Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển chính là hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu kẽm, gây những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.Từng thời điểm, bé cần một lượng kẽm khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu kiến thức giúp mẹ bổ sung kẽm cho bé hiệu quả, đúng liều lượng nhé!

Kẽm là gì?

Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương và khứu giác và vị giác. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng lượng khoáng chất này có thể giúp trẻ đạt được chiều cao và cân nặng khỏe mạnh.

Vai trò chung của kẽm đối với cơ thể

Kẽm tham gia vào quá trình hình thành các enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, điều này sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao, cơ bắp, tăng khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình hồi phục những vùng da bị tổn thương

Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể sẽ giúp trẻ tránh được các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn, vius, nấm…

Ngoài ra, bổ sung kẽm cho bé sẽ giúp trẻ tăng vị khác cũng như khứu giác, điều này sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

 Điều gì xảy ra khi trẻ em thiếu kẽm?

Xem thêm
  • Trẻ xuất hiện các biểu hiện: Biếng ăn, chán ăn, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển, chậm tăng trưởng chiều cao.
  • Trẻ có các biểu hiện suy giảm hệ miễn dịch: Tiêu chảy, mẩn đỏ, bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, …Trong đó, tiêu chảy biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ xuất hiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, bị khó ngủ và hay khóc quấy về đêm.
  • Viêm da, nám da, khô da, bóng da và nứt gót da hai bên, viêm loét niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng, viêm móng, tóc giòn dễ gãy…, là những triệu chứng báo hiệu trẻ đang thiếu kẽm và bạn cần bổ sung kẽm cho bé ngay lập tức.
  • Rối loạn sự hình thành xương dẫn đến kém về chiều cao và cân nặng; trẻ cũng có thể bị chậm dậy thì, giảm chức năng sinh dục.

Liều lượng kẽm bổ sung hàng ngày cho trẻ

Liều lượng hằng ngày phù hợp để bổ sung kẽm cho mẹ bé như sau:

Nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm

  • Socola đen, sữa chua, bơ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, loại đậu, hải sản…, là những thực phẩm giàu kẽm mà phần lớn các trẻ đều thích. Những loại thực phẩm này sẽ kích thích vị giác, từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể, vì vậy trong bữa ăn của bé cũng nên có những thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi…

Cách bổ sung kẽm đúng cách cho bé

  • Nên uống kẽm trước 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn.
  • Tốt nhất nên uống kẽm vào buổi tối để giảm cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Bổ sung kẽm cho bé trong vòng 2-3 tháng, sau đó nên ngừng.
  • Vitamin C làm tăng khả năng hấp thu kẽm, nên bổ sung vitamin C đồng thời với kẽm. 
  • Kẽm làm giảm hấp thu sắt, tránh bổ sung kẽm và sắt đồng thời.
  • Canxi làm giảm hấp thu kẽm, tránh bổ sung kẽm và canxi đồng thời.
  • Những người thiếu đồng nên bổ sung kẽm một cách thận trọng, kẽm có thể làm cho cơ thể thiếu đồng trầm trọng hơn vì cạnh tranh hấp thụ với đồng.
  • Các thực phẩm giúp hỗ trợ hấp thu kẽm như rượu vang đỏ, đường lactose có trong sữa.

Hy vọng bài viết đã giúp các bà mẹ nắm rõ hơn về liều lượng bổ sung kẽm cho bé an toàn và hiệu quả. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts