Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Nguyên nhân và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
4 Tháng Một, 2024
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính với đặc trưng là sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, bệnh tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi đặc biệt với các khí độc hại (khói thuốc lá, thuốc lào…).
Cơ chế của bệnh:
Tình trạng viêm phế quản làm cho thành phế quản dày lên, tăng phản ứng tiết chất nhầy, mô phổi bị viêm mạn tính dẫn đến sự đứt gãy các sợ liên kết trong thành phế quản, gây mất cấu trúc thành phế quản làm co thắt phế quản.
Ngoài ra, các chất trung gian hóa học cũng gây ra sự co thắt cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản kéo dài dẫn đến tình trạng ứ khí trong phế nang gây giãn phế nang và dần hình thành các kén khí. Khi kén khí xuất hiện nhiều và kích thước ngày càng lớn sẽ gây ra khí phế thũng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:
Khí phế thũng: Tổn thương túi khí trong phổi
Viêm phế quản mãn tính: Đặc trưng bởi sự tăng tiết nhiều đờm nhầy trong phế quản và có biểu hiện ho khạc đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm, kéo dài 2 năm liên tiếp.
2. Nguyên nhân của COPD là gì?
Có 2 yếu tố có thể là nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Các yếu tố nội tại bao gồm: Tình trạng thiếu hụt, khuyết tật về gen như thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin
Các yếu tố do ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, thuốc lào, khí thải, khí độc công nghiệp…
Người hút thuốc lá liên tục sau 10 năm có thể xuất hiện triệu chứng của COPD. Theo thống kê tại Việt Nam, 90% người mắc COPD có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm
Thiếu anpha-1 antitrypsin
Alpha-1-antitrypsin là chất ức chế enzym elastase có tác dụng bảo vệ tế bào nhu mô phổi tránh khỏi quá trình hủy diệt mô qua protease.
Khi thiếu chất này sẽ tới phổi dễ bị tổn thương hơn. Chính điều này làm rối loạn quá trình thông khí ở phổi. Bệnh có tính chất gia đình nên cần phải chú ý khi khai thác tiền sử
Triệu chứng của COPD
Xem thêm
Các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ban đầu có thể bao gồm:
Cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất;
Thở khò khè;
Tức ngực;
Ho có đờm kéo dài;
Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên;
Thiếu năng lượng;
Giảm cân ngoài ý muốn (trong giai đoạn sau);
Sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân.
Sốt nhẹ và cảm giác ớn lạnh
Dựa vào các biểu hiện khó thở người ta chia thành 5 mức độ sau đây:
Mức độ 0: chỉ khó thở khi tập thể dục vất vả.
Mức độ 1: Khó thở khi leo cầu thang hoặc leo dốc.
Mức độ 2: Khó thở khi đi trên đường bằng phẳng giống người khác.
Mức độ 3: Khó thở khi đi dưới 100m hoặc đi vài phút ở địa hình bằng phẳng.
Mức độ 4: Khó thở khi làm các công việc hằng ngày (mặc quần áo, rửa mặt…
Biến chứng nguy hiểm
Nhiễm trùng đường hô hấp:các bệnh lý như cảm lạnh, cúm, viêm phổi ở bệnh nhân COPD dễ dẫn tới những tình trạng nghiêm trọng hơn như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, nhiễm trùng huyết… và có thể dẫn tới tử vong.
Biến chứng tim phổi: tâm phế mạn
Ung thư phổi:Các chất độc trong thuốc lá không chỉ làm thay đổi thông khí ở phổi mà còn tác động đến các tế bào phổi làm phá hủy cấu trúc, lâu dần có thể dẫn đến sự gia tăng số lượng các tế bào mất kiểm soát gây nên ung thư phổi.
Tăng áp phổi:Vấn đề thiếu O2 sẽ gây ra tăng áp lực phế nang, tăng độ quánh của máu khiến cho áp lực các mạch máu ở phổi tăng để giúp vận chuyển máu về tim hiệu quả.
Khi xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, phù chân, gan to hoặc ho có đờm, người bệnh cũng phải đến cơ sở để được chẩn đoán, theo dõi và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả.
Khi xuất hiện tình trạng không thể thở được, nhịp tim nhanh, môi hoặc móng tay có màu xanh tím hoặc rối loạn ý thức nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Nơi khám chữa các bệnh về phổi
Tại Hà Nội: Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn
Cách chẩn đoán bệnh COPD
Khám sức khỏe: bác sĩ khai thác các dấu hiệu liên quan đến tình trạng khó thở, đánh giá các biến chứng đã xuất hiện hay chưa. Đồng thời khai thác tiền sử hút thuốc lá và tiền sử gia đình để định hướng chẩn đoán.
Đo hô hấp ký: đánh giá chức năng thông khí phổi dựa trên luồng khí hít vào, thở ra gắng sức của bệnh nhân.
Chụp X-quang ngực: đánh giá những thay đổi nhu mô phổi, mạch máu phổi và những phần cấu trúc của tim.
Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner): giúp phát hiện rõ hơn các dấu hiệu của COPD trên X-quang. Đồng thời loại trừ ung thư phổi hoặc các tổn thương về phổi khác.
Điều trị COPD như thế nào?
Tổn thương phổi do COPD gây ra là vĩnh viễn, nhưng điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của tình trạng này. Phương pháp điều trị bao gồm:
Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh COPD, nên ngừng hút thuốc chính là điều quan trọng nhất người bệnh cần thực hiện để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ống hít và thuốc: Giúp thở dễ dàng hơn. Có rất nhiều thuốc giúp cải thiện tình trạng hô hấp. Các thuốc giãn phế quảnvà corticoid sẽ được các bác sĩ lựa chọn và kê đơn cho người bệnh.
Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh khi người bệnh có các dấu hiệu của nhiễm khuẩn ở phế quản phổi.
Các thuốc hỗ trợ: Long đờm, dinh dưỡng, điều trị các bệnh đồng mắc giúp người bệnh nhanh cải thiện triệu chứng hơn.
Thở oxy, thở máy: Người bệnh sẽ được thở oxy hoặc thở máyhỗ trợ khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
Phục hồi chức năng phổi: Một chương trình chuyên biệt về tập thể dục, tập thở, tập ho hiệu quả, vỗ rung và giáo dục sức khoẻ.
Phẫu thuật hoặc ghép phổi: Mặc dù đây chỉ là một lựa chọn cho một số rất ít người. Các trường hợp bóng khí lớn, biến chứng tràn khí màng phổi.
Biện pháp phòng ngừa
Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc
Các bài tập cho người COPD
Luyện tập ho có kiểm soát: giúp đẩy đờm hoặc nhầy ra khỏi phổi.
Kỹ thuật thở ra mạnh: hỗ trợ khi không đủ sức để thực hiện ho có kiểm soát.
Tập thở chúm môi, thở bằng cơ hoành.
Duy trì các hoạt động thể lựcnhư đi bộ, leo cầu thang… để nâng cao sức chịu đựng của phổi.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể tránh mắc những bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính ảnh hưởng đến phổi
Hạn chế sống trong môi trường độc hại. Nếu làm việc ở các môi trường này cần phải bảo vệ hệ hô hấp đầy đủ và có chế độ nghỉ ngơi rõ ràng.
Khám sức khỏe thường xuyên định kì 6 tháng/1lần
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt là phương pháp phòng ngừa tốt nhất bệnh này. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!