngứa.Các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này là các chất tẩy rửamủ cao susơn..

Bệnh tổ đỉa

Đây là một dạng bệnh chàm ít phổ biến hơn nhưng lại gây khó khăn trong điều trị. Bệnh gây bùng phát các mụn nước nhỏ li ti ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, rìa các ngón tay, rìa bàn tay,… Nguyên nhân cũng có thể đến từ tình trạng đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc các chất kích thích như kim loại.

Viêm da thần kinh

Viêm da thần kinh (hay lichen đơn mạn tính) bắt đầu bằng triệu chứng ngứa ở các vùng da như gáy, cánh tay hoặc chân, người bệnh sẽ gãi để giảm cảm giác ngứa, chính vì vậy tạo nên những mảng đỏ ở trên da tạo nên vòng lặp ngứa – gãi – ngứa

Chàm đồng xu/đồng tiền

Là một bệnh phổ biến, đặc trưng bởi mụn nước tập trung thành đám hình tròn, hình oval, ngứa nhiều. Bệnh liên quan đến suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da. Chàm đồng xu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở nam hơn nữ, nam giới >50 tuổi có mối liên quan với tình trạng nghiện rượu mạn tính.

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Một số yếu tố khởi phát bệnh như tổn thương tại chỗ như vết xước, vết mổ cũ, vết côn trùng cắn hoặc bỏng nhiệt; viêm da tiếp xúc có thể biểu hiện lâm sàng như chàm đồng xu; các bệnh lý da khác như viêm da cơ địa, chốc, nhiễm trùng vết thương,…

Trên lâm sàng, chàm đồng xu được chia thành 2 thể: Thể ướt (mụn nước, bọng nước, chảy dịch nhiều) và thể khô (bán cấp hoặc mạn tính, tổn thương khô, bong vảy).

Chàm bàn tay

Chàm bàn tay là bệnh lý viêm da giới hạn ở bàn tay, thường gặp ở người lớn với tỷ lệ khoảng 10%. Bệnh được phân loại theo diễn biến bệnh:

  • Chàm bàn tay cấp hoặc bán cấp: Diễn biến dưới 3 tháng hoặc không tái phát trong 1 năm.
  • Chàm bàn tay mạn tính: Kéo dài trên 3 tháng hoặc tái phát hơn 2 lần trong 1 năm mặc dù đã được điều trị thích hợp.

Biểu hiện lâm sàng, tổn thương cơ bản của chàm bàn tay có thể thay đổi theo thời gian, khởi đầu là dát đỏ, phù nề và mụn nước. Về sau tiến triển thành dày sừng, nứt kẽ và các thay đổi mạn tính khác.

Viêm da ứ trệ

Viêm da ứ trệ là viêm da hay gặp ở bệnh nhân phù mạn tính do các bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính, suy tim phải hoặc phù bạch huyết. Tình trạng viêm da này thường xảy ra chủ yếu ở cẳng chân, gây ra sưng tấy và lở loét.

Triệu chứng chung của bệnh chàm

Xem thêm

Chàm có nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung, chàm có các dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Những dát đỏ trên da hình tròn hoặc bầu dục kích thước khác nhau , trên đó có thể nổi các mụn nước , chảy dịch nhiều
  • Mụn nước vỡ ra , đóng vảy và bắt đầu bong da , làn da khô 
  • Triệu chứng cơ năng ngứa nhiều, người bệnh có thể gãi nhiều có thể tạo thành các vết xước, chảy máu

Triệu chứng chàm ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng chàm được liệt kê dưới đây hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.

  • Chàm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí da, nhưng đặc biệt hay xuất hiện ở hai bên má và da đầu, các vùng trẻ mặc tã thì hầu như không xuất hiện.
  • Đầu tiên thường xuất hiện các mụn nước dày đặc.
  • Sau khi các mụn nước vỡ, sẽ gây nên tình trạng rỉ nước. Các mụn nước khô dần sẽ để lại tình trạng da khôđỏtróc vảy.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm đến nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn. Những yếu tố có thể gây phát sinh bệnh bao gồm:

  • Phản ứng của hệ thống miễn dịch với dị nguyên gây dị ứng.
  • Các vấn đề khiếm khuyết trong cấu tạo hàng rào bảo vệ da khiến độ ẩm thoát ra ngoài và vi trùng xâm nhập.
  • Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh dị ứng hoặc hen suyễn khác.
  • Thiếu hụt filaggrin (một loại protein tham gia cấu tạo hàng rào bảo vệ da) có thể dẫn đến da khô hơn, ngứa hơn.

Ngoài ra, một số người gặp phải tình bùng phát phát ban ngứa do cơ thể phản ứng với những yếu tố như:

  • Trang phục, khăn trải giường vải thô ráp như len, polyester,…
  • Cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Các sản phẩm gia dụng như xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
  • Lông động vật.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh.
  • Căng thẳng.
  • Đổ nhiều mồ hôi.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu da của bạn xuất hiện bất cứ tình trạng nào như nổi mụn nướcngứamẩn đỏda tăng sắc tốda dày nổi sần mà không hết theo thời gian thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và điều trị.

Chẩn đoán bệnh chàm

Bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán bệnh bằng cách xem xét làn da và tìm hiểu thông tin bệnh sử. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh chàm cũng bị dị ứng. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm dị ứng để tìm ra dị nguyên gây kích ứng hoặc tác nhân gây bệnh. Trẻ bị bệnh chàm có khả năng phải thực hiện xét nghiệm dị ứng.

Điều trị bệnh chàm

  • Kem mỡ và thuốc bôi corticoid: giúp giảm các triệu chứng ngứa của bệnh chàm. Thời gian sử dụng sản phẩm này là từ 1 – 2 tuần.
  • Đắp dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%.
  • Làm ẩm da bằng urea 10%, petrolatum đối với vùng da khô.
  • Thuốc bạt sừng bong vảy như mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic.
  • Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus nồng độ 0,03 – 0,1% khá hữu ích đối với bệnh chàm. 
  • Dùng thuốc kháng viêm chống dị ứng như kháng histamin H1: Chlorpheniramin 4mg × 1 – 2 viên/ngày, Certerizin 10mg × 1 viên/ngày, Fexofenadine 
  • Dùng kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 chống nhiễm khuẩn nhất là tụ cầu vàng, liên cầu. 
  • Khi bệnh trở nên nặng, có thể chỉ định corticoid trong thời gian ngắn, tuyệt đối không dùng thuốc kéo dài. 

Cách phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Một số mẹo có thể giúp bạn ngăn ngừa bùng phát hoặc khiến bệnh chàm không trở nên tồi tệ hơn:

  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm đột ngột.
  • Duy trì không khí mát mẻ giúp cơ thể không đổ mồ hôi hoặc quá nóng để giảm ngứa.
  • Kiểm soát căng thẳng, dành thời gian thư giãn, tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát căng thẳng và tăng tuần hoàn.
  • Tránh mặc trang phục bằng các chất liệu dễ xước như len, vải bố,…
  • Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc dung môi mạnh.
  • Chú ý và tránh dùng các loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.

Bệnh chàm là một vấn đề da liễu phổ biến, mang lại nhiều cảm giác khó chịu. Dù có nhiều loại chàm khác nhau, chúng đều có các triệu chứng phổ biến như ngứa, đỏ da, da bong tróc hoặc sần sùi và đóng vảy.  Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về bệnh này. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts