Nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ, hình thành cục huyết khối gây bít tắc mạch vành hoàn toàn. Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, khó biết trước và dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách sơ cứu nhồi máu cơ tim chuẩn nhất.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim cấp (đột quỵ tim) là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch.

Nhồi máu cơ tim dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, và nếu không cấp cứu để khôi phục lưu lượng máu nhanh chóng, có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn và tử vong.

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

  • Đau thắt ngực: Đây là một dấu hiệu nguy hiểm. Một số người bệnh sẽ có cảm giác như có bàn tay ai đó bóp thắt lấy tim hoặc có vật nặng đè lên ngực. Trong khi đó, một số khác lại có cảm giác bỏng rát, đau nhói như kim châm. Đa số các cơn đau sẽ xuất hiện ở bên ngực trái hoặc giữa ngực. Cơn đau cũng có thể lan lên cổ, vai, hàm, cánh tay trái hoặc cả hai tay rồi biến mấy sau vài phút và quay trở lại.
  • Mệt mỏi: Tất cả người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi lặp đi lặp lại nhiều lần dù trước đây chưa từng bị trong khoảng vài ngày trước khi bị nhồi máu cơ tim.
  • Khó thở: Dấu hiệu này có thể xảy ra trước hoặc xảy ra đồng thời với cơn đau thắt ngực.
  • Buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu: Các dấu hiệu này thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới.
  • Chóng mặt, choáng váng, toát mồ hôi lạnh, lo lắng quá mức,…

Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim

Xem thêm

Trong nhồi máu cơ tim, thời gian là yếu tố quan trọng nhất quyết định sinh mạng của người bệnh. Thời điểm để xử trí sơ cứu nhồi máu cơ tim hiệu quả nhất là trong vòng hai giờ kể từ khi cơn đau thắt ngực xảy ra. Dưới đây là cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đơn giản mà ai cũng nên biết:

Nếu bạn là người bệnh

  • Ngay lập tức dừng mọi công việc đang làm. Ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế co đầu gối, nằm nghiêng 75 độ so với mặt đất.
  • Cởi bớt áo ngoài và nới rộng cà vặt, khăn quàng cổ (nếu có).
  • Hít sâu và thở ra từ từ để nhịp tim ổn định luôn.
  • Nếu có hãy uống một liều thuốc trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ. Nếu sau 5 phút mà tình trạng đau thắt vẫn chưa đỡ thì có thể dùng thêm một liều nữa.
  • Nếu bạn đang được kê đơn cho uống aspirin thì hãy uống một viên để ngăn ngừa cục máu đông phát triển.
  • Gọi hoặc nhờ người gọi xe cứu thương đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, không nên để quá 15 phút.

Nếu bạn là người nhận thấy ai đó bị nhồi máu cơ tim

Khi quan sát người thân của mình có các triệu chứng của nhồi máu cơ tim như đau vùng trước tim, huyết áp thấp, sốt cao, tay chân lạnh… Người nhà cần gọi ngay xe cứu thương và khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt

Đối với người bệnh còn tỉnh táo

  • Hãy để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, tránh nói to hay hỏi quá nhiều vì điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng.
  • Nếu người bệnh được chỉ định uống aspirin hoặc nitroglycerin thì hãy cho họ uống ngay.

Đối với người bệnh đã bất tỉnh: có thể thực hiện theo 2 cách sau:

  • Ép tim ngoài lồng ngực

Để người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh. Sau đó chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim (khoảng giữa 2 núm vú – khoang liên sườn 4 – 5 bên trái, ngay trên xương ức), dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.

  • Hô hấp nhân tạo

Đưa người bệnh đến nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra xem có dị vật trong miệng không. Sau đó kê cao cổ của người bệnh lên đồng thời đầu hơi ngửa ra sau, dùng tay bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh. Làm liên tục nhiều lần để người bệnh lấy lại hô hấp.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần lưu ý là bạn chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu này nếu đã nắm rõ kỹ thuật và đã được huấn luyện thực hành các kỹ thuật này.

Sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách và kịp thời không chỉ giúp người bệnh thoát khỏi nguy hiểm mà còn giảm được tối đa các biến chứng nhồi máu cơ tim sau đó. Dù được sơ cứu nhưng vẫn phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể nắm được cách sơ cứu nhồi máu cơ tim chuẩn nhất và ứng phó được với những tình huống khẩn cấp xảy ra.

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts