Bị nhiễm giun sán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách tẩy giun
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
19 Tháng Một, 2024
Nhiễm giun sán là một trong những bệnh nhiễm kí sinh trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, giun sán có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách tẩy giun đối với bệnh giun sán này nhé!
Giun sán là thuật ngữ chỉ về những sinh vật đa bào lớn, mà khi trưởng thành thường có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, sống ký sinh trong cơ thể con người và động vật (gia súc, gia cầm, vật nuôi).
Bệnh trạng của nhiễm giun sán liên quan đến số lượng giun. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít (vài con giun) thường không bị nhiễm trùng. Số lượng giun ít không gây ra triệu chứng đáng kể.
Giun sán có thể ký sinh ở nhiều cơ quan nhưng chủ yếu là ruột
Phân loại các loại giun phổ biến thường ký sinh ở người
Các loại giun thường được tìm thấy hay ký sinh trong cơ thể người bao gồm giun đũa, giun móc, giun tóc và giun kim.
*Giun đũa:
Giun đũa là loại giun có kích thước lớn. Giun cái trưởng thành dài khoảng 20-25 cm, giun đực trưởng thành dài khoảng 15-17 cm. Giun đũa cái có khả năng đẻ khoảng 200 ngàn trứng/ngày và có đời sống từ 13-15 tháng.
Giun có màu trắng, hồng, đầu và đuôi thon, nhọn. Giun đũa thường phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới và ôn đới.
Giun đũa không thể bị lây truyền trực tiếp từ người sang người. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa trứng giun sẽ mất tầm 5 – 14 ngày sẽ có biểu hiện của tình trạng nhiễm giun.
*Giun móc
Giun móc là loại giun ký sinh ở người, thuộc họ Ancylostomidae.
Kích thước của giun móc nhỏ hơn giun đũa. Giun móc đực chỉ dài khoảng 8-11mm, giun móc cái dài khoảng 10-13mm. Giun móc cái có thể đẻ từ 10 ngàn – 25 ngàn trứng/ngày.
Giun móc có thể sống từ 4-5 năm trong cơ thể người nếu không được điều trị. Trong bao miệng giun móc có 2 đôi răng hình móc được bố trí cân xứng, giúp giun cắn chặt vào niêm mạc tá tràng để hút máu.
*Giun kim
Giun kim có phần đầu phình ra, vỏ có khía. Loài này chỉ có màu trắng sữa. Giun cái có chiều dài 9 – 12mm đuôi dài, nhọn, còn giun đực có gai sinh dục, đuôi con với chiều dài cơ thể chỉ 2 – 5mm.
Giun kim thích làm ổ trong cơ thể con người và đặc biệt là trẻ em.
*Giun tóc
Giun tóc có cấu tạo 2 phần, phần đầu dài gấp 2 lần phần thân, phần thân phình to và nhọn dần về dưới. Giun có màu hồng nhạt hay màu trắng sữa. Giun đực dài từ 30 – 45mm và giun cái dài khoảng 30 – 50mm.
Các con đường lây truyền bệnh giun sán
Xem thêm
Giun sán lây truyền qua tiếp xúc đất, qua trứng giun, và qua tiếp xúc phân người bị nhiễm giun. Giun trưởng thành sống trong ruột người và đẻ ra hàng ngàn quả trứng mỗi ngày. Ở những khu vực vệ sinh kém, những quả trứng này làm ô nhiễm đất. Điều này có thể xảy ra theo nhiều cách:
Giun đũa thường sẽ đẻ trứng trong đất và nước bị nhiễm phân. Con người bị nhiễm giun đũa qua đường ăn uống khi dùng qua các loại thực phẩm như rau củ hay động vật được nuôi trồng bằng các loại đất và nước nói trên.
Giun móc có thể được lây nhiễm qua da, niêm mạc hay khi ăn uống. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân có công việc phải tiếp xúc nhiều với đất nhiễm phân.
Đối với lây nhiễm qua da: Có thể mất 42 – 45 ngày để ấu trùng giun móc xâm nhập từ da, di chuyển lên tim, phổi và đi ngược trở lại đường tiêu hóa.
Đối với lây nhiễm qua ăn uống: Ấu trùng sau khi theo thức ăn trôi xuống ống tiêu hóa sẽ nằm im và phát triển tại tá tràng hoặc ruột non.
Giun tóc : lây lan qua đường ăn uống, con người thường ăn phải những thực phẩm được bón phân chưa qua xử lý có ấu trùng của chúng đang trong giai đoạn trưởng thành. Người bị nhiễm giun móc có thời gian ủ bệnh và có biểu hiện bệnh ở phổi mất khoảng 5 – 14 ngày.
Giun kim :lây truyền khi ăn uống có nhiễm trứng giun hoặc khi con người dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim rồi bốc thức ăn, nước uống và ăn chung với người khác. Ngoài ra, giun kim cũng lây truyền bằng cách phát triển thành ấu trùng ở hậu môn và di chuyển lên trực tràng khi trưởng thành.
Sơ đồ con đường lây truyền bệnh giun sán
Nguyên nhân gây nhiễm giun sán
Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm giun ở người như:
Điều kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm ở nước ta đặc biệt thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại giun;
Ăn thực phẩm ở các hàng quán lề đường, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm;
Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
Đi bộ chân đất cũng tạo điều kiện cho ấu trùng giun chui vào cơ thể qua da;
Khi nhiễm giun sán, người bệnh sẽ sớm có các triệu chứng của sự rối loạn tiêu hóa và một số biểu hiện khác như sau:
Tiêu chảy hoặc táo bón.
Đau bụng vùng rốn, đau liên tục tái đi tái lại.
Đi cầu có lẫn giun sán.
Người nhiễm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn mỗi buổi tối muộn, đặc biệt là trẻ em.
Tiêu chảy, phân lúc đặc lúc lỏng.
Trẻ con nhiễm giun sẽ biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc không chịu ngủ.
Thiếu vitamin và khoáng chất.
Thiếu máu, đi cầu ra máu.
Biến chứng nguy hiểm của nhiễm giun sán
Khi mắc giun sán, sức đề kháng yếuđi có thể tạo thuận lợi để phát triển sang một số biến chứng khác thường thấy như:
Thiếu máu, nhược sắc
Suy dinh dưỡng
Sốt lạnh run.
Kiết lỵ.
Tắc ruột.
Lồng ruột.
Xuất huyết tiêu hóa.
Viêm phúc mạc.
Tắc ống mật.
Nhiễm trùng ống dẫn mật.
Viêm tụy.
Xơ gan.
U hoặc áp xe gan.
Bệnh giun sán gây xuất huyết tiêu hoá
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các dấu hiệu bệnh như sau:
Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng quanh rốn thường xuyên, đi cầu hoặc ói ra giun.
Người nhiễm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn mỗi buổi tối muộn.
Tiêu chảy, phân lúc đặc lúc lỏng.
Có biểu hiện suy nhược, thiếu chất.
Nơi khám chữa bệnh giun sán
Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Cách chẩn đoán
Khi bị nhiễm giun sán, thường có 2 cách được sử dụng để phát hiện bệnh đó là:
Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện ra ký sinh trùng giun sán tồn tại trong máu của người bệnh. Nếu bị nhiễm giun, kết quả cho ra là dương tính với kháng thể ký sinh trùng.
Xét nghiệm phân: Xét nghiệm này giúp tìm thấy trứng giun có trong phân.
Điều trị khi bị nhiễm giun
Nguyên tắc điều trị khi bị nhiễm giun là chọn những loại thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc và chỉ cần dùng một liều duy nhất đã mang lại hiệu quả cao.
Khi điều trị giun sán, nguyên tắc ưu tiên đó là lựa chọn một loại thuốc tẩy giun có tác dụng trên nhiều loại giun, ít gây độc cho cơ thể người và uống ít liều nhất có thể.
Một số loại thuốc thường được dùng khi điều trị bệnh này đó là Mebendazole, Praziquantel, Albendazole, Ivermectin… được hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận bởi bác sĩ chuyên khoa.
*Lưu ý: thông thường thuốc tẩy giun thường dùng cho trẻ trên 2 tuổi trở lên.
Phòng ngừa nhiễm giun sán
Giữ vệ sinh cá nhân : ăn chín uốn sội cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch sẽ. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh môi trường xung quanh, không phóng uế bừa bãi.
Thói quen ăn uống vệ sinh: Nên ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa thật kỹ và sạch trước khi ăn.
Dùng đồ bảo hộ: Khi tiếp xúc với đất ẩm cần đi giày, dép, găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp.
Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu thấy bài viết này bổ ích, bạn hãy chia sẻ nó đến bạn bè và người thân xung quanh mình nhé!