Chấn thương phần mềm là tình trạng phổ biến, thường xảy ra do những bất cẩn hoặc va chạm trong sinh hoạt, tập luyện hàng ngày. Tùy vào từng loại, triệu chứng, mức độ cơn đau cũng như phương pháp điều trị sẽ khác nhau.Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số nguyên nhân và những bộ phận dễ bị chấn thương, cách sơ cứu và chữa trị cũng như cách phòng tránh.Hãy cùng theo dõi nhé!

Chấn thương phần mềm là gì?

Chấn thương phần mềm là tình trạng tổn thương liên quan đến dây chằng, da, cơ, gân trên khắp cơ thể, gây cản trở rất lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Đây hoàn toàn không phải hay những tác động lên cơ quan nội tạng (não, tim, dạ dày, ruột…) hay gãy xương thường gặp. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, chấn thương phần mềm có thể được phân loại thành ba mức độ: Nhẹ, trung bình và nặng.

Nguyên nhân gây chấn thương phần mềm

Chấn thương phần mềm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm thể thao, tai nạn, công việc, sự suy yếu cơ bắp hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.

  • Tác động vật lý: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Các tác động mạnh như va chạm, rơi, bị đè nặng hoặc bị kéo căng quá mức có thể gây tổn thương cho các cơ bắp, gân, dây chằng và mô mềm khác.
  • Thể thao: Các hoạt động thể thao có thể gây chấn thương phần mềm do các tác động mạnh trực tiếp lên cơ bắp và mô mềm. Những môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, cầu lông, võ thuật và các môn thể thao tiếp xúc như rugby hay quyền Anh có nguy cơ cao gây chấn thương phần mềm.
  • Công việc: Những người làm công việc đòi hỏi cử động lặp đi lặp lại hoặc cử động không đúng cách như làm việc trên máy tính trong thời gian dài, nâng đồ nặng mà không sử dụng cách lực đúng cách, có nguy cơ gặp chấn thương phần mềm.
  • Yếu tố cá nhân: Các yếu tố cá nhân như gen di truyền, cơ địa, tuổi tác và mức độ sức khỏe có thể làm cho một số người dễ bị chấn thương phần mềm hơn so với những người khác.

Các loại chấn thương phần mềm thường gặp

Xem thêm

Bong gân

Bong gân là tình trạng dây chằng bị kéo căng hoặc rách. Thông thường, dải mô liên kết này có vai trò nối phần cuối của xương này với xương khác đồng thời ổn định và nâng đỡ các khớp trên cơ thể nhằm phục vụ cho việc di chuyển và hoạt động dễ dàng.

Những vị trí trên cơ thể thường dễ gặp phải tình trạng bong gân bao gồm:

  • Bong gân mắt cá chân hay bong gân cổ chân: Tình trạng này xảy ra khi bàn chân được đặt ở tư thế quay vào trong làm cho dây chằng mắt cá ngoài bị kéo căng quá mức. Đây là chấn thương thường gặp trong bóng đá, bóng rổ và các môn thể thao cần sự hoạt động nhiều của chân.
  • Bong gân đầu gối: Tình trạng này thường xảy ra do thực hiện động tác vặn mình đột ngột.
  • Bong gân cổ tay: Tình trạng này thường xảy ra khi bị ngã ở tư thế bàn tay dang rộng.

Viêm gân

Viêm gân là tình trạng gân hoặc bao gân bị viêm hoặc kích ứng do căng thẳng. Triệu chứng dễ nhận biết là cảm giác sưng đau trong quá trình vận động. Loại chấn thương phần mềm này thường xảy ra phổ biến ở các vận động viên bơi lội, quần vợt, bóng chày, chạy bộ…

Bầm tím

Vết bầm tím là một dạng tụ máu của mô, xuất hiện khi mao mạch bị tổn thương dẫn đến chảy máu cục bộ, thoát mạch vào các mô kẽ xung quanh. Hầu hết những vết này không nằm sâu dưới da, nên có thể dễ dàng quan sát thấy sự biến đổi về màu sắc.

Căng cơ

Đây là một dạng chấn thương phần mềm cấp tính xảy ra khi cơ, gân hoặc cả hai bị căng quá mức, dẫn đến hiện tượng rách một phần hoặc toàn bộ. Các triệu chứng căng cơ thường gặp bao gồm: đau nhức, co thắt, yếu cơ, sưng, viêm và chuột rút.

Chấn thương phần mềm có nguy hiểm không?

Các chấn thương phần mềm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm: (3)

  • Chảy máu.
  • Tổn thương mạch máu.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Cứng khớp.
  • Hội chứng chèn ép khoang do vết sưng tấy gây áp lực lên các mạch máu lân cận, lưu lượng máu đến vùng tổn thương giảm hoặc tắc nghẽn, tình trạng nghiêm trọng có thể phải cắt bỏ chi.

Xử lí khi bị chấn thương phần mềm

Điều trị ban đầu (sơ cứu)

  • Sốc xuất huyết cần được điều trị ngay lập tức.
  • Tổn thương động mạch cần được phẫu thuật trừ khi chỉ ảnh hưởng đến các động mạch nhỏ, tuần hoàn bàng hệ vẫn hoạt động tốt.
  • Các dây thần kinh bị đứt lìa cần được phẫu thuật sửa chữa.
  • Rối loạn thần kinh và rối loạn tiêu chảy ban đầu cần được quan sát, thực hiện các biện pháp hỗ trợ và vật lý trị liệu.
  • Nghi ngờ gãy xương hoặc trật khớp cần thực hiện băng vô trùng, dự phòng uốn ván, dùng thuốc kháng sinh, phẫu thuật và khử trùng.
  • Hầu hết các chấn thương từ trung bình đến nặng cần được cố định bằng nẹp để giảm đau và ngăn ngừa tổn thương thêm. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh dùng Opioid.

Phương pháp RICE

  • R (Rest): Khi bị chấn thương phần mềm, người bệnh cần nghỉ ngơi để ngăn ngừa tình trạng tổn thương thêm và tăng tốc độ chữa lành.
  • I (Ice): Chườm đá có thể giảm thiểu triệu chứng sưng đau khó chịu. Người bệnh có thể bỏ đá lạnh vào túi nhựa hoặc khăn và chườm trong vòng 1 – 2 ngày sau chấn thương, mỗi lần từ 15 – 20 phút.
  • C (Compression): Người bệnh nên băng vùng chấn thương bằng nẹp để giảm thiểu sưng tấy, đau nhức.
  • E (Elevating): Người bệnh nên kê vùng bị thương lên cao trong 2 ngày đầu tiên để hạn chế phù nề và sưng tây.

Lưu ý:

  • Không sử dụng dầu nóng,Massage: Dầu nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu chảy về vết thương, từ đó các triệu chứng sưng tấy, chảy máu, đau nhức càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không Bôi cồn, rượu: Cồn và rượu sẽ khiến hiện tượng phù nề trở nên trầm trọng hơn, thậm chí còn làm cho vết thương lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm quá trình phục hồi.
  • Không sử dụng các phương pháp xử lý chưa được kiểm chứng theo kinh nghiệm dân gian, không thoa cồn, rượu sẽ tăng biểu hiện phù nề, đôi khi còn khiến các tổn thương lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và khả năng hồi phục lâu.

Chấn thương phần mềm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc.Các phương pháp nêu trên chỉ mang tính xử lý tạm thời nhằm hạn chế các chấn thương phần mềm tiến triển nặng hơn. Do vậy mà sau khi đã thực hiện các nguyên tắc nói trên, tốt nhất thì bạn nên đến gặp bác sĩ tại những cơ sở chất lượng được được thăm khám và kiểm tra kỹ hơn. Việc xử lý và can thiệp các chấn thương đúng cách trong thời gian sớm sẽ giảm các triệu chứng, làm cho tổn thương nhanh chóng hồi phục. 

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts