Các tế bào mast có nhiệm vụ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật .Tuy nhiên, đôi khi số lượng tế bào mast xuất hiện quá nhiều lại gây hại. Một trong những bệnh gây tăng sản quá mức tế bào mast là bệnh tế bào mast hệ thống. Hãy cùng Nhà Thuốc Bạch Mai  tìm hiểu bẹnh tế bào Mast qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tế bào mast là gì?

Tế bào mast là một tế bào miễn dịch đặc biệt của cơ thể do tủy xương sản xuất và cư trú nhiều ở da, hệ tiêu hóa, đường hô hấp và hệ bạch huyết.Các tế bào mast có nhiệm vụ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giải phóng các chất như histamine và leukotrienes.

Bệnh tế bào mast (hay còn gọi là Mastocytosis) xảy ra do sự xâm nhập bất thường các tế bào mast vào da, các mô và các cơ quan khác. Khi chúng được kích hoạt, những tế bào mast này giải phóng các chất khắp cơ thể. Hậu quả là các triệu chứng như đỏ bừng mặt, ngứa, nhịp tim nhanh, đau bụng, chóng mặt hoặc thậm chí mất ý thức.

Bệnh tế bào mast được chia thành 2 thể bệnh chính:

  • Bệnh tế bào mast ở da: thể bệnh này thường gặp ở trẻ em. Là tình trạng tế bào mast tập trung chủ yếu một lượng lớn ở da và gây ra triệu chứng tại da rõ nhất.
  • Bệnh tế bào mast toàn thân: ngoài ở da ra, tế bào mast còn phân bố ở nhiều cơ quan khác trong khắp cơ thể

Nguyên nhân gây bệnh tế bào mast

Nguyên nhân gây bệnh tế bào mast ở nhiều người bệnh là do một dạng đột biến kích hoạt (D816V) ở gen mã hóa cho thụ thể c-kit của tế bào gốc bên trong tế bào mast. Hậu quả là tăng quá trình tự phosphoryl hóa thụ thể này và gây tăng sinh tế bào mast không kiểm soát được.

Đối với những người có đột biến trong gen KIT, có thể xảy ra tình trạng sản xuất quá mức tế bào Mast, gây tích tụ tế bào Mast trong các cơ quan nội tạng và dẫn đến các triệu chứng của bệnh.

Các yếu tố nguy cơ làm bùng phát đợt bênh tế bào mast hệ thống

Xem thêm

Một số yếu tố kích hoạt gồm:

  • Yếu tố dị ứng nguyên như là bị côn trùng đốt hay một số loại thức ăn.
  • Một số thuốc như thuốc kháng sinh, ibuprofen, thuốc tê.
  • Những yếu tố gây căng thẳng tâm lí. Ví dụ lo lắng, bị chấn thương, thay đổi nhiệt độ đột ngột, tập thể dục, mệt mỏi quá mức hay nhiễm trùng.
  • Mùi hương, ví dụ như mùi nước hoa.
  • Thay đổi hormone. Ví dụ khi phụ nữ tới kì kinh.
  • Tăng sản tế bào mast, đây là tình trạng bệnh hiếm gặp, xuất hiện khi mắc ung thư và bệnh nhiễm trùng mạn tính.
  • Một số trường hợp vô căn.

Triệu chứng của bệnh tế bào mast

Một số triệu chứng có thể gặp gồm:

  • Da: đau, đỏ, phát ban, đổ mồ hôi.
  • Mắt: đỏ, chảy nước mắt.
  • Mũi: ngứa mũi, chảy nước mũi, khò khè.
  • Miệng và họng: đỏ, sưng lưỡi và sưng môi, sưng nề vùng họng nên khó thở.

  • Phổi: khó thở, khò khè.
  • Tim mạch: huyết áp thấp, nhịp tim nhanh.
  • Dạ dày và ruột: quặn đau, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Hệ thần kinh trung ương: đau đầu, choáng váng, lú lẫn và cực kì mệt mỏi.

Biến chứng bệnh tế bào mast

Bệnh tế bào mast là bệnh tác động lên toàn thân nên có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau:

  • Khó ngủ do ngứa.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Sốc phản vệ.
  • Lách to
  • Suy chức năng gan, gan to.

Ngoài ra, còn có một số biến chứng hiếm gặp khác như loãng xương, kém hấp thu thức ăn gây sụt cân nhanh, ung thư tế bào mast.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hãy đi gặp bác sĩ khi bạn thường xuyên bị nổi mẩn trên da tái đi tái lại và không tìm được nguyên nhân. Đặc biệt, bạn cần được cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu của sốc phản vệ vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Chẩn đoán bệnh tế bào mast

Các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm sinh thiết tủy xương: Đây được coi là xét nghiệm quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán tình trạng này.
  • Xét nghiệm máu: Có thể phát hiện tình trạng thiếu máu, tăng nồng độ histamin, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu, giảm lượng albumin trong máu (hoặc tăng bạch cầu) hoặc mức độ cao của tryptase huyết thanh.
  • Các chẩn đoán hình ảnh: Giúp xác định mức độ và giai đoạn của bệnh.
  • Sinh thiết cơ quan bị ảnh hưởng (như gan và/hoặc da).
  • Xét nghiệm di truyền.

Điều trị bệnh tế bào mast

Liệu pháp điều trị qua trung gian tế bào mast

  • Thuốc kháng histamin như hydroxyzine, cetirizine hoặc fexofenadine… được dùng để giảm triệu chứng ngứa, nóng bừng, co thắt đường tiêu hóa gây đau bụng.
  • Thuốc vận mạch epinephrine giúp đưa huyết áp về ổn định trong cơn hạ huyết áp đột ngột.
  • Thuốc bôi corticoid tại chỗ có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ở da nhờ giảm số lượng tế bào mast tập trung tại đây.

Điều trị triệu chứng đường tiêu hóa:Thuốc ức chế bơm proton omeprazole hoặc thuốc kháng H2 như ranitidine.

Trường hợp loãng xương nhẹ thì bổ sung canxi, bisphosphonate kết hợp vitamin D. Đối với phụ nữ sau mãn kinh, có thể sử dụng liệu pháp hormone thay thế estrogen.

Đối với người bệnh tế bào mast toàn thân thì có thể được điều trị bằng thuốc interferon-α-2b và sau đó là 2-CdA (2-chlorodeoxyadenosine).

Bệnh tế bào mast là do đột biến gen gây ra nên không thể dự phòng được, tuy nhiên người bệnh tế bào mast cần lưu ý một số điều không nên làm để tránh kích thích đợt bùng phát của bệnh. Hãy chia sẻ bài viết trên đến nhiều người hơn nên bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts