Nấm móng là bệnh lý da liễu nhiễm trùng ở móng (tay, chân) do nấm, thường xuất hiển mùa mưa ẩm.Điều trị nấm ở móng tay không khó song rất dễ gây tái phát, lây nhiễm sang chân hoặc người tiếp xúc gần khác.Để chủ động phòng tránh bệnh, hãy cùng Bạch Mai tìm hiểu  bệnh lý  Nấm móng qua bài viết dưới đây nhé !

Bệnh nấm móng là gì?

Nấm móng (tên tiếng Anh là Nail fungus) là một tình trạng phổ biến bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Khi nhiễm nấm tiến sâu hơn, nấm móng có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép

Nguyên nhân gây nấm móng

Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiều loại vi nấm gây ra, phổ biến nhất là nấm sợi tơ Dermatophytes và nấm hạt men Candida. Nấm sợi tơ thường tấn công gây tổn thương từ bờ vào trong móng, không gây viêm quanh móng. Còn nấm hạt men gây tổn thương từ vùng chân móng đi ra, có viêm quanh móng.

Người bị bệnh nấm móng do tay, chân thường xuyên bị ướt, tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập, phát triển, gây bệnh và lan rộng khi gặp điều kiện thuận lợi.

Đường lây truyền

Bệnh do nấm còn có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh, do đó nên hạn chế dùng chung các vật dụng cá nhân như vớ, giày, găng tay, khăn.

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm móng

  • Người lớn tuổi (trên 65 tuổi):móng tay, móng chân có thể dày lên và phát triển chậm hơn theo sự gia tăng tuổi tác nên rất dễ bị nhiễm nấm;
  • Lưu thông máu kém đến các chi (bệnh mạch máu ngoại biên).
  • Mắc bệnh tiểu đường.
  • Mắc bệnh về da có ảnh hưởng đến móng như vảy nến.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Người mang giày nhiều (do đổ nhiều mồ hôi, gây ẩm ướt ở chân).
  • Thường xuyên tới nơi công cộng có môi trường ẩm ướt như: đi hồ bơi công cộng, đi tập gym.
  • Có các tổn thương nhỏ trên da hoặc móng tay.
  • Để móng tay, móng chân ẩm ướt trong một thời gian dài.

Triệu chứng nấm móng

Xem thêm

Bệnh nấm móng thường xuất hiện ở xung quanh đầu móng chân hoặc móng tay với các triệu chứng bệnh có thể khác nhau tùy bệnh nhân. Một số triệu chứng phổ biến như:

Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám.

Móng dễ bị gãy, nứt, có các tổn thương màu vàng hoặc đốm đen.

  • Phần bên dưới của móng có dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng: Xuất hiện mủ, sưng đỏ,… dẫn đến thối móng, có mùi hôi.

  • Móng dày sừng;

  • Móng teo và mòn dần dần;

Biến chứng của bệnh nấm móng

Khi da bị tổn thương do nấm, đây là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng thứ phát. Nguy cơ nhiễm trùng thường cao hơn ở người bị bệnh tiểu đường và bao gồm các biến chứng như:

 Hiện tượng thối móng, có mùi hôi gây mất thẩm mỹ cho bàn tay, bàn chân.

  • Gây đau đớn và tổn thương vĩnh viễn cho móng của người bệnh;

  • Khi hệ thống miễn dịch người bệnh bị ức chế do thuốc, nấm móng có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác lan ra ngoài bàn tay, bàn chân.

  • Tổn thương mô.
  • Viêm mô tế bào.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn cần đến gặp bác sĩ, nếu sau khi tự chăm sóc móng bị đổi màu, dày lên bất thường, biến dạng hoặc có các biểu hiện sau:

  • Chảy máu quanh móng.
  • Sưng, đau quanh móng.
  • Đi lại khó khăn.

Phương pháp điều trị nấm móng

Thuốc bôi chống nấm tại chỗ:

  • Dung dịch màu sát trùng: Castellani;

  • Thuốc làm mỏng tổn thương nhằm làm tăng tính thấm của thuốcSalicylic acid 5%;

  • Thuốc kháng nấm:

    • Nhóm azole (ketoconazole, clotrimazole, miconazole, sulconazole, oxiconazole, econazole);
    • Ciclopirox Olamine;
    • Amorolfine (loceryl);
    • Nhóm allylamine (natifine, terbinafine);
    • Nhóm các acid (salicylic, undecylenic);
    • Nhóm polyenes (nystatin).

Cách bôi: Rửa sạch chỗ tổn thương móng, làm khô móng, sau đó bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng.

Tuy nhiên, hầu hết những chế phẩm trên ít hiệu quả với nấm móng do hạn chế tính thấm của dược chất vào móng. Do đó, điều trị nấm móng bằng đường uống hiện được lựa chọn nhiều hơn.

Thuốc uống:

  • Sử dụng thuốc chống nấm toàn thân dựa trên: Phổ tác dụng, dược động học của thuốc, tác dụng lâm sàng.
  • Có thể dùng: Griseofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Ketoconazole, Clotrimazole, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine,… Có thể dùng thêm các thuốc kháng viêm, kháng histamine hay kháng sinh nếu có thêm các triệu chứng khác.

Trong thời gian dùng thuốc kháng nấm, cần hạn chế hay tốt nhất là tránh xa rượu, bia và những thức uống có chứa cồn khác vì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với gan.

Điều trị laser

Đây là phương pháp điều trị khá hiện đại, sử dụng công nghệ ánh sáng để tiêu diệt nấm. Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi từ phương pháp này thấp hơn so với điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ.

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị trên đều không hiệu quả hoặc bạn bị đau nhiều thì bác sĩ sẽ loại bỏ móng bị bệnh bằng phẫu thuật.Sau đó, móng khỏe mạnh mới sẽ phát triển và thay thế, có thể mất thời gian hơn một năm để phục hồi.

Phòng ngừa nấm móng

  • Rửa tay và chân thường xuyên. Rửa tay sau khi chạm vào móng bị nhiễm trùng. Giữ ẩm cho móng sau khi rửa.
  • Cắt móng tay thẳng, làm phẳng các cạnh bằng dũa. Khử trùng dụng cụ cắt móng tay sau mỗi lần sử dụng.
  • Mang vớ thấm mồ hôi hoặc thay vớ khi đã sử dụng cả ngày.
  • Tránh đi chân trần tại các khu vực chung, ẩm ướt như phòng tắm công cộng, phòng thay đồ, bể bơi.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như vớ, giày, khăn tay với người khác.
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả và tăng cường vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và tốt cho da, móng.
  • Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe;
  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Chọn một tiệm làm móng sử dụng các dụng cụ làm móng tiệt trùng cho mỗi khách hàng.
  • Không nên sử dụng sơn móng tay và móng tay nhân tạo.

 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến quý bạn đọc thông tin về bệnh nấm móng. Hãy giữ cho tay, chân sạch sẽ, khô ráo cũng như thay vớ, giày nếu chúng bị ẩm để hạn chế bị nhiễm nấm móng nhé!

 

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts