Bệnh Thấp tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
28 Tháng mười hai, 2023
Bệnh thấp tim là tình trạng bệnh xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A với biểu hiện là những tổn thương ở tim, khớp và mạch máu. Bệnh có thể gây viêm cơ tim, viêm màng trong tim, để lại nhiều di chứng nặng nề.Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Thấp tim hay còn gọi là bệnh sốt thấp khớp hoặc thấp khớp cấp (rheumatic ferver).
Bệnh thấp tim là bệnh lý viêm tự miễn, xuất hiện sau khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường họng miệng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Trong vòng từ 2 đến 3 tuần sau khi bị nhiễm liên cầu vùng hầu họng, nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách có thể sẽ tiến triển thành bệnh thấp tim
Bệnh biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm: viêm tại đa khớp, tổn thương viêm nghiêm trọng ở tim, khớp, da và não.
Bệnh thấp tim ở trẻ em (từ 5 đến 15 tuổi) phổ biến hơn hết các độ tuổi khác, tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là ngang nhau.
Nguyên nhân gây ra thấp tim
Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng mặc dù theo các nhà khoa học chứng minh được nhiễm khuẩn do streptococcus ở họng và đường hô hấp trên có vai trò quyết định trong việc gây bệnh.
Thấp tim phát triển sau khi nhiễm vi khuẩn liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A.
Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A Strepcoccus là tác nhân chính gây bệnh thấp tim
Vi khuẩn này không trực tiếp gây ra thấp tim mà thông qua cơ chế miễn dịch. Vỏ của loại liên cầu này cấu tạo bởi các loại protein có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng cầu thận, van tim, màng tim, màng khớp, da…
=> khi không được điều trị đúng, cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại loại liên cầu này. Đồng thời tấn công cả vào thận, tim và khớp gây viêm cầu thận, tổn thương van tim và viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim từ đó để lại hậu quả rất nặng nề cho bản thân bệnh nhân.
Do tổn thương liên quan hoạt động của hệ miễn dịch, các dấu hiệu tổn thương tim có thể phát triển nhiều năm sau đó khi đã hết nhiễm trùng.
Yếu tố nguy cơ
Người có hệ miễn dịch yếu kém do bẩm sinh hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác;
Các quốc gia kém phát triển có điều kiện kinh tế, dân trí, y tế và vệ sinh thấp, trong đó có Việt Nam;
Bệnh nhân mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hoặc viêm da có nguy cơ cao bị thấp tim;
Trẻ thành niên, người trưởng thành và người cao tuổi là nhóm đối tượng mắc bệnh chính;
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới;
Triệu chứng bệnh thấp tim
Xem thêm
Bệnh thường bắt nguồn sau một đợt viêm họng, viêm amidan do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Các biểu hiện thấp tim xuất hiện sau 2-4 tuần nhiễm liên cầu.
Bệnh nhân sốt từ 38 – 40oC, toàn thân mệt mỏi, vã mồ hôi, chảy máu cam, sắc mặt nhợt nhạt, ăn uống kém, có thể ho, đau ngực…
Viêm cơ tim:nhịp tim thường nhanh, tương ứng với nhiệt độ cơ thể, có thể có tiếng thổi bất thường tại mỏm tim.
Viêm van tim: xuất hiện âm thổi lạ do hở van 2 lá hoặc van chủ.
Viêm màng ngoài tim:người bệnh than phiền có đau ngực và thăm khám phát hiện tiếng cọ màng ngoài tim.
Viêm van tim:Xuất hiện các tiếng thổi bất thường tại vị trí các van tim bị tổn thương, tùy vào tổn thương của van tim các tiếng tổi thay đổi cường độ mạnh yếu khác nhau.
Viêm khớp:thường hay gặp ở các khớp nhỡ hoặc khớp lớn như: đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay… khớp đau khi di chuyển, hạn chế vận động, sưng, nóng, đỏ. Đặc điểm của viêm khớp là: đáp ứng nhanh với thuốc salicylate, khi khỏi không để lại di chứng, không điều trị cũng tự khỏi sau 4 tuần.
Múa vờn:xuất hiện trễ hơn sau viêm khớp và viêm tim, thường từ 6-8 tuần sau khi nhiễm liên cầu khuẩn. Múa vờn có thể kéo dài từ 1 tuần đến 2 năm nhưng thường kéo dài 8-15 tuần. Người bệnh có những biểu hiện vung tay vung chân một cách vô thức.
Ban vòng (ban Besnier):vòng ban hồng, xếp thành quầng có đường kính của viền 1-2 mm, hay gặp ở thân, mạn sườn, gốc chi, không có ở mặt. Ban mất đi sau vài ngày.
Hạt Meynet:là những hạt nổi dưới da có đường kính khoảng 5-10 mm, không dính trên da mà dính trên nền xương (khuỷu, gối…) ấn không đau, xuất hiện cùng viêm khớp và viêm tim, mất đi sau vài tuần.
Biểu hiện hiếm gặp khác: Có thể xuất hiện các biểu hiện như viêm màng phổi, viêm phổi kẽ, và đau bụng trong trường hợp ngoại lệ.
Biến chứng của bệnh thấp tim
Bệnh thấp tim có thể gây ra các biến chứng như:
Suy tim cấp hoặc rối loạn nhịp: trong giai đoạn bệnh cấp tính, người bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng do viêm cơ tim.
Viêm khớp
Tổn thương thần kinh: tổn thương trên não đa số lại hồi phục được và không để lại di chứng.
Hẹp hở van tim.
Rối loạn nhịp tim.
Viêm cơ tim.
Viêm màng ngoài tim.
Viêm nội tâm mạc.
Đột quỵ
Tổn thương van tim là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân thấp tim
Khi có các biểu hiện viêm họng, viêm amidan cần đến cơ sở y tế, hoặc phòng khám để điều trị triệt để, kháng sinh nên được uống theo toa của bác sĩ.
Các triệu chứng sốt thấp khớp có thể bao gồm: sốt, đau khớp đặc biệt là đầu gối mắt cá chân, khuỷu tay và cổ tay, đau di chuyển giữa các khớp khác nhau, mệt mỏi, cử động cơ thể giật không thể kiểm soát được gọi là ”múa giật”, nốt sần không đau dưới da gần khớp và/hoặc phát ban bao gồm các vòng màu hồng với tâm rõ ràng (cả hai đều hiếm gặp), tiếng thổi tim.
Các triệu chứng tổn thương van timcó liên quan đến bệnh thấp khớp có thể bao gồm: đau ngực hoặc khó chịu, hụt hơi, sưng bụng, tay hoặc chân, mệt mỏi, nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Nơi khám chữa bệnh tim mạch uy tín
Hà Nội:Bệnh viện tim Hà Nội, Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai
Chẩn đoán thấp tim
Dựa theo tiêu chuẩn của Jone có thể chẩn đoán bệnh thấp tim dựa trên các đặc điểm như:
Các tiêu chuẩn chính
Viêm đa khớp;
Viêm tim;
Cục Meynet dưới da;
Hồng ban: nút hồng ban cho thấy có các biến đổi tổ chức dưới da;
Múa vờn: do rối loạn về thần kinh dẫn đến vận động không tự chủ do tổn thương não.
Sang thương hồng ban dưới da
Sang thương nốt dưới da
Các tiêu chuẩn phụ
Sốt;
Điện tâm đồ sóng PR kéo dài hay còn gọi là ECG ghi lại hoạt động của tim và cho thấy tình trạng viêm của tim hoặc chức năng tim kém;
Tiền sử đã mắc viêm khớp do liên cầu;
Tốc độ lắng máu tăng cao;
Bạch cầu tăng;
C-reactin protein dương tính;
Siêu âm tim phát hiện các bất thường về tim
Điều trị bệnh thấp tim
Điều trị đợt thấp tim
Nguyên tắc điều trị đợt thấp tim: nghỉ ngơi, kháng sinh, chống viêm, điều trị triệu chứng.
Kháng sinh: vì chưa có vaccine phòng bệnh, điều trị kháng sinh khi đã chẩn đoán nhiễm liên cầu, các loại kháng sinh thường dùng là kháng sinh nhóm Penicillin.
Chống viêm: có thể được chỉ định aspirin hoặc prednisolon tùy theo vị trí tổn thương và mức độ viêm
Lưu ý:uống theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị triệu chứng
Tùy theo tổn thương đã ảnh hưởng đến cơ quan nào, ví dụ tổn thương van tim gây suy tim, tổn thương gây viêm cầu thận cấp, viêm khớp… thì sẽ được chỉ định các thuốc tương ứng tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Một số thuốc chuyên biệt dùng để chữa viêm tim: bao gồm NSAIDs, corticoids và IVIG.
Điều trị triệu chứng múa vờn Sydenham: Dùng một số loại thuốc điều trị hỗ trợ như Diazepam, Phenobarbital, Steroid hoặc Haloperidol
Điều trị viêm khớp:Các triệu chứng viêm khớp do thấp tim thường đáp ứng tốt với các thuốc sau:Aspirin,Prednisolone
Bệnh nhân dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tại chỗ và đi lại nhẹ nhàng quanh phòng tùy theo tình hình sức khỏe;
Phẫu thuật
Khi van tim đã bị ảnh hưởng do sốt thấp cấp, thì tổn thương van tim là vĩnh viễn. Bệnh nhân mắc bệnh thấp tim nghiêm trọng thường sẽ phải phẫu thuật để thay thế hoặc sửa chữa van tim nếu không van bị hỏng và gây ra các bệnh lý van tim.
Điều trị dự phòng
Dự phòng thấp tim tốt nhất bằng phòng nhiễm liên cầu khuẩn, bằng cách cải thiện chế độ sinh hoạt, tăng cường vệ sinh, giữ ấm…
Khám bệnh để được và dùng kháng sinh sớm, đủ và đúng trong để điều trị dứt điểm các ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai, mũi, họng, viêm xoang mủ, răng (chân răng sâu có mủ).
Khi có biểu hiện của sốt thấp khớp và các biến chứng tim mạch cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phòng thấp tiên phát hay phòng thấp cấp I (phát hiện và điều trị kịp thời viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A) chọn 1 trong các phác đồ sau: Benzathine Penicilline hoặc Penicilline V hoặc Erythromicine hoặc các loại kháng sinh phổ rộng khác như: Cefalecine, Ampiciline…
Phòng thấp tái phát hay phòng thấp cấp II (cho bệnh nhân đã được chẩn đoán bị bệnh thấp tim): bẳng một trong các thuốc: Benzathine Penicilline hoặc Penicilline V hoặc Erythromicine.
Phòng ngừa thấp tim
Giữ vệ sinh thân thể, đặc biệt là vùng mũi họng bằng cách súc họng, đánh răng thường xuyên.
Giữ ấm cổ họng, ngực khi thời tiết chuyển lạnh.
Ăn uống đủ chất, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Kiểm soát và điều trị triệt để các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…
Thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát các bệnh lý tim mạch, trong đó có thấp tim thông qua các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại.
Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về Bệnh thấp tim Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng đọc nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!