Xem thêm
*Thiếu I-ốt
Tuyến giáp cần i-ốt để sản xuất hormone tuyến giáp.
Việc thiếu hụt iod do chế độ ăn uống và sinh hoạt làm giảm sản xuất hormone, đồng thời gửi tín hiệu cho tuyến yên để kích thích ngược trở lại tuyến giáp, gây ra sự phát triển quá mức tại tuyến nội tiết này.nguyên nhân.
* Bệnh Graves
Graves là bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, khiến tuyến giáp phát triển lớn hơn. Bệnh Graves cũng gây ra cường giáp, cần phải điều trị.
*Bệnh Hashimoto
Đây cũng là bệnh tự miễn, gây tình trạng viêm tuyến giáp. Một số người mắc bệnh Hashimoto có biểu hiện tuyến giáp phát triển to lan tỏa, kích thước khá lớn. Loại bướu này thường tự khỏi theo thời gian. Một số trường hợp mắc bệnh Hashimoto cần điều trị bằng hormone tuyến giáp.
Hashimoto là một bệnh tự miễn gây ra bướu cổ
*Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp thường gây ra biểu hiện tuyến giáp to nhưng không gây đau.
* Mang thai
Gonadotropin là hormone nhau thai được sản xuất trong thai kỳ, có thể là nguyên nhân kích thích tuyến giáp phát triển.
* Viêm tuyến giáp
Những yếu tố như rối loạn tự miễn, nhiễm vi khuẩn/virus hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây viêm tuyến giáp. Viêm tuyến giáp thúc đẩy tuyến giáp phát triển và gây bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
*Thuốc
Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc (như lithium trị các bệnh về tâm thần) cũng có thể được xem là nguyên nhân gây bướu cổ.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh bướu cổ
- Một số đối tượng hoặc một số yếu tố rủi ro có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổnhư
Giới tính: Nữ giới có nhiều nguy cơ mắc bệnh bướu cổ hơn nam giới, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hoặc đang có thai và cho con bú.
- Độ tuổi:Bệnh bướu cổ có tỷ lệ xuất hiện cao hơn ở những người trên 40 tuổi do sự suy giảm chức năng tuyến giáp.
- Bệnh nhân xạ trị:Những bệnh nhân đã từng trải qua xạ trị ở vùng ngực và cổ cũng có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ nhiều hơn các đối tượng khác.
- Tiền sử bệnh:Người có tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp hoặc có người thân trong gia đình mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện bướu cổ.
Dấu hiệu bướu cổ
Triệu chứng chính của bệnh bướu cổ
- Xuất hiện u ở phía trước cổ.
- Cảm giác căng tức vùng cổ họng.
- Khàn giọng.
- Nổi tĩnh mạch cổ.
- Cảm giác chóng mặt khi giơ cánh tay lên trên đầu.
Nếu bướu cổ xảy ra do cường giáp (tăng sinh hormone tuyến giáp)
Nếu bướu cổ xảy ra do suy giáp (suy giảm hormone tuyến giáp), bệnh nhân có thể sẽ có thêm các triệu chứng:
Biến chứng của bệnh bướu cổ
Bướu cổ thường không để lại nhiều biến chứng. Tuy nhiên nếu kích thước của bướu cổ quá lớn, nó có thể gây ra sự căng tức và cản trở đường hô hấp dẫn đến ho, khó thở,..
Việc thay đổi hormone trong bệnh bướu cổ cũng có thể làm xuất hiện một số rối loạn về chuyển hoá của cơ thể.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu cảm nhận được phần cổ sưng lên, sờ thấy hạch hay xuất hiện thêm một số triệu chứng khác liên quan đến bệnh bướu cổ như căng tức cổ họng, khàn giọng, khó thở… bạn cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Nơi khám chữa bệnh bướu cổ
Hà Nội: Bệnh viện Ung Bướu, Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Nội tiết trung ương,
Chẩn đoán bệnh Bướu cổ
Bướu cổ được xác định trên lâm sàng qua thăm khám thấy khối lồi ở cổ tương ứng với vị trí tuyến giáp.
Các xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán bướu cổ có thể thực hiện như:
- Xét nghiệm máu: phát hiện sự thay đổi hooc-môn tuyến giáp.
- Siêu âm tuyến giáp: xác định được sự thay đổi về hình dạng và cấu trúc tuyến giáp.
- Xét nghiệm giải phẫu bệnh: lấy mẫu từ tuyến giáp qua chọc hút kim bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết tuyến giáp để xác định bướu lành tính hay ung thư.
- Xạ hình tuyến giáp
Điều trị bệnh Bướu cổ
*Không cần điều trị
Nếu bướu cổ không lớn và có tiên lượng tốt, bác sĩ sẽ cân nhắc theo dõi mà không cần phải can thiệp điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Bệnh nhân cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ iod và rèn luyện thể chất phù hợp.
*Điều trị bằng thuốc
Tùy thuộc vào nguyên nhân và loại bướu cổ mà bạn đang mắc phải.
- Bướu cổ do viêm:Aspirin hoặc một số thuốc kháng viêm Corticoid có thể được sử dụng
- Bướu cổ do suy giáp:Levothyroxin được chỉ định cho hầu hết trường hợp suy giáp kể cả phụ nữ có thai.
- Bướu cổ do cường giáp:Bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc chẹn beta hoặc các thuốc kháng giáp như Methimazole, Propylthiouracil. Trong nhiều trường hợp, iod phóng xạ cũng được chỉ định để điều trị bướu cổ do cường giáp gây ra
*Phẫu thuật
Khi bướu cổ quá lớn hoặc cơ thể không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc đến lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Phương pháp phòng ngừa bệnh bướu cổ
- Bổ sung đầy đủ iod qua muối ăn và thực phẩm chứa nhiều iod như: rong biển, tảo, các loại cá và tôm, cua biển, trứng, khoai tây…
- Những người có tiền sử bệnh lý về tuyến giáp hoặc mang các yếu tố nguy cơ nên khám bệnh định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh bướu cổ.
Trên đây là một số thông tin về các loại bướu cổ cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.Hãy chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè để phát hiện sớm cũng như phòng ngừa bệnh bướu cổ nhé!