Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm, bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa và rất dễ lây lan.Vì vậy, việc nhận biết sớm trẻ mắc bệnh tay chân miệng là vô cùng quan trọng.Tuy nhiên rất nhiều cha mẹ vẫn bối rối không biết chăm sóc cho trẻ tại nhà như thế nào để tránh tình trạng bệnh trở nặng.Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu Bệnh Chân tay miệng qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch chân tay miệng do virus đường ruột gây ra. Nguyên nhân gây bệnh do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71).Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong cao ở trẻ dưới 3 tuổi.

Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus được người bệnh phán tan ra ngoài không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện. Do đó, bệnh thường bùng phát mạnh ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học,… Việc tiếp xúc với dịch tiết từ các bọng nước, chất nôn, nước bọt hay phân của trẻ cũng là nguyên nhân bị lây nhiễm virus gây bệnh.

Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy các chủng virus chân tay miệng có thể tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài, có thể sống đến 4 tuần trên các dụng cụ hằng ngày. Chúng chỉ có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 độ C trong 15 phút. Do đó, bệnh vẫn có thể được lây lan do tiếp xúc với các mặt phẳng, đồ vật có chứa virus như đồ ăn, đồ uống, mắt bàn, đồ chơi, tay nắm cửa, bàn, ghế,…

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng

 Giai đoạn1: Giai đoạn ủ bệnh 3 – 7 ngày. Giai đoạn khởi phát từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, trẻ quấy hơn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn 2: Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

  • Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, chảy dãi (dễ nhầm với trẻ mọc răng).
  • Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Sốt nhẹ, nôn: Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
  • Biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não), biến chứng tim mạch, hô hấp (viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch) thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh, có thể dẫn đến tử vong nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.

Giai đoạn 3: Giai đoạn lui bệnh thường từ ngày thứ 8 – 10, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Biến chứng nguy hiểm của chân tay miệng 

Xem thêm

Bệnh chân tay miệng thường tự khỏi, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

  •  Ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ: Bệnh gây ra các vết lở, loét trong miệng và cổ họng khiến việc nuốt gặp khó khăn và đau đớn, do đó trẻ thường lười ăn, uống…
  • Biến chứng về thần kinh:

Viêm màng não do virus: Đây là tình trạng nhiễm trùng và viêm ở màng não và dịch não tủy (bao quanh não cùng tủy sống).

+ Viêm não: Tình trạng này rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng, do virus gây ra viêm ở não.

+ Liệt chi: người bệnh yếu, liệt mềm một hoặc nhiều chi.

  • Biến chứng hô hấp tuần hoàn như: Tổn thương cơ tim, suy tim, trụy tim mạch, phù phổi cấp và có thể khiến bệnh nhi tử vong nhanh chóng.

Chẩn đoán chân tay miệng 

Bác sĩ sẽ phân biệt bệnh chân tay miệng với các bệnh do virus gây ra khác bằng cách đánh giá các yếu tố sau:

+ Độ tuổi bệnh nhân

+ Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng

+ Hình dạng các vùng phát ban hoặc vết loét

Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh: Để chẩn đoán chính xác bệnh, cần thực hiện xét nghiệm RT- PCR hoặc phân lập virus để chẩn đoán xác định nguyên nhân

Khi nào cần gặp bác sĩ

  • Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 0C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ chú ý quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
  • Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm không ngủ (Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp).
  • Một số dấu hiệu khác: khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng…

Các bác sĩ khuyến cáo: Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xác định mức độ bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Cách điều trị chân tay miệng

Cách ly đúng cách giữa trẻ bệnh – trẻ lành để hạn chế sự lây nhiễm.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng:

  • Hạ sốt: Trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol)
  •  Bù đủ nước và điện giải cho trẻ (oresol, hydrite)
  • Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm… Điều trị loét miệng, loét họng bằng cách lau sạch miệng trước và sau ăn bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn
  • bổ sung men vi sinh ổn định đường ruột
  • Cho trẻ  vệ sinh sạch sẽ các nốt phỏng sát khuẩn, tắm sữa tắm ph5,5
  •  Khi trẻ xuất hiện triệu chứng não – màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và chuyển trẻ ngay tới bệnh viện để điều trị chuyên sâu

Phòng bệnh chân tay miệng

  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết
  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà: Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh
  • Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch, nếu nghi ngờ bệnh cần được cách ly
  • Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân tránh bội nhiễm
  • Vệ sinh môi trường sống: Lau phòng ở của bệnh nhân, khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.
  • Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
  • Người nhà hay nhân viên y tế cần rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, sau thăm khám…

Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính với 4 cấp độ nguy hiểm khác nhau. Việc phát hiện và điều trị chân tay miệng sớm và đúng cách sẽ giúp hạn chế các tổn thương và hệ lụy nghiêm trọng do bệnh gây ra.Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân những thông tin hữu ích này nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts