Cúm mùa: Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
3 Tháng Một, 2025
Cúm mùa gây ra hơn 9-45 triệu ca mắc mới mỗi năm, với hơn 61.000 trường hợp tử vong (theo Thống kê của Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC).Bệnh cúm mùa là một bệnh đường hô hấp thường gặp trong mùa lạnh, tiến triển thường lành tính,tuy nhiên, cúm cũng có thể gây bệnh nặng và tử vong ở các nhóm nguy cơ cao.Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu cụ thể về bệnh lí cúm mùa qua bài viết dưới đây nhé!
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, do Influenza virus lây nhiễm vào mũi, họng và phổi. Tại Việt Nam, cúm mùa thường lưu hành quanh năm, nhưng có xu hướng tập trung vào mùa đông, xuân. Các chuyên gia cảnh báo, Thời gian chính xác của cúm mùa khác nhau và thường bắt đầu gia tăng vào tháng 10, và đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 12. Kể từ khi đại dịch COVID bắt đầu, thời gian diễn ra bệnh cúm mùa khó dự đoán hơn.
Tại Việt Nam, bệnh cúm thường gây ra bởi virus cúm chủng A, B, C, trong đó chủng hay gặp nhất ở người là chủng B và C.
Chủng cúm A có khả năng gây nhiễm các loài động vật có vú (Lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm. Nhìn chung, các virus cúm động vật không có khả năng gây bệnh cho người, trừ khi nó đã thích ứng với người hoặc tái tổ hợp với virus cúm người.
Chủng cúm B và C chỉ gây bệnh ở người. Đối với bệnh cúm mùa, người bệnh thể điển hình, hoặc thể nhẹ cũng chính là ổ chứa virus.
Triệu chứng cúm mùa
Sốt hoặc cảm giác rét run.
Ho kéo dài.
Đau họng rát.
Tắc nghẽn mũi hoặc chảy nước mũi liên tục.
Đau cơ và mệt mỏi chung toàn thân.
Đau đầu dữ dội.
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Nôn mửa và tiêu chảy, đặc biệt phổ biến ở trẻ em.
Các trường hợp nặng có thể tiến triển đến các triệu chứng:
Khó thở;
Nhịp tim nhanh;
Hạ huyết áp.
Ở các trường hợp nặng, có thể cần can thiệp hỗ trợ hô hấp trong vòng ít nhất 48 giờ.
Hầu hết các triệu chứng của bệnh cúm sẽ dần biến mất sau khoảng 4-7 ngày. Ho khan, mệt mỏi phần lớn kéo dài hàng tuần bên cạnh việc bị sốt đi sốt trở lại.
Nếu các triệu chứng cúm dần trở nên nặng hơn hoặc dai dẳng, không có dấu hiệu giảm bớt sau 1 tuần – sốt kéo dài hơn 3 ngày – thì bạn cần đến gặp bác sĩ. Nguy hiểm hơn là khi người bệnh cảm thấy khó thở, tức ngực, mất ý thức, co giật, có dấu hiệu mất nước (như tiểu ít, không tiểu) – lúc này cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức
Bệnh cúm mùa có lây không?
Xem thêm
Cúm mùa có khả năng lây truyền nhanh qua đường hô hấp, qua đường giọt bắn khi nói chuyện, hắt hơi hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh. Thậm chí, bệnh có khả năng lây lan trước khi biểu hiện triệu chứng 1 ngày.
Biến chứng nếu không kịp thời điều trị
Bệnh cúm mùa nếu không được điều trị hoặc điều trị quá muộn có thể khiến bệnh chuyển biến nặng và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, nguy hại tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Nếu không được điều trị, người mắc có khả năng đối mặt với các biến chứng bệnh cúm mùa như viêm phổi, suy hô hấp, suy giảm hệ miễn dịch, viêm não thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Chẩn đoán bệnh cúm mùa
Một số xét nghiệm nhằm phát hiện vi rút cúm trong bệnh phẩm hô hấp như:
RT-PCR: Là phương pháp có độ đặc hiệu cao và đặc trưng nhất để kiểm tra và phân loại virus cúm. Phương pháp này cho ra kết quả trong vòng 4-6 giờ.
Bệnh cúm thường tự khỏi tự nhiên sau 5-7 ngày mà không cần thuốc điều trị. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể điều trị các triệu chứng của cúm mùa bằng một số loại thuốc.
Thuốc kháng virus:oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza) và peramivir (Rapivab).
Hạ sốt: paracetamol
Thuốc co mạch như Oxymetazoline, Xylometazoline, Naphazolin,… để nhỏ mũi giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Lưu ý, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của y bác sĩ bởi mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với độ tuổi khác nhau và tình trạng khác nhau.
Nếu như người bệnh xuất hiện các triệu chứng ho nhẹ không đáng kể thì không cần dùng thuốc bởi triệu chứng này sẽ giúp tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Trường hợp ho khan có thể dùng Dextromethorphan, codein,… Nếu như ho khan kèm theo sổ mũi, ngạt mũi người bệnh cần dùng phối hợp với một số thuốc như Decolsin, Atussin, Rhumenol,…
Kháng sinh: chỉ dùng khi có nhiễm trùng
oresol bù điện giải
tăng đề kháng: thymomodulin,ZN, vitamin c, 3b
Phòng bệnh cúm mùa bằng cách nào?
Thời điểm mùa đông là thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, dự kiến số người mắc bệnh sẽ tăng cao vào mùa đông tới, nên cần tăng cường các biện pháp phòng chống:
Tiêm vắc xin phòng cúm mùa hằng năm là phương pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Vắc xin cúm có hiệu quả phòng bệnh lên đến 90%, giảm tỷ lệ tử vong và nguy cơ biến chứng, diễn tiến nặng khi đồng nhiễm cúm và các tác nhân gây bệnh khác.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
Nên tự theo dõi sức khỏe hằng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm. Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1m nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus; mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Khi có biểu hiện như: sốt, ho, đau ngực, khó thở và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Cúm mùa là bệnh lý lành tính, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan với bệnh. Vì sức khỏe của bản thân và gia đình hãy chăm sóc và phòng ngừa bệnh đúng cách, tăng đề kháng hệ miễn dịch tốt nhé!