BỆNH NHƯỢC CƠ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, PHÒNG NGỪA
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
2 Tháng Sáu, 2024
Nhược cơ là bệnh tự miễn cần đươc điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến hệ hô hấp, khả năng vận động.Hãy cùng tìm hiểu về bệnh nhược cơ qua bài viết sau nhé!
Nhược cơ hay yếu cơ (Myasthenia Gravis) là bệnh lý tự miễn của những điểm nối thần kinh – cơ ở người bệnh, đặc trưng bởi yếu cơ có tính chất dao động theo thời điểm trong ngày, buổi sáng khỏe hơn buổi chiều hoặc yếu tăng khi người bệnh hoạt động quá sức và giảm khi nghỉ ngơi. Biểu hiện yếu cơ thường gặp ở cơ mắt (sụp mi), cơ vận nhãn, cơ vùng cổ vai, hông, hoặc cơ hô hấp (thở mệt)
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở nữ dưới 40 tuổi hoặc trên 70 tuổi, nam giới trên 50 tuổi. Bệnh nhân nhược cơ thường nhập viện trễ dẫn đến khó thở, suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.
Nguyên nhân bệnh Nhược cơ
Kháng thể AChR – Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ sản sinh ra các tự kháng thể phá hủy những thụ cảm thể của Acetylcholine trên màng tế bào cơ tại màng sau synap. Các kháng thể này xuất hiện ở khoảng 85 phần trăm người bệnh nhược cơ yếu cơ toàn thân. Xét nghiệm kháng thể AChR khá đặc hiệu trong chẩn đoán nhược cơ và tốt nhất nên thực hiện trước khi bắt đầu liệu pháp ức chế miễn dịch.
Kháng thể MuSK – Kháng thể MuSK xuất hiện ở 38 đến 50% những người bệnh nhược cơ có AChR-Ab âm tính. Những người bệnh này thường có các biểu hiện ở mắt (ví dụ, nhìn đôi và sụp mi), các triệu chứng thường đối xứng và ít nghiêm trọng hơn và ít dao động hơn so với các biểu hiện ở mắt trong bệnh nhược cơ AChR dương tính.
Kháng thể LRP4 – Các kháng thể chống lại LRP4, một thụ thể agrin cần thiết để kích hoạt sự hình thành thụ thể MuSK và AChR. LRP4 xuất hiện ở khoảng 13% bệnh nhân có huyết thanh kháng thể AChR và MuSK âm tính. Người bệnh thường có các triệu chứng nhẹ, tuy nhiên ở mức độ bệnh tối đa người bệnh có kháng thể LRP4 có các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng hơn so với những bệnh nhân không có kháng thể dương tính. Hầu hết bệnh nhân được cải thiện với liệu pháp ức chế miễn dịch tiêu chuẩn.
Thiếu dinh dưỡng :chế độ dinh dưỡng không cân đối, thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, kali, canxi và vitamin D có thể góp phần vào sự xuất hiện của bệnh nhược cơ. Protein là yếu tố quan trọng giúp duy trì và phát triển cơ; kali, canxi và vitamin D hỗ trợ cho hoạt động của cơ.
Ít hoạt động thể chất:gây mất cân bằng giữa cơ và mô mỡ, làm giảm sức mạnh cơ và tăng nguy cơ mắc bệnh nhược cơ.
Cơ thể mệt mỏi hoặc stress.
Các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm hoặc sau phẫu thuật.
Bệnh tự miễn: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, bệnh Graves (bệnh tự miễn ảnh hưởng đến tuyến giáp) và bệnh viêm tuyến giáp.
Triệu chứng của bệnh nhược cơ
Xem thêm
Bệnh nhược cơ có thể biểu hiện ở bất kỳ loại cơ nào của cơ thể và biểu hiện rõ nhất khi người bệnh vận động vùng cơ bắp đó:
Sụp mí mắt: thường biểu hiện ở một bên mắt hoặc không đối xứng, một số ít người bệnh sụp cả hai bên mí mắt (kể cả khi người bệnh đã cố gắng mở mắt) gây cản trở tầm nhìn, mất thẩm mỹ và khó chịu.
Song thị (nhìn đôi – người bệnh nhìn một vật nhưng lại thấy hai ảnh): khi có tổn thương các cơ vận nhãn trong ổ mắt và triệu chứng này có thể biến mất khi nhắm hoàn toàn một bên mắt.
Giảm sức mạnh cơ: cơ bắp trở nên yếu đuối và mất sức mạnh, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động đơn giản như nâng vật nặng, leo cầu thang hay thậm chí là đi bộ.
Căng cơ khi hoạt động: người bệnh có thể trải qua cảm giác cơ bắp căng trước cả khi tham gia vào những hoạt động nhẹ
Thay đổi giọng nói: người bệnh có thể nói nhỏ, nói không tròn tiếng
Nuốt khó
Giảm khả năng nhai
– Mất khả năng kiểm soát cơ: cơ bắp bị co giật, rung,… ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Khó thở, nhịp thở nông, chậm, có trường hợp bị rối loạn tâm thần, trụy tim mạch.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh nhược cơ và biến chứng của bệnh như:
Khó thở từ nhẹ đến nặng.
Nuốt khó, nuốt nghẹn hoặc không cắn và nhai được thức ăn.
Sụp mí mắt hoặc thay đổi tầm nhìn.
Trẻ giảm khả năng vận động hoặc phát triển thể chất chậm hơn bạn bè đồng trang lứa.
Kiểm tra mắt: người bệnh có biểu hiện sụp mí mắt sẽ được bác sĩ đánh giá mức độ và nguyên nhân gây sụp mí.
Thử nghiệm Prostigmin
Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể AchR, MuSK, LRP4: nồng độ tự kháng thể kháng Ach cao bất thường được phát hiện ở 85% người bệnh và khoảng 6% bệnh nhân nhược cơ có tự kháng thể MuSK.
Test nước đá: sử dụng túi nước đá đặt lên trên mắt bị sụp mí, test dương tính khi mắt mở to hơn.
Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CT: có thể phát hiện được khối u tuyến ức cũng như biết được tính chất khối u và mức độ chèn ép của nó đến những cơ quan xung quanh.
Điện cơ đồ (EMG)
Phương pháp chữa bệnh nhược cơ
Điều trị nhược cơ hiện nay còn gặp nhiều hạn chế. Bệnh hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn và có thể tái phát sau một khoảng thời gian dài.
Mục tiêu chính điều trị nhược cơ là làm cho người bệnh giảm thiểu triệu chứng, tốt hơn nữa là làm giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc.
Điều trị triệu chứng (ức chế Acetylcholinesterase) làm tăng lượng Acetylcholine (ACh) có sẵn tại synap thần kinh cơ.
Các liệu pháp ức chế miễn dịch mạn tính (Glucocorticoid và các thuốc ức chế miễn dịch không phải Steroid) để nhằm mục tiêu điều hòa rối loạn miễn dịch.
Điều trị phẫu thuật (cắt bỏ tuyến ức).
Phương pháp điều trị điều hòa miễn dịch cấp nhưng tác dụng ngắn (thay huyết tương và truyền globulin miễn dịch (IVIG) tĩnh mạch).
Chế độ sinh hoạt và ăn uống cho người bệnh nhược cơ
Chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt trái cây và rau xanh. Trong đó, chuối và đu đủ là các loại trái cây chứa lượng kali dồi dào, giúp các cơ hoạt động tốt hơn.
Tập luyện thể dục thể thao: Bạn nên xây dựng và duy trì thói quen tập luyện để rèn luyện thể chất, phát triển sức khỏe của các cơ.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và lo âu quá mức trong thời gian dài.
Phòng ngừa bệnh nhược cơ
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, xây dựng cơ bắp, tăng cường khả năng dẫn truyền thần kinh và tránh yếu liệt tay chân như thịt bò, thịt vịt, rau chân vịt, cơm trắng, bánh mì, phởđặc biệt là trái cây và rau xanh.
Duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Tránh đi ra ngoài vào lúc trời nắng nóng: do việc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh nhược cơ tồi tệ hơn, tiến triển bệnh nhanh hơn.
Tập thể dục thường xuyên: nhằm tăng cường khối lượng cơ bắp, giảm căng thẳng từ đó giúp giảm triệu chứng của bệnh.
Tránh những hoạt động có thể dẫn đến chấn thương, dùng dụng cụ bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao và tuân thủ quy tắc an toàn sẽ giảm rủi ro mắc chấn thương gây nhược cơ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh nhược cơ. Hãy chia sẻ bài viết đến với bạn bè và người thân của bạn nhé!