Còi xương là một bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em. Bệnh có thể dẫn đến biến dạng xương, trẻ tăng trưởng còi cọc và chân có thể bị cong ra ngoài.Đây là một bệnh dễ điều trị, điều quan trọng là cần phát hiện sớm.Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị của bệnh còi xương qua bài biết dưới đây nhé.

 Còi xương là gì?

Còi xương (Rickets) là một dạng rối loạn thường gặp ở trẻ em, khiến xương bị mềm, yếu và dễ gãy hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do sự thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc Phospho trong cơ thể.

Khi có sự thiếu hụt các chất này, nồng độ calcium và phosphate trong máu giảm, cơ thể có thể sản xuất ra các hormone khiến giải phóng calcium và phosphate khỏi xương, gây còi xương và nhuyễn xương.

Đối tượng nguy cơ dễ bị còi xương

Bệnh còi xương có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em, nhất là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Lúc này, hệ thống xương của trẻ đang phát triển và chưa ổn định nên trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hơn nữa, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu sinh sống ở những nơi thiếu ánh nắng, chế độ dinh dưỡng thiếu chất. 

  • Da sẫm màu:có nhiều sắc tố melanin làm giảm khả năng sản xuất vitamin D từ ánh sáng mặt trời của da.
  • Mẹ thiếu vitamin D khi mang thai
  • Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Sinh non:thường có lượng vitamin D thấp hơn vì có ít thời gian nhận được vitamin từ mẹ trong quá trình thai nhi.
  • Do rối loạn di truyền

Nguyên nhân bệnh Còi xương

Xem thêm

Thiếu vitamin D

Phần lớn các trường hợp còi xương xảy ra do cơ thể thiếu hụt vitamin D. Theo nghiên cứu, vitamin D, Canxi và Phospho là những thành phần chính tham gia vào quá trình hình thành xương. Trong đó, vitamin D có vai trò giúp cơ thể hấp thụ Canxi và Phospho. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, hàm lượng Canxi, Phospho trong máu giảm, cơ thể có thể sẽ lấy những dưỡng chất này từ xương để phục vụ cho các hoạt động sống. 

Trẻ không nhận đủ vitamin D từ hai nguồn này có thể bị thiếu hụt:

  • Ánh nắng. Da của trẻ sẽ sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. 
  • Đồ ăn. Dầu cá, lòng đỏ trứng và các loại cá béo như cá hồi, cá thu đều chứa vitamin D. 
Doctor giving injection to boy

Hấp thụ kém

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin D của cơ thể bẩm sinh như:

  • Bệnh celiac: bệnh do phản ứng miễn dịch tại ruột non khi ăn thức ăn có chứa gluten gây phá hủy niêm mạc ruột non, ngăn chặn hấp thụ dinh dưỡng.
  • Bệnh viêm ruột: các rối loạn đường ruột gây ra tình trạng viêm nhiễm mạn tính của đường tiêu hoá.
  • Vấn đề về thận
  • Bệnh xơ nang

 

 

Bệnh celiac là một trong số nguyên nhân gây còi xương

  • Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2, một protein vận chuyển canxi tạo xương hay thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương.

Triệu chứng bệnh Còi xương

  • Tại xương sọ: Thóp chậm liền (hơn 1 tuổi mà thóp còn rộng), bờ thóp mềm, vòng đầu to, có bướu trán, bướu đỉnh. Trẻ chậm mọc răng, răng sâu, mọc không đều nhau.
  • Đau hoặc yếu ở xương cánh tay, chân, xương chậu và cột sống
  • Trẻ tăng trưởng kém, chậm lớn.
  • Tầm vóc thấp (người lớn cao dưới 1,52m).
  • Biến dạng răng như chậm mọc răng, lỗ trên men răng, áp xe răng, khiếm khuyết trong cấu trúc răng, sâu răng xuất hiện nhiều hơn…
  • Tại xương chi: Chi cong,vòng cổ chân, vòng cổ tay. Lồng ngực hình ngực gà, có thể có chuỗi hạt sườn.
  • Trẻ thường hay giật mình, ngủ không sâu giấc, hay vã mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm) dẫn đến rụng tóc gáy nhiều,Tụt canxi, co giật, nôn mửa.

Biến chứng nguy hiểm của còi xương

Nếu tình trạng còi xương không được khắc phục có thể gây hâu quả nghiêm trọng như :

  • Các dị tật về xương
  • Đau xương mạn tính.
  •  Xương dễ gãy
  • Không phát triển bình thường.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu con bạn hoặc những người thân trong gia đình có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh còi xương như:

  • Đau xương.
  • Chậm phát triển.
  • Yếu cơ.
  • Gặp các vấn đề về xương và răng.
  • Tay chân teo nhỏ quá mức, bất thường cột sống hoặc xương chậu.

Chẩn đoán bệnh còi xương

  • Khám lâm sàngbằng cách sờ và ấn vào để kiểm tra độ mềm hoặc đau ở xương.
  • Xét nghiệm máucó thể thấy nồng độ hormone tuyến cận giáp và phosphat kiềm (ALP) cao, đồng thời nồng độ canxi, phospho và chỉ số đánh dấu mức vitamin D thấp.
  • Xét nghiệm nước tiểu (calci niệu).
  • Sinh thiết xương.
  • Chụp X quang xương để phát hiện các dị tật về xương 

Phương pháp điều trị còi xương hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

  • Tắm nắng thường xuyên vào buổi sángcho trẻ,Thời gian tắm nắng chỉ nên dao động trong khoảng 15-30 phút/ lần và trong khung giờ 8-9 giờ sáng vì lúc này, cường độ tia UVB trong ánh nắng đủ mạnh để kích hoạt phản ứng tổng hợp vitamin D3 trên da trẻ.
  •  Bổ sung 400 UI Vitamin D3 hàng ngày cho trẻ cho đến khi trẻ hết các triệu chứng. 
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiềuthực phẩm giàu canxi và vitamin D như cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa, phô mai,… vào bữa ăn hàng ngày.
  • Nếu có biến dạng xương, có thể cầnsử dụng đến các nẹp cố định xương, trường hợp nặng có thể cần phải phẫu thuật chỉnh xương.

Phương pháp phòng ngừa còi xương hiệu quả

Để phòng tránh còi xương, cần chú ý đến việc bổ sung đủ canxi và vitamin D cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ thông qua các biện pháp sau:

Phòng ngừa còi xương cho trẻ ngay từ trong giai đoạn thai kỳ: Phụ nữ đang mai thai có nhu cầu canxi cao gấp 3 lần so với bình thường, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, mẹ nên chú ý theo dõi hàm lượng vitamin D cung cấp cho cơ thể mỗi ngày và bổ sung với liều lượng phù hợp.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh

 Cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương .

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D: Một số thực phẩm mẹ nên cho vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu, rau xanh, ngũ cốc, hạnh nhân, nước ép trái cây, nước cam,…
  • Nếu bị kém hấp thu vitamin D do rối loạn chức năng thận, cần điều trị ngay lập tức.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa bệnh còi xương. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!

 

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts