Bất kỳ một triệu chứng đau nhức nào xảy ra cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang ở trạng thái bất ổn. Nhiều người trưởng thành gặp phải tình trạng đau quai hàm với các triệu chứng như đau bên trong, đau quanh vùng tai, cứng quai hàm, đau khi nhai, nhức đầu… Do đó cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp chữa trị hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng đau khớp hàm , nguyên nhân và cách chữa trị qua bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng của đau khớp hàm bên trái

Khi cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng sau, rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng đau quai hàm trái dưới tai: 

  • Hàm bị đau hoặc cứng hàm
  •  Đau nhức ở bên trong hoặc xung quanh vùng tai
  • Gặp khó khăn hoặc khó chịu trong quá trình ăn nhai,
  • Khi mở miệng nhai thức ăn nghe thấy tiếng lạch cạch ở khớp hàm.
  • Đau nhức vùng mặt
  • Khớp bị cứng, rất khó để há hoặc khép miệng lại
  • Đau đầu, mỏi cổ, đau tai.
  • Khuôn mặt có thể sưng to ở vị trí khớp đau.

Những nguyên nhân dẫn đến đau khớp hàm

Trong hầu hết các trường hợp thì tình trạng bị đau quai hàm gần tai xuất hiện do khớp hàm bị chấn thương hoặc đang mắc phải các vấn đề phát sinh tại bộ phận này.Các yếu tố khiến bạn bị đau quai hàm gần tai  gồm:

Viêm khớp thái dương hàm

Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng đau quai hàm bên trái. Bạn có thể bị viêm khớp thái dương hàm bởi các nguyên nhân phát sinh cùng lúc như: 

  • Cơn đau tới từ các cơ kiểm soát hoạt động của hàm
  • Khớp hàm bị kích ứng, chấn thương
  • Thoái hóa đĩa đệm hỗ trợ chuyển động của hàm
  • Viêm khớp đĩa đệm bảo vệ khớp hàm
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ
  •  Siết chặt hàm mỗi khi căng thẳng hay lo lắng
  •  Khớp hàm thường xuyên bị chấn thương bởi nhiều nguyên do như chơi thể thao, hay bị té, va đập…

Các vấn đề về xoang

Xoang là những hốc xương rỗng thuộc nhóm xương sọ. Một số chúng nằm ở vị trí gần khớp hàm. Khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng xoang có thể lan sang khớp hàm, gây đau nhức quai hàm. 

Đau dây thần kinh

Đau một bên hàm có thể là dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh sinh ba nguyên nhân là từng bị chấn thương hoặc bất thường trong não. Đặc biệt, đau dây thần kinh sinh ba thường gặp ở phụ nữ và những người trên 50 tuổi. Triệu chứng phổ là đau dữ dội ở một bên mặt khi chạm và cử động, gây co giật vùng mặt, con đau có thể kéo dài hoặc vài giây, nếu không được chữa trị mức độ sẽ tăng theo thời gian.

Vấn đề về răng

Đau một bên hàm có thể bắt nguồn từ răng như sâu răng, nghiến răng hoặc mọc răng khôn, áp xe răng… Các triệu chứng về răng làm đau hàm có thể kể đến như đau nhức từng cơn hoặc kéo dài, chảy máu nướu răng, loét miệng, sưng mặt và đau răng một lúc,….

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương là một dạng nhiễm trùng xương khi vi khuẩn xâm nhập vào xương. Xương hàm là vị trí dễ bị nhiễm trùng sau các cuộc phẫu thuật nha khoa.

Phương pháp điều trị đau quai hàm bên trái

Xem thêm

Sử dụng máng nhai để bảo vệ miệng

Điều trị máng nhai vừa có tính bảo tồn, vừa có thể theo dõi đáp ứng bệnh với liệu pháp một cách an toàn nên rất phổ biến. 

Mục đích chính của biện pháp này là ngăn chặn thói xấu nghiến răng khi ngủ của bạn, từ đó thuyên giảm cơn đau cơ hàm. 

Uống thuốc giãn cơ

Nếu cơn đau bạn gặp phải không có dấu hiệu cải thiện khi đã đeo máng nhai thì bác sĩ có thể sẽ kê thêm toa thuốc giãn cơ để giúp thư giãn nhóm cơ hàm. 

Phẫu thuật hàm

Trong trường hợp hiếm gặp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật hàm để khắc phục các vấn đề liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm. Đây cũng là giải pháp cuối cùng để thực hiện điều trị đau quai hàm bên trái, chủ yếu dành cho những người bị đau nghiêm trọng hoặc cơn đau phát sinh do cấu trúc khớp hàm gặp vấn đề.

Mẹo để giảm đau khớp hàm

Nếu bị đau nhẹ người bệnh có thể không cần điều trị y tế, vì hầu hết các nguyên nhân không nghiêm trọng. Để làm giảm cơn đau nhức, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

  • Chườm ấm hoặc đá: Đặt vài viên đá vào khăn bông áp lên mặt khoảng 10 phút. Một cách khác là bạn lấy khăn ngâm vào nước ấm vắt khô chườm vào vùng hàm bị đau.
  • Dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như ibuprofen hay paracetamol có thể giảm đau tạm thời. Nếu muốn tăng lượng thuốc giảm đau nên gặp bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
  • Hạn chế dùng hàm: Những thực phẩm dai giòn, cần nhai nhiều sẽ tạo áp lực cho cơ hàm nên hạn chế nhai nhiều.
  • Massage cho cơ hàm: Biện pháp này giảm căng cơ hàm, có hiệu quả đối bệnh viêm khớp thái dương hàm. Sử dụng 2 ngón tay ấn vào vùng hàm và xoa bóp khoảng 5 – 10 phút rồi thử cử động miệng. Ngoài ra masage cơ ở cổ cũng giảm đau nhức, căng thẳng cơ hàm

Cách phòng tránh tình trạng đau quai hàm 

Dưới đây là một số cách tránh cơn đau quai hàm bạn có thể tham khảo:  

  • Nếu bạn bị lên cơn đau quai hàm, hãy tránh nhai kẹo cao su hoặc cắn các vật cứng (như móng tay hoặc bút bi). Tránh ăn các loại thực phẩm cứng hoặc dai.
  • Khi bạn ngáp, hãy sử dụng tay để đỡ hàm dưới của mình. 
  • Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, hãy tìm tới nha sĩ càng sớm càng tốt. 
  • Khi ăn không nên nhai ở một bên hàm, phải nhai đều hai bên hàm.
  •  Thường xuyên duy trì hàm ở tư thế nghỉ ngơi, học cách thư giãn cơ quai hàm.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như cách khắc phục bệnh đau khớp hàm bên trái. Hy vọng thông tin hữu ích cho các bạn để phòng chống hay phát hiện, điều trị kịp thời.Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts