Xem thêm
Các dấu hiệu bệnh ho gà điển hình qua các giai đoạn tiến triển:
1Thời kỳ ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh dao động trong khoảng từ 6 – 20 ngày, chủ yếu rơi vào khoảng 9 – 10 ngày. Bệnh nhân chưa có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
2. Thời kỳ khởi phát (khoảng 1 – 2 tuần)
Giai đoạn khởi phát của bệnh ho gà kéo dài khoảng 10 – 14 ngày. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở mức độ nhẹ, dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác như sốt nhẹ, chảy nước mắt, sổ mũi, ho, hắt hơi, chán ăn, bơ phờ, khàn tiếng. Lưu ý, cơn ho sẽ trở nên nặng hơn ở cuối giai đoạn này.
3. Thời kỳ toàn phát (khoảng 2 – 3 tuần)
Giai đoạn toàn phát, các triệu chứng của ho gà xuất hiện một cách rõ rệt và nặng hơn, gồm:
- Ho:Ho rũ rượi, ho thành cơn, trung bình 15 – 20 tiếng ho/cơn, tiếng ho càng lúc càng yếu và giảm dần. Cơn ho liên tiếp khiến trẻ trở nên yếu dần, có thể gặp phải tình trạng ngưng thở do thiếu oxy, đỏ mắt, da tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, chảy nước mắt, nước mũi.
- Thở rít:Tiếng rít giống tiếng gà xuất hiện sau cơn ho hoặc xen kẽ mỗi tiếng ho. Riêng trẻ dưới 6 tháng tuổi, hiếm khi nghe thấy tiếng rít trong cơn ho.
- Đờm:Sau cơn ho, bệnh nhân thường sẽ khạc đờm trắng, màu trong, dính và có chứa vi khuẩn gây bệnh.
- Nôn mửa:Đây là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh ho gà trong giai đoạn toàn phát.
4. Thời kỳ lui bệnh
Khi được hỗ trợ điều trị và chăm sóc đúng cách, thường bắt đầu từ tuần thứ 4 kể từ khi phát bệnh, các triệu chứng của bệnh ho gà sẽ được cải thiện và dần biến mất hoàn toàn. Cơn ho giảm dần, nhưng có thể mất một khoảng thời gian khá lâu sau đó để hết hẳn. Một số trường hợp cơn ho tái phát, trở nặng gây viêm phổi.

Biến chứng của bệnh ho gà
Phần lớn các biến chứng liên quan đến bệnh ho gà xảy ra do phát sinh bội nhiễm, nhất là trong trường hợp bệnh nhân không được can thiệp đúng lúc và điều trị sớm. Vì thế mà việc nhận biết các dấu hiệu bệnh ho gà để kịp thời xử lý là rất quan trọng.
Trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, các biến chứng của bệnh ho gà nặng hơn và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ, bao gồm:[3]
- Viêm phổi.
- Thở chậm hoặc có thể ngừng thở.
- Co giật.
- Tổn thương não hoặc chảy máu não.
- Giảm cân.
Trẻ dưới 18 tháng tuổi
- Đối với trẻ em dưới 18 thángtuổi bị ho gà phải luôn được theo dõi vì khi lên cơn ho có thể làm trẻ ngừng thở.
Biến chứng thần kinh
- Thường xảy ra ở trẻdưới 12 tháng tuổi với triệu chứng co giật, bệnh lý não. Trẻ sốt rất cao, li bì, hôn mê, co giật.
- Nếu được cấp cứu có thể để lại di chứng như liệt nửa người, liệt một chi,liệt dây thần kinh sọ não hoặc rối loạn tâm thần.
Thiếu niên và người lớn
Đối với thiếu niên và người lớn, các biến chứng của ho gà thường là do ảnh hưởng của các cơn ho kéo dài, bao gồm
- Thoát vị vùng bụng.
- Các mạch máu bị vỡ trên da, lòng trắng mắt.
- Xương sườn bầm tím.
- Khó ngủ.

Khi bệnh nhân mắc phải biến chứng thường sẽ có biểu hiện sốt
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Nếu cơn ho kéo dài và có một trong những dấu hiệu đi kèm sau:
- Màu da hơi xanh (điều này có thể cho thấy thiếu oxy).
- Khó thở, thở rít.
- Co giật hoặc co giật.
- Sốt cao.
- Nôn dai dẳng.
Nơi khám chữa bệnh ho gà uy tín
Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai
Chẩn đoán bệnh Ho gà
Bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra vi khuẩn ho gà:
- Lấy dịch mũi hoặc dịch họng để kiểm tra vi khuẩn gây ra ho gà.
- Xét nghiệm máu:số lượng bạch cầu cao là dấu hiệu của cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng, nhưng chưa thể kết luận là bạn đã bị ho gà.
- X-quang ngực:thực hiện phương pháp này giúp cho biết tình trạng viêm hoặc có dịch trong phổi, đây là dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
Điều trị ho gà như thế nào?
- Nên đeo khẩu trang y tế hoặc hạn chế đến những chỗ đông người.
- Đối với trẻ nhỏdưới 6 tháng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị nội trú tại bệnh viện.
- Đối với trẻ lớn và người trưởng thànhtrong trường hợp chưa có biến chứng sẽ dùng thuốc để trị bệnh. Và sẽ được cách ly tuyệt đối, không cho tiếp xúc với người và môi trường xung quanh.
*Thuốc điều trị:
Điều trị đặc hiệu bằng Erythromycin với liều 50mg/kg/ngày trong 14 ngày.
Nếu trường hợp xảy ra bội nhiễm, bệnh nhân sẽ được kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn như: Amoxycillin hoặc Cephalosporin.
*Chế độ ăn uống- nghỉ ngơi:
- Nghỉ ngơi: giúp cơ thể có thêm sức mạnh để chống lại bệnh tật.
- Chia nhỏ các bữa ăn:giúp ngăn ngừa tình trạng nôn mửa gây ra do những cơn ho kéo dài.
- Giữ không khí nơi bạn sống trong lành, tránh xa những nơi bụi bặm, khói, các chất kích thích,… để làm dịu cơn ho.
- Uống nhiều nướchoặc nước ép trái cây để tránh tình trạng mất nước.
Phương pháp phòng ngừa
1Tiêm phòng
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh ho gà là tiêm vắc xin ho gà. Hiện nay ho gà nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng và toàn bộ đều được tiêm miễn phí cho trẻ em. Các mũi vắc xin thường được tiêm cho trẻ em ở các độ tuổi sau:
- 2 tháng tuổi.
- 4 tháng tuổi.
- 6 tháng tuổi.
- 15 đến 18 tháng tuổi.
- 4 đến 6 tuổi.
*Đối với người lớn:
Thiếu niên: ở độ tuổi 11 thì khả năng miễn dịch của vắc xin ho gà có xu hướng suy giảm. Do vậy, bác sĩ khuyên rằng ở độ tuổi này nên tiêm nhắc lại.
- Người lớn:nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn tiêm phòng nhắc lại. Đối với người lớn chưa từng tiêm vắc xin thì có thể tiêm bất cứ lúc nào.
- Phụ nữ mang thai:nên tiêm vắc xin ho gà trong khoảng thời gian từ 27 đến 36 tuần của thai kỳ. Điều này giúp bảo vệ trẻ sơ sinh tránh mắc ho gà trong vòng vài tháng đầu đời.

2 Giữ vệ sinh sạch sẽ
Đảm bảo nơi ở vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, và có đủ ánh sáng mặt trời. Các vật dụng trong nhà, nhất là đồ dùng cá nhân cần được vệ sinh bằng dung dịch vô khuẩn hàng ngày.
3Thăm khám định kỳ
Bài viết trên đã đưa ra các thông tin liên quan đến bệnh ho gà. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu của mình nhé!