Xem thêm
Bệnh cúm khó chẩn đoán phân biệt với các siêu vi đường hô hấp khác do có cùng triệu chứng lâm sàng, có thể chia bệnh thành các thời kỳ như sau:
- Thời kỳ ủ bệnh:Từ khi siêu vi cúm A vào cơ thể bạn cho đến 24 – 48 giờ sau đó, có trường hợp kéo dài lên đến 3 ngày.
- Thời kỳ khởi phát:Bệnh nhân có các triệu chứng khởi phát cấp tính như sốt cao đột ngột 39 – 40 độ, có thể kèm theo rét run một hay nhiều lần hoặc chỉ ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi và cảm giác như kiệt sức. Bệnh nhân có thể ho với những cơn ngắn và không có đàm.
- Thời kỳ toàn phát
Có 3 đặc điểm điển hình:
-
- Một là sốt cao liên tục 39 – 40 độ, mặt đỏ bừng, chán ăn, lưỡi trắng, táo bón, tiểu ít, nước tiểu sậm màu. Bệnh nhân mệt lả, đuối sức rõ rệt.
- Hai là nhức đầu dữ dội và liên tục tăng từng đợt khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán hay vùng hốc mắt. Ngoài ra còn có triệu chứng đau cơ, đau khắp thân mình, có cảm giác nóng đau vùng trên xương ức.
- Ba là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng. Các triệu chứng này nổi trội và xuất hiện ngay ở các ngày đầu với những mức độ nặng nhẹ khác nhau.
- Ngoài ra, biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy có thể xảy ra ở trẻ em.
- Thời kỳ lui bệnh
Sốt thường kéo dài từ 2 – 5 ngày rồi giảm đột ngột. Phần lớn bệnh nhân hồi phục trong vòng 1 tuần. Một số ít người cao tuổi có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ kéo dài nhiều tuần trước khi hồi phục hoàn toàn.
Biến chứng bệnh cúm A
Cúm A thường tiến triển không quá nặng, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh lý về tim mạch, hô hấp hoặc các trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường sẽ trở nặng, có thể gây tử vong.
Biến chứng
- Viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim, đái tháo đường,…
- Viêm tai giữa, viêm xoang
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái.
- Với phụ nữ mang thai, nếu mắc cúm A có thể gây biến chứng viêm phổi và sẩy thai.
- Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi xuất hiện các triệu chứng: sốt, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho khan, sốt cao gây co giật, tức ngực. Nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh viện điều trị cúm A
Tại Hà Nội: Bệnh viện nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội,..
Cách chẩn đoán cúm A
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm A thường là nuôi cấy virus, chẩn đoán huyết thanh học, xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên, phản ứng chuỗi men RT-PCR, miễn dịch huỳnh quang.
- RT-PCR: Đây là phương pháp khá chuẩn xác để kiểm tra và phân loại virus cúm. Đối với phương pháp này trong vòng 4-6 giờ cho kết quả chính xác nhất. Hiện tại thường dùng xét này để chẩn đoán nhiễm cúm .
- Miễn dịch huỳnh quang: Có hiệu quả thấp hơn RT-PCR nhưng cho kết quả nhanh chỉ sau vài giờ nhận mẫu bệnh phẩm.
- Xét nghiệm nhanh (RIDTs): Có kết quả sau 10-15 phút nhưng không chính xác như các loại xét nghiệm cúm khác, do đó khi xét nghiệm cho kết quả âm tính, người bệnh vẫn có thể bị cúm. Thêm nữa, hiệu suất xét nghiệm còn tùy thuộc vào độ tuổi, thời gian mắc bệnh và chủng virus.
- Phân lập virus: Tuy không phải xét nghiệm sàng lọc, nhưng trong thời gian bệnh cúm hoạt động nên thực hiện trên những mẫu bệnh phẩm có được, thường ít làm trên lâm sàng vì đòi hỏi phòng vi sinh hiện đại.
- Xét nghiệm huyết thanh: Phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thường không phổ biến để phát hiện virus cúm ở người nhằm điều trị bệnh.
Cách điều trị bệnh cúm A
Các phương pháp điều trị cúm A thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại virus.
*Tại nhà:
Điều trị tại nhà là phương án thích hợp cho những người có triệu chứng nhẹ hoặc vừa và không có các yếu tố nguy cơ cao. Nếu mắc cúm A, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách:
- Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh tiếp xúc với người khác để không lây lan bệnh.
- Uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
- Dùng thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen nếu sốt cao hoặc đau nhức.
- Dùng thuốc giảm ho như codein hoặc dextromethorphan nếu ho quá nhiều.
- Dùng thuốc xịt mũi, thuốc giảm sưng niêm mạc mũi như pseudoephedrine hoặc phenylephrine nếu sổ mũi, nghẹt mũi.
- Súc miệng nước muối ấm để làm dịu và làm sạch cổ họng.
Tại cơ sở Y tế
Đối với những trường hợp nặng, người bệnh cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và phương pháp chữa trị kịp thời:
- Bạn có các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, đau ngực, chóng mặt, liệt, co giật hoặc tím da.
- Người có các bệnh nền như bệnh về tim mạch, hô hấp, tiểu đường, suy giảm miễn dịch hoặc phụ nữ đang trong thai kỳ.
- Điều trị tại nhà nhưng không thấy cải thiện sau 7 ngày.
Tại cơ sở y tế, bạn có thể được kê đơn thuốc kháng virus để ngăn chặn virus cúm A phát triển. Một số thuốc kháng virus phổ biến là oseltamivir, zanamivir, peramivir và baloxavir. Người bệnh cần dùng thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng để có hiệu quả cao nhất.
Phòng ngừa bệnh cúm A
- Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm:Vắc xin phòng cúm có thể giảm nguy cơ mắc cúm A và các biến chứng liên quan. Vắc xin này được khuyến cáo cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ cao.
Tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng tránh cúm an toàn nhất
- Uống thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ nếu tiếp xúc với người hoặc động vật bị nhiễm virus cúm:Thuốc kháng virus có thể ngăn ngừa hoặc giảm mức độ của bệnh nếu được dùng trong vòng 48 giờ kể từ khi tiếp xúc. Có hai loại thuốc kháng virus chính được dùng để phòng: oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza).
- Tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy vào thùng rác và tránh chạm vào mắt, mũi, miệng.
- Tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh hoặc động vật bị nhiễm virus cúm:Nếu phải tiếp xúc phải đeo khẩu trang, găng tay và áo choàng bảo hộ.
- Tránh đi đến những nơi có dịch cúm:Nếu phải đi đến nơi có dịch phải tiêm vắc xin phòng cúm trước khi đi và uống thuốc kháng virus khi đến nơi.
- Nâng cao sức khỏe và sức đề kháng:Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung vitamin C và các chất dinh dưỡng khác, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và hạn chế stress.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về Bệnh Cúm A, cũng như biết cách điều trị và phòng bệnh Cúm A hiệu quả. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến gia đình và bạn bè xung quanh bạn nhé!