Loạn dưỡng móng- Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
14 Tháng mười một, 2024
Các dấu hiệu bất thường ở móng tay (bệnh móng tay) có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe. Trong đó, chứng loạn dưỡng móng với các biến dạng móng tay là một tình trạng rất thường gặp,Việc chẩn đoán và trị liệu nhóm bệnh này rất hóc búa, thường gây nản lòng bệnh nhân, và cả thầy thuốc nữa.Hãy cùng Nhà Thuốc Bạch Mai tìm hiểu cụ thể về bệnh lí Loạn dưỡng móng qua bài viết dưới đây nhé!
Loạn dưỡng móng là tình trạng móng tay hoặc móng chân có những dấu hiệu bất thường, bị biến dạng hoặc đổi màu. Nhiều người thường quan tâm đến tình trạng này để mong tìm được nguyên nhân, điều trị kịp thời.. Các biến dạng móng có thể xảy ra ở đĩa móng, giường móng hoặc trên mạng lưới mạch máu dưới móng.
Nguyên nhân loạn dưỡng móng
Móng tay loạn dưỡng xảy ra khi nhiễm trùng hoặc chấn thương làm hỏng móng tay hoặc nền móng của bạn. Nguyên nhân gây ra móng tay loạn dưỡng bao gồm:
Nhiễm trùng do chấn thương móng hoặc móng mọc ngược .Khi bị thương ở móng, bạn có thể bị chảy máu hoặc bầm tím dưới móng. Nhiễm trùng do chấn thương móng tay hoặc móng mọc ngược gây ra tình trạng loạn dưỡng móng.
Nấm móng hoặc các loại nấm móng chân khác .Nấm móng được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng loạn dưỡng móng. Móng bị nấm trở nên giòn, dễ gãy hơn hoặc dày lên, bong ra khỏi móng. Ngoài ra còn có thay đổi màu móng kèm theo sưng viêm vùng da xung quanh móng.
Bệnh vẩy nến:Một bệnh ngoài da nhưng có khả năng gây ra những thay đổi ở móng do tổn thương hình thành ở bên dưới giường móng.
Chấn thương ở móng chân, chẳng hạn như đập ngón tay vào cửa hoặc làm rơi vật nặng lên chân.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải loạn dưỡng móng
Xem thêm
Một số yếu tố dường như làm tăng nguy cơ phát triển chứng loạn dưỡng móng, bao gồm:
Thiếu dinh dưỡng;
Người cao tuổi;
Nghề nghiệp tiếp xúc tay với hóa chất;
Tiếp xúc môi trường quá ẩm mốc;
Vệ sinh tay chân không sạch sẽ.
Triệu chứng bệnh loạn dưỡng móng
Khi bị loạn dưỡng móng, người bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường trong hình dáng và kết cấu của móng, bao gồm:
Móng thô ráp, cảm giác dễ gãy và dày lên hơn bình thường.
Móng bong tróc, bị nứt nhiều chỗ.
Móng có màu bất thường trắng, vàng, nâu, đen…
Móng trở nên biến dạng, cong, dẹt hoặc có hình dáng bất thường.
Móng sần sùi, bị tách ra hoặc có những rãnh gợn sóng,…
Bệnh móng tay loạn dưỡng có lây không?
Móng tay loạn dưỡng có thể lây nhiễm nếu chúng do nấm móng chân gây ra. Nhưng nếu vấn đề này do chấn thương hoặc bệnh vẩy nến gây ra, bạn không thể lây cho người khác.
Khi gặp phải tình trạng loạn dưỡng móng, bạn cần đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán. Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để xác định tình trạng loạn dưỡng móng của bạn. Sau đó, để chẩn đoán chính xác, loại trừ các bệnh nguy hiểm, bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây nên bệnh loạn dưỡng móng.
Xét nghiệm máu :Bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu của bạn để tìm dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe nhất định như: công thức máu, chức năng gan, thận, các vi chất như sắt, kẽm,…
Sinh thiết móng:trong một số trường hợp, bác sĩ chỉ định sinh thiết móng để tìm nguyên nhân gây bệnh, xem bạn có mắc vảy nến hay chẩn đoán phân biệt loại trừ các trường hợp ung thư hoặc các khối u ở móng.
Vi nấm nhuộm soi
Phác đồ điều trị Loạn dưỡng móng
Điều trị móng tay bị loạn dưỡng phụ thuộc vào nguyên nhân.
Thoa kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm chứa Petrolatum, Glycerin,… được khuyên dùng, có hiệu quả trong việc điều trị da móng bị bong móc, sứt mẻ,…
Thuốc kháng sinh: Được chỉ định khi bị chấn thương móng hoặc nhiễm trùng do móng chọc thịt.
Thuốc kháng nấm: Nếu bác sĩ xác định nguyên nhân loạn dưỡng móng là do nấm móng, bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng nấm như terbinafin, itraconazol, fluconazol,…
Với các trường hợp loạn dưỡng móng do các bệnh về da như vảy nến, viêm da cơ địa, cần điều trị ổn các bệnh này thì tình trạng về móng sẽ cải thiện theo.
Với các trường hợp loạn dưỡng móng do dùng thuốc thì sau khi ngừng thuốc móng sẽ từ từ hồi phục mà không cần điều trị.
Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng: Móng tay, móng chân gặp tình trạng giòn, dễ gãy được bác sĩ yêu cầu bổ sung vitamin, biotin, kẽm, sắt,… giúp cải thiện độ chắc khỏe của móng.
Phòng ngừa loạn dưỡng móng
Hạn chế tiếp xúc với nước có chất tẩy rửa như xà bông, nước rửa chén, đá lạnh, đồ đông lạnh, các loại hóa chất có tác dụng ăn mòn da và móng như acid, thuốc tẩy…
Chỉ tiếp xúc với nước khi cần thiết như tắm gội, không nên rửa tay chân thường xuyên khi không cần thiết, vì như thế tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển trở lại.
Với những người có thói quen đi sơn móng, làm móng, tốt nhất là nên trang bị một bộ dụng cụ làm móng riêng để tránh lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng.
Thay vớ mỗi ngày, nhất là khi chân đã bị ướt.
Thay giày ngay nếu chúng bị ướt, tránh mang quá lâu.
Cắt móng thẳng ngang. Nấm có thể phát triển dưới móng tay dài hơn và việc cắt móng tay theo hình cong có thể khiến móng mọc ngược
Loạn dưỡng móng tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tạo nên sự khó chịu, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.Có thể nói, loạn dưỡng móng gây ra tình trạng biến dạng móng là phổ biến nhất, ngoài ra cũng có thể dẫn đến nhiều hệ quả khác.Vì vậy, việc điều trị yêu cầu tập trung nhiều vào nguyên nhân gây biến dạng móng.Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!