Bệnh viêm lợi (hay còn gọi là viêm nướu) là bệnh răng miệng thông thường mà ai cũng có thể mắc.Bệnh viêm lợi làm chảy máu, dịch, sưng đỏ vùng nướu bao bọc quanh chân răng, khiến đường viền lợi bị thay đổi và gây đau nhức, khó chịu.Tuy nhiên, tình trạng viêm lợi có thể cải thiện khi áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu những cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả nhé!

Viêm lợi là gì? Dấu hiệu nhận biết viêm lợi

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là tình trạng xuất hiện những dấu sưng, đỏ, có mảng bám và dễ chảy máu ở lợi. Bệnh này thường do vi khuẩn trong mảng bám và cao răng tồn tại lâu trong miệng gây ra.

Viêm lợi là một tình trạng viêm nướu nhẹ. Khi không chăm sóc răng miệng đúng cách, tình trạng này có thể tiến triển thành viêm nha chu.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi

  • Lợi sưng và mất săn chắc.
  • Lợi tụt.
  • Lợi dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
  • Lợi thay đổi màu sắc, từ hồng hào đến nâu sẫm đỏ.
  • Thường xuyên bị viêm loét miệng.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Có cảm giác đau khi nhai.

Nguyên nhân viêm lợi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi, phổ biến nhất vẫn là do vệ sinh răng miệng kém làm hình thành các mảng bám

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười vệ sinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm lợi.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng có thể làm kích thích viêm lợi
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch như: HIV, ung thư, tiểu đường,…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm làm giảm tiết nước bọt (yếu tố tiêu diệt vi khuẩn.)

Hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên

  • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh thường có thay đổi nội tiết tố, điều này có thể làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn và gây viêm lợi.

Cách chữa bệnh viêm lợi hiệu quả tại nhà

Với những trường hợp viêm lợi thông thường, việc lựa chọn dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên là giải pháp tối ưu bởi độ an toàn và hiệu quả mà phương pháp này đem lại.

Súc miệng bằng nước muối

Muối là một nguyên liệu có sẵn trong mọi gia đình, có công dụng làm sạch và sát trùng các vết thương, ổ viêm nhiễm. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày giúp làm dịu viêm lợi, dọn sạch ổ viêm.

Cách thực hiện:

Pha loãng 1 muỗng cà phê muối với 250ml nước ấm thành một dung dịch, súc miệng 3 lần/ngày. Đây là cách pha nước muối tại nhà đúng tỷ lệ, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để giảm tình trạng sưng viêm đau nhức sớm.

Chữa viêm lợi bằng lá ổi

Ổi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá ổi có thể giúp điều trị các bệnh răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng,.

Cách thực hiện:

Sử dụng 5-6 lá ổi, nghiền nhỏ sau đó bỏ vào nước sôi ngâm trong vòng 15 phút. Chờ nguội và cho thêm một chút muối. Súc miệng bằng dung dịch này trong 30s đều đặn 2-3 lần mỗi ngày để giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy do viêm lợi.

Súc miệng bằng dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà chứa các hợp chất terpinen-4-ol, cineol, linalool,… có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi và cải thiện tình trạng viêm nướu, đau nhức và sưng đỏ

Lưu ý: Tinh dầu tràm khá mạnh nên trong lần đầu sử dụng có thể pha loãng hơn để tránh gây dị ứngđặc biệt các đối tượng ; người mắc bệnh tiểu đường, hen suyễn, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Cách thực hiện:

Dùng một ly nước ấm sau đó nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu tràm trà, khuấy đều và súc miệng ngay, một ngày thực hiện vài ba lần.

Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ ngày để điều trị bệnh viêm lợi và sở hữu hơi thở thơm tho. 

Trị viêm lợi bằng  đinh hương

Đinh hương có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Vì vậy, đinh hương được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh, bao gồm viêm lợi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1:Rửa sạch lá đinh hương tươi.
  • Bước 2:Xay nhuyễn lá đinh hương đã được rửa sạch.
  • Bước 3:Vắt lấy nước cốt từ lá đinh hương đã xay nhuyễn.
  • Bước 4:Sau khi đã có nước cốt từ lá đinh hương, chấm trực tiếp lên vùng lợi bị viêm trong khoảng 1 phút, sau đó súc miệng lại với nước lọc ấm.

Trị viêm nướu răng tại nhà lá trầu không

Lá trầu không có chứa tinh dầu, chủ yếu là peta-phenol, chavicol và hợp chất phenolic khác có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Những hợp chất này giúp giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong viêm lợi.

  • Cách 1:Rửa sạch và giã nhuyễn lá trầu không, sau đó đun với nước và để nguội. Sử dụng dung dịch này để súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Cách 2:Giã nhuyễn lá trầu không cùng với muối, sau đó ngâm trong rượu trắng trong khoảng 15 phút và lấy nước. Dùng dung dịch này để súc miệng như cách trên.
  • Cách 3:Đắp trực tiếp lá trầu không đã được rửa sạch và giã nhuyễn lên vùng lợi bị viêm trong vòng ít nhất 30 phút.

Chữa viêm lợi bằng tinh dầu dừa

Dầu dừa cho khả năng chống viêm và kháng khuẩn khá cao, đem lại hiệu quả trong việc làm giảm các mảng bám nên điều trị viêm lợi rất tố

Cách thực hiện:

Cho 5-10ml tinh dầu dừa vào miệng, súc trong thời gian 10-20 phút rồi nhổ ra. Súc lại bằng nước sạch sau đó uống 1 cốc nước đầy. Có thể dùng kem đánh răng để làm sạch khoang miệng nếu cần thiết.

Chanh để chữa viêm lợi

Chanh chứa các flavonoid có tính chống oxy hóa và sát khuẩn mạnh giúp làm sạch vùng nướu, đồng thời làm giảm vi khuẩn và vi sinh vật trong khoang miệng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1:Lấy một quả chanh và cắt lát hoặc vắt nước cốt chanh.
  • Bước 2:Thoa nước cốt chanh trực tiếp lên vùng nướu sưng đỏ và massage nhẹ nhàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha nước cốt chanh với một chút muối và nước. Sử dụng dung dịch này để súc miệng cũng có thể làm giảm sưng lợi.

Chữa viêm lợi từ lá hương nhu và rau má

Lá hương nhu và rau má đều là những loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm đau và sưng. Do đó, chúng có thể được sử dụng để điều trị viêm lợi.

  • Bước 1:Chuẩn bị lá hương nhu 16g, rau má 24g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, đương quy 12g, đan sâm 16g, cam thảo 12g.
  • Bước 2:Sắc các nguyên liệu trên và lấy nước để uống, mỗi ngày nên sắc 3 thang uống trong 3 lần.

Lưu ý khi điều trị viêm lợi tại nhà

Xem thêm

Tần suất chải răng phù hợp là đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Lựa chọn nước súc miệng thích hợp

  • Nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách tối ưu để hạn chế viêm lợi. Bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây để lựa chọn nước súc miệng phù hợp:không chứa cồn,Chứa các chất kháng khuẩn như cetylpyridinium chloride (CPC) hoặc chlorhexidine,Chứa fluorida sẽ giúp bảo vệ men răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn mắc kẹt trong khoảng các khoảng hở của răng
  • Khám nha khoa 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh về răng miệng.
  • Cách chải răng miệng đúng cách giúp phòng viêm lợi

Trên đây là tổng hợp các phương pháp điều trị viêm lợi tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Nếu bạn gặp phải tình trạng viêm lợi, hãy thử áp dụng một trong những cách trên nhé. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts