CÁC DẤU HIỆU SẢY THAI THƯỜNG GẶP – NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
22 Tháng ba, 2024
Sảy thai – chắc hẳn không phụ nữ nào muốn nghe hoặc nhắc tới. Tuy nhiên , tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu đang có xu hướng gia tăng trong cuộc sống ngày nay.Tìm hiểu về các dấu hiệu và cách phòng ngừa sảy thai sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ này, hướng tới một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Sảy thai hay hư thai là hiện tượng thai bị mất một cách tự nhiên trước tuần thứ 20. Thống kê cho thấy khoảng 10 – 20% phụ nữ mang thai phải kết thúc thai kỳ vì bị sảy thai.
Các kiểu sảy thai
Có nhiều kiểu sảy thai khác nhau. Tùy thuộc vào các triệu chứng và giai đoạn mang thai của bạn, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng hư thai, thuộc một trong các kiểu sau:
Sảy thai hoàn toàn: Hiện tượng này xảy ra khi tất cả các mô thai đã bị tống ra khỏi cơ thể mẹ.
Sảy thai không hoàn toàn: Cơ thể người mẹ giải phóng các mô bào thai, nhưng một số mô vẫn còn sót lại trong tử cung.
Sảy thai lỡ: Lúc này, phôi thai đã chết nhưng nhau thai và mô phôi vẫn còn trong tử cung của mẹ. Hầu hết các trường hợp sảy thai lỡ đều không biết mình đã hư thai, cho đến kỳ siêu âm tiếp theo và tình cờ được bác sĩ phát hiện.
Nguyên nhân gây sảy thai
Xem thêm
Nguyên nhân sảy thai ở 3 tháng đầu:
Các vấn đề về nhiễm sắc thể:Một bào thai được hình thành và phát triển nhờ một bộ nhiễm sắc thể của mẹ và một bộ nhiễm sắc thể từ cha. Nếu chẳng may một đoạn nhiễm sắc thể bị lỗi sẽ gây nên bất thường ở bào thai, dẫn tới sảy thai
Nhau thai bất thường:Nếu nhau thai có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nghiêm trọng hơn là gây sảy thai.
Nguyên nhân sảy thai ở 3 tháng giữa
Sảy thai ở tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ) có thể do tình trạng sức khỏe của người mẹ:đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, bệnh tim mạch, bệnh thận,… Người mẹ nghiện rượu hoặc sử dụng các chất kích thích như : hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ gây sảy thai.
Các nguyên nhân do tử cung như: hở eo tử cung, u xơ tử cung, tử cung kém phát triển, dị dạng tử cung,…
Bất đồng yếu tố Rh giữa mẹ và thai nhi.
Do sang chấn cũng là nguyên nhân có thể gây sảy thai.
Các yếu tố nguy cơ gây sảy thai
Tuổi tác: Nguy cơ sảy thai tăng lên theo tuổi. Ở độ tuổi 35, 20% phụ nữ có nguy cơ hư thai. Con số này tăng lên 40% ở tuổi 40 và 80% ở tuổi 45.
Tiền sử sảy thai: Những phụ nữ bị sảy thai liên tiếp (từ hai lần trở lên) có nguy cơ hư thai cao hơn.
Bệnh mạn tính: đái tháo đường, suy giáp, cường giáp… mà không điều trị dứt điểm trước khi mang thai, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ sảy thai rất cao.
Các vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung:cổ tử cung ngắn, không đủ khả năng mang thai làm tăng khả năng hư thai.
Hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng ma túy: Phụ nữ hút thuốc trong thời kỳ mang thai dễ bị sảy thai hơn so với những người không hút thuốc.
Sử dụng rượu nặng và ma túy cũng làm tăng nguy cơ sảy phôi thai.
Thai phụ thiếu hoặc thừa cân đều có thể bị sảy thai.
Xét nghiệm tiền sản xâm lấn: Một số xét nghiệm di truyền xâm lấn trước khi sinh, chẳng hạn như lấy mẫu lông nhung màng đệm và chọc dò nước ối, làm tăng nguy cơ sảy thai nhẹ.
Thai phụ sử dụng rượu nặng tăng nguy cơ sảy thai
Dấu hiệu sảy thai
Các triệu chứng sảy thai thường gặp:
Chảy máu âm đạo:là Dấu hiệu phổ biến nhất của sảy thai.. Máu có thể biến đổi từ đốm hoặc dịch màu nâu đến chảy máu nặng, máu màu đỏ tươi hoặc vón thành cục. Hiện tượng này có thể xuất hiện rồi biến mất trong vài ngày.
Đau bụng dưới: Sản phụ có cảm giác tức, đau bụng dưới dai dẳng cả ngày, có thể kèm theo đau vùng lưng.Cơn chuột rút ở vùng bụng hoặc chậu kèm theo đau lưng dưới.
Có dịch nhờn tiết ra từ âm đạo;
Mất các triệu chứng thông thường của thai kỳ như đau ngực, người mỏi mệt.
Tiết chất lỏng, mô hoặc chất nhầy:bạn có thể nhận thấy chất lỏng màu trắng hồng hoặc chất nhầy có máu chảy ra từ âm đạo, đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ. Trong vài trường hợp có thể thấy mô thai tống xuất ra ngoài.
Nhiễm trùng sau sảy thai:do nhau thai bị sót lại trong tử cung
Chảy quá nhiều máu
Dính buồng tử cung:. Các chất kết dính gọi là mô sẹo hình thành trong tử cung có thể gây ra sảy thai và các vấn đề sinh sản khác.
Sảy thai tái phát
Trầm cảm và rối loạn lo âu
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cho thấy bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám:
Đau bụng dưới dai dẳng, thường tập trung ở một bên.
Âm đạo chảy máu.
Tiêu chảy.
Buồn nôn.
Cơ thể mệt mỏi, có thể ngất xỉu
Chẩn đoán sảy thai
Khám phụ khoa:Bác sĩ có thể kiểm tra xem cổ tử cung của người mẹ có hiện tượng xoá mở hay chưa.
Siêu âm
Xét nghiệm máu: kiểm tra mức độ hormone HCG trong máu
Xét nghiệm mô,nhiễm sắc thể
Cách xử trí và điều trị sảy thai
Phương pháp điều trị khác nhau tùy theo loại sảy thai.
Dọa sảy thai
Bác sĩ sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi cho đến khi máu ngừng chảy và cơn đau bụng giảm bớt. Bạn cũng sẽ được yêu cầu tránh tập thể dục và quan hệ tình dục trong giai đoạn nhạy cảm này.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác khi nào thai nhi ổn định.
Sảy thai
Dùng thuốc:Thai phụ có thể được chỉ định dùng misoprostol, một hoạt chất giống prostaglandin, giúp loại bỏ hoàn toàn mô thai và nhau thai ra khỏi tử cung.
Thủ thuật:Nếu thai phụ không thể dùng thuốc, hút nạo là thủ thuật được bác sĩ khuyên làm. Đây cũng là phương pháp điều trị được ưu tiên cho thai phụ chảy máu nhiều, có dấu hiệu nhiễm trùng.
Phục hồi thể chất:Sau sảy thai, thai phụ nên tập thiền hoặc yoga để cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm lo âu
Phòng ngừa sảy thai
Không hút thuốc khi mang thai;
Không uống rượu hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp khi mang thai;
Cố gắng tránh các bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ, chẳng hạn như Rubella
Tránh một số thực phẩm khi mang thai có thể bất lợi cho sức khỏe của mẹ và em bé, ví dụ các loại phô mai mềm (màu trắng hoặc xanh), trứng sống hoặc chưa chín hẳn, các loại pate, thịt sống hoặc chưa chín hẳn, gan động vật,…
Bổ sung axit folic:bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ – tác nhân dẫn đến sảy thai.
Kiểm soát cân nặng trước khi mang thai ở mức khỏe mạnh, bởi béo phì làm tăng nguy cơ sảy thai. Một người được coi là béo phì khi có chỉ số khối cơ thể BMI >30.
Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí và phòng ngừa xảy thai. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức cơ bản về sinh dục sinh sản. Hãy chia sẻ bài viết tới người thân, bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!