1. Loãng xương là gì ?

Loãng xương là một bệnh lý có diễn biến âm thầm nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tình trạng gãy xương, nứt xương hoặc lún cột sống. Loãng xương là tình trạng xương liên tục mỏng dần. Mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ.

Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào. Trong đó, thường gặp là gãy xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Một số xương khi bị gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi. Các trường hợp này thường phải điều trị  phẫu thuật với chi phí tốn kém   Bệnh thường tiến triển âm thầm. Người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm dần, cột sống  gù vẹo. Đây là những triệu chứng chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Một số trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã có các dấu hiệu gãy xương .

Tuổi càng cao, tình trạng xốp xương sẽ càng tiến triển nặng hơn. Vì càng lớn tuổi, quá  trình chuyển hóa xương có nhiều biến đổi gây ra các rối loạn trong quá trình tạo xương và hủy xương, dẫn tới giảm mật độ xương

2. Tại sao lại mắc bệnh loãng xương, nguyên nhân từ đâu ?

 Loãng xương là tình trạng xương liên tục mỏng dần. Mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào. Trong đó, thường gặp là gãy xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Một số xương khi bị gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi. Các trường hợp này thường phải điều trị  phẫu thuật với chi phí tốn kém   Bệnh thường tiến triển âm thầm. Người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm dần, cột sống  gù vẹo. Đây là những triệu chứng chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. 

Tỷ lệ loãng xương ở Việt Nam đang ngày càng tăng và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đa số trường hợp mắc bệnh rơi vào độ tuổi ngoài 50, chiếm khoảng 25% nam giới và đến 40% ở nữ giới.

 

Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm:

  • Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng mật độ xương bị suy giảm. Ngoài ra, một số tác động sau cũng có khả năng gây bệnh , lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn 

  • Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động 
  • Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả
  •  Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi
  • Nội tiết tố giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới.

  • Tác dụng phụ của thuốc : một số loại thuốc dùng trong thời gian dài, điển hình như corticosteroids, có thể tăng nguy cơ loãng xương. Nếu người cao tuổi đang sử dụng những loại thuốc này, cần xin tư vấn bác sĩ về tác động của chúng và cách giảm thiểu nguy cơ.

Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi.

3. Phòng ngừa bệnh Loãng xương

Xem thêm
  • Các phương pháp sau có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm tiến độ mất xương và phòng ngừa gãy xương, nhưng không thể khỏi được bệnh:
  • Người bị loãng xương nên  ăn khẩu phần giàu canxi hoặc bổ sung canxi mỗi ngày. Nguồn canxi trong thực phẩm bao gồm sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm giàu canxi như nước trái cây hoặc đậu, cá, các loại rau lá xanh , hoặc có thể bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung cho xương như : viên xương khớp bách niên kiệt, khương thảo đan, jex 

 

  • Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn. Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị loãng xương, nhưng cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.   
  • Không hút thuốc.
  • Tránh uống quá nhiều rượu: uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương.
  • Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm.
  • Với người bệnh loãng xương nên thận trọng khi lao động, sinh hoạt để phòng tránh những rủi ro, tai nạn không đáng có.
  • Việc phòng bệnh phải được thực hiện ngay từ khi còn là bào thai, mẹ ăn chế độ ăn đầy đủ canxi và vitamin D. Khám sức khỏe định kỳ từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo để phát hiện bệnh còi xương. Tất cả mọi người thực hiện chế độ ăn đầy đủ canxi và vitamin D.
  • Các bệnh nhân loãng xương phải được điều trị lâu dài và theo dõi sát, ít nhất là 3-5 năm liên tục. Đo mật độ xương 6 tháng đến 1 năm 1 lần để theo dõi kết quả điều trị.

 Loãng xương hoàn toàn có thể phòng và tránh được nếu như chúng ta có những hiểu biết về bệnh, thực hiện chế độ phòng và điều trị một cách tích cực nhất.

Trên đây là thông tin về bệnh loãng xương và các bước phòng bệnh mà nhà thuốc bạch mai muốn chia sẻ tới quý vị khán giả, để quý vị biết thêm về 1 trong những căn bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta.