Xem thêm
Do mạch máu bị chèn ép: Các mạch máu chèn lên dây thần kinh số 5 ở gốc của dây thần kinh là nguyên nhân chính gây đau.Áp lực này thường tác động lên vị trí dây đi vào thân não, qua hạch Gasserian
=>Làm mòn lớp vỏ myelin bảo vệ bên ngoài khiến tín hiệu thần kinh truyền đi không kiểm soát.
Do các khối u chèn ép:
+ U thần kinh: Khối u to lên, đè vào các thành phần xung quanh, gây tình trạng đau dây thần kinh nặng dần.
+ U nang: Thường không tăng lên nhanh nhưng làm tăng thể tích trong hộp sọ, gây triệu chứng khi chèn lên dây thần kinh.
+ Dị dạng động tĩnh mạch: Một đoạn bất thường trên đường đi của mạch máu có thể tạo phình mạch.
+ Bệnh đa xơ cứng (MS): Bệnh mạn tính, lâu dài ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương.
+Do virus:đau dây thần kinh số V đặc hiệu (ticdouloureux) là do một loại nhiễm trùng virus âm ỉ tại các nhánh dây thần kinh sọ ngoại biên hoặc tại hạch Gasser gây nên.
Đau dây thần kinh số 5 có biểu hiện như thế nào?
+ Cơn đau dữ dội, đau nhói giống như bị điện giật.
+ Cơn đau xuất hiện tự nhiên, đột ngột hoặc sau các tác động như chạm vào mặt, nhai, nuốt, nói hoặc đánh răng…
+ Cảm giác đau đi kèm co rút cơ vùng mặt.
+ Đau thường ở 1 bên mặt, tập trung tại một điểm cố định hoặc lan rộng xung quanh điểm đau ban đầu.
* Thời gian:
+ Cơn đau ngắn, chỉ kéo dài trong vài giây nhưng đôi khi xuất hiện liên tiếp khiến cho cơn đau kéo dài hơn trong khoảng vài phút.
+ Tái diễn kéo dài vài ngày – vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn
+ Đau nhiều về ban ngày khi cử động vùng mặt nhiều. Hiếm khi xảy ra vào ban đêm khi người bệnh nghỉ ngơi.
* vị trí:
+ Má, hàm, răng, lợi, môi hoặc ít gặp hơn là mắt và trán.
+ Đau thường ở 1 bên mặt, tập trung tại một điểm cố định hoặc lan rộng xung quanh điểm đau ban đầu.
Bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian gây đau thường xuyên hơn và dữ dội hơn
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đi gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu dưới đây:
- Đau vùng mặt xuất hiện đột ngột hoặc khi cười, nói, ăn uống gây ảnh hưởng sinh hoạt.
- Đau cố định tại một vùng mặt hoặc lan ra xung quanh.
- Đau thường xuyên tái đi tái lại.
- Đáp ứng kém với thuốc giảm đau.
Chẩn đoán Đau dây thần kinh V
Chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh cần kết hợp cả lâm sàng và các biện pháp cận lâm sàng:
– Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử, triệu chứng bệnh Lâm sàng của bạn : thời gian bị bệnh, hoàn cảnh khởi phát cơn đau, tính chất cơn đau cũng như tiền sử bệnh trước đây với mục đích định hướng chẩn đoán và nguyên nhân bệnh.
– Thăm khám hệ thần kinh để kiểm tra vùng bị đau và kiểm tra phản xạ giúp nhận định các triệu chứng đau do chèn ép dây thần kinh hay bởi nguyên nhân khác.
– Cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI) để tìm kiếm nguyên nhân gây thần kinh sinh ba như phát hiện khối u, dị dạng mạch máu
* Nơi khám bệnh ;Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện 103.
Các phương pháp chữa bệnh đau dây thần kinh số 5
* Điều trị Nội Khoa:
- Thuốc chống co giật bao gồm carbamazepine, gabapentin, pregabalin…
=> Giúp kiểm soát cơn đau, giảm tần suất cơn
+ Tác dụng phụ: chóng mặt, buồn nôn, lú lẫn và buồn ngủ
-> Bắt đầu với liều thấp, sau đó điều chỉnh liều cho tới khi đạt tác dụng mong muốn. Nếu theo thời gian, thuốc dần mất tác dụng thì họ tăng liều hoặc đổi sang thuốc khác cho bạn.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng bao: amitriptyline hoặc nortriptyline => Giúp giảm các triệu chứng đau dây thần kinh số 5 không điển hình.
- Thuốc giãn cơ: baclofen có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với carbamazepine.
- Tiêm độc tố botulinum (botox) => Giúp giảm đau do dây thần kinh số 5 ở những bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp với thuốc.
*Điều trị ngoại khoa bằng các thủ thuật và phẫu thuật:
+ Chỉ định : khi thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn theo thời gian
+ Tác dụng:giúp ngăn chặn triệu chứng trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Can thiệp phá hủy hạch Gasser qua da bằng tiêm cồn, tia xạ hoặc dùng sóng siêu cao tần
+ Can thiệp không phá hủy bằng phẫu thuật giải ép mạch máu – thần kinh
* Liệu pháp bổ sung:
– Tập yoga: giúp thư giãn đầu óc vừa giúp thả lỏng các khối cơ, giảm áp lực lên hệ thần kinh của bạn.
– Tập thiền định: dành thời gian 30 phút – 1 giờ trước khi đi ngủ hoặc vào mỗi buổi sáng sớm để thiền =>vừa giúp thả lỏng tinh thần, cải thiện hoạt động của não bộ.
– Dầu thơm: có tác dụng thư giãn đầu óc, giảm thiểu căng thẳng.
– Bài tập thể dục vận động nhẹ nhàng.
+ Đông y : Châm cứu, xoa bóp…
– Bổ sung vitamin: Bác sĩ khuyên dùng các vitamin nhóm B để cải thiện triệu chứng thần kinh.
– Chế độ dinh dưỡng: Thực phẩm tươi sạch, bổ sung nhiều rau xanh và ăn nhiều hoa quả tươi hàng ngày.
*THUỐC THAM KHẢO