Bệnh trĩ: Nguyên nhân, phân loại và cách điều trị hiệu quả
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
27 Tháng hai, 2024
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lành tính ở vùng hậu môn thường xảy ra nhất. Hơn một nửa dân số mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30.Tuy nhiên rất nhiều người ngại ngùng, tự ti khi nhắc đến bệnh dẫn đến việc phát hiện và điều trị gặp nhiều khó khăn. Cùng nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu về nguyên nhân, phân loại, cũng như cách điều trị bệnh trĩ nhé!
Bệnh trĩ (tên tiếng Anh là Hemorrhoids) là tình trạng tĩnh mạch bên trong trực tràng hoặc bên ngoài hậu môn sưng to do sự ứ trệ tuần hoàn cấp máu cho hậu môn, gây ra triệu chứng đau kèm theo đi cầu ra máu.
Có ba loại trĩ là trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và chúng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng với các triệu chứng khác nhau.
Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Bất kỳ sự gia tăng áp lực trong ổ bụng có thể tạo ra bệnh trĩ. Nguyên nhân có thể là do:
Rặn nhiều lần để đi tiêu, đặc biệt những người bị táo bón thường xuyên.
Thai kỳ.
Các đợt tiêu chảy lặp đi lặp lại.
Béo phì.
Ngồi lâu trên bồn cầu
Giao hợp qua đường hậu môn
Chế độ ăn ít chất xơ
Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không rõ nguyên nhân về sự hình thành bệnh trĩ.
Triệu chứng của bệnh trĩ
Xem thêm
Tùy vào từng loại trĩ sẽ có dấu hiệu cụ thể khác nhau, nhưng đa phần người bệnh trĩ sẽ gặp các triệu chứng sau:[
Chảy máu khi đại tiện
Đau vùng hậu môn, đối với một số người mắc trĩ ngoại thì cơn đau này có thể dữ dội hơn rất nhiều
Ngứa vùng hậu môn
Xuất hiện những khối cứng nhỏ ở rìa hậu môn
Biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí tử vong như:
Thiếu máu thiếu sắt mạn tính: do mất máu số lượng ít trong thời gian dài.
Búi trĩ bị nghẹt: thường xuất hiện khi sa búi trĩ có kích thước lớn ra ngoài sau đó bị cơ thắt hậu môn chặn lại.
Vỡ búi trĩ ngoại.
Hình thành cục máu đông gây tắc mạch: do ứ trệ tuần hoàn trong búi trĩ làm xuất hiện máu đông. Cục máu đông này khi đi vào hệ tuần hoàn của cơ thể có thể gây tắc mạch.
Viêm nhiễm da quanh hậu môn: gây sưng đỏ, đau rát hoặc chảy dịch mủ
Chảy máu tươi hoặc phát hiện máu rây quanh phân khi đi đại tiện kéo dài trên 1 tuần.
Thay đổi thói quen đi đại tiện.
Phát hiện phân có sự bất thường về hình thái, màu sắc như kích thước nhỏ, thành cục rắn, phân lỏng, nát, màu nâu hoặc xanh.
Có các biểu hiện toàn thân như sốt, choáng, suy nhược cơ thể.
Nơi khám chữa bệnh uy tín
Tại Hà Nội: BV Bạch Mai, BV Hữu Nghị Việt Đức, BV Quân đội Trung Ương 108.
Chẩn đoán phát hiện bệnh trĩ
Để chẩn đoán bệnh trĩ, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng mà người bệnh đến khám kết hợp với phương pháp thăm khám trực tràng để phát hiện và xác định kích thước búi trĩ.
Nội soi đại trực tràng:
Công thức máu: nhằm xác định mức độ mất máu hoặc thiếu máu.
Các phương pháp điều trị trĩ
Nguyên tắc điều trị trĩ
Không điều trị trĩ triệu chứng, trừ khi có biến chứng.
Chỉ điều trị trĩ khi có những rối loạn ảnh hưởng tới cuộc sống, lao động và sức khỏe. Tùy theo thương tổn cụ thể của trĩ mà lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp
Điều trị nội khoa
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế đồ ăn cay nóng.
Ngâm hậu môn vào nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Thuốc uống gồm các thuốc có tác dụng hỗ trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid, thuốc có tác dụng làm tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề.
Thuốc dùng tại chỗ các loại thuốc mỡ hoặc thuốc đạn như kháng viêm, giảm đau và giảm ngứa tại chỗ và làm tăng sức bền thành mạch.
Phẫu thuật:
Cắt trĩ, Bấm kim bệnh trĩ
Phương pháp phòng ngừa trĩ hiệu quả
Tránh ngồi lâu, đứng lâu, tránh khiêng, vác vật nặng.
Tránh các chất kích thích như rượu, bia, ăn nhiều ớt.
Ăn thức ăn có nhiều chất xơ, nhiều rau, nhiều trái cây như bưởi, chuối, đu đủ…
Uống nhiều nước tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước/ngày , khoảng 40 ml/kg cân nặng.
Điều trị tốt các bệnh mãn tính đang mắc như viêm phế quản mạn, bệnh kiết lỵ, táo bón.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân xung quanh bạn nhé!